Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong tù.. Câu 4: Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì?. PHẦN TỰ LUẬN: 8 đ
Trang 1UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Tác phẩm nào thuộc thể thơ trữ tình?
A Nhớ rừng, Khi con tu hú, Ngắm trăng B Thuế máu, Nước Đại Việt ta
C Bàn luận về phép học, Đi bộ ngao du D Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô
Câu 2: Chủ đề của bài thơ “Khi con tu hú” là gì?
A Tình yêu quê hương đất nước
B Tâm trạng của người tù cách mạng
C Miêu tả cảnh sắc quê hương và tiếng tu hú kêu
D Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong tù
Câu 3: Nhận xét nào không đúng với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
A.“Quê hương” là sự mở đầu cho nguồn cảm hứng viết về quê hương của Tế
Hanh
B.“Quê hương” thể hiện tình cảm quê hương tha thiết, trong sáng của nhà thơ
Tế Hanh
C “Quê hương” là một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền
biển
D “Quê hương” mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
Câu 4: Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ?
A Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn
B Giúp cho việc trình bày luận điểm chặt chẽ hơn
C Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn
D Giúp cho bài nghị luận chặt chẽ, dễ hiểu
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất về nội dung chủ yếu văn bản “Thuế
máu”?
A Vạch trần thủ đoạn của chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc
B Tố cáo chính sách thuế khoá hà khắc của thực dân trong khi cai trị các nước thuộc địa
C Nói lên nỗi khổ của những người bị bắt đi lính cũng như nỗi bất công mà họ phải gánh chịu khi chiến tranh kết thúc
D Thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh, yêu chuộng hoà bình, chia sẻ những đau thương mất mát của người dân thuộc địa trong chiến tranh
Câu 6: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A Giải bày tình cảm của người viết B Ban bố mệnh lệnh của nhà vua
C Miêu tả phong cảnh, kể về sự việc D Kêu gọi, cổ vũ phong trào đấu
tranh của nhân dân
Câu 7: Tác phẩm nào có nội dung khẳng định chủ quyền của dân tộc ta?
A.Tụng giá hoàn kinh sư B Hịch tướng sĩ
Trang 2C Nam quốc sơn hà D Thuật hoài.
Câu 8: Một trong những cảm hứng chung của hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?
A Nhớ tiếc quá khứ B Thương người và hoài cổ
C Coi khinh cuộc sống tầm thường hiện tại D Đau xót và bất lực
II PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: (2điểm) Hãy trình bày đặc điểm hình thức và các chức năng của câu
trần thuật ? Qua đó, em có nhận xét gì về chức năng của câu trần thuật ?
Câu 2: (6 điểm) Niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua hai bài thơ
“Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu)
Trang 3
-UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 8
I PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Mỗi câu đúng: 0.25 đ
II PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1 : (2điểm )
- Đặc điểm: Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn,
cầu khiến, cảm thán
- Chức năng của câu trần thuật :Dùng để kể, thông báo , nhận định, miêu tả, yêu
cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, (1 đ)
- Nhận xét:
+ Đây là kiểu câu cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp
+ Câu trần thuật vốn hội tụ những chức năng chính của những kiểu câu khác -> đa chức năng.(1 đ)
Câu 2: (6 điểm) Niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua hai bài thơ
“Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu)
1.- Yêu cầu của đề:
- Về nội dung : Làm rõ sự giống và khác nhau về niềm khao khát tự do của hai nhân vật trữ tình trong hai bài thơ
- Về thể loại : Nghị luận
2.- Dàn ý :
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm của hai bài thơ
- Nêu vấn đề cần nghi luận: Sự giống và khác nhau về niềm khao khát tự do trong hai bài thơ
Thân bài:
1.- Sự giống nhau:
- Đều là nỗi khao khát tự do đến cháy bỏng (dẫn chứng)
- Tâm trạng cô đơn, uất hận khi bị giam cầm, mất tự do (dẫn chứng)
2.- Sự khác nhau:
- “Nhớ rừng” (Thế Lữ) thể hiện sự bất lực, chán ngán, đành chấp nhận thực tại
của con hổ trong vườn bách thú khi bị giam cầm Nó chỉ biết năm dài chờ thời gian trôi qua, gặm nhấm nỗi căm hờn và theo đuổi giấc mộng ngàn của ngày xưa trong
niềm tiếc nhớ không nguôi (dẫn chứng)
- “Khi con tu hú” (Tố Hữu) Thể hiên tâm trạng của người chiến sĩ trẻ bị giặc
bắt vào tù Dù bị tù đày nhưng người chiến sĩ vẫn mang trong mình niềm khao khát, hi
vọng và quyết tâm phá tan ngục tù, xiềng xích (dẫn chứng)
Kết bài:
- Cả hai bài thơ đều hay và giàu cảm xúc
Trang 4- Đều thể hiện niềm khao khát tự do đến mãnh liệt, cháy bỏng và lòng yêu nước của hai nhà thơ Tạo ra sức lan tỏa trong trái tim của biết bao thế hệ người đọc
* Lưu ý : Khi phân tích cần nêu được các biện pháp nghệ thuật trong các câu thơ
đưa ra làm dẫn chứng; một bài là thơ mới lãng mạn, một bài là thơ mới cách mạng
* Biểu điểm:
Điểm 5- 6 : Hiểu văn bản, vận dụng tốt kiến thức đã học về văn nghị luận
cũng như hai bài thơ để làm bài, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, sai không quá 5 lỗi các loại
Điểm 3- 4: Hiểu văn bản, vận dụng tương đối tốt kiến thức đã học để làm bài,
trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt có thể chưa tốt, đôi chỗ còn diễn xuôi nội dung, sai không quá 10 lỗi các loại
Điểm 2: Trình bày còn thiếu ý, diễn đạt còn vụng, sai không quá 15 lỗi các loại Điểm 1: Tỏ ra chưa hiểu văn bản, chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài ,
còn thiếu nhiều ý , nhiều chỗ kể lại nội dung văn bản, bài viết chưa có bố cục mạch lạc, còn mắc nhiều lỗi các loại
Điểm 0: Viết một vài dòng hoặc bỏ giấy trắng.
Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kĩ năng
diễn đạt và trình bày của học sinh Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung và hình thức trình bày, chữ viết, chính tả ) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của các
em
Khuyến khích những bài có khả năng sáng tạo tốt.
HẾT