Câu 2 6 điểm Qua các văn bản: Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng đã gợi lên cho em điều gì về sự cảm thông, tình thương yêu với những con người nghèo khổ, bất hạ
Trang 1PHÒNG GD & ĐT SA PA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THCS
NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang, 03 câu)
Câu 1 (2 điểm)
Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:
“…Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu ”
(Trích Ông đồ)
a Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?
b Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
c Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ?
Câu 2 (6 điểm)
Qua các văn bản: Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng đã gợi lên cho em điều gì về sự cảm thông, tình thương yêu với những con
người nghèo khổ, bất hạnh? Hãy trình bày điều đó bằng một bài viết khoảng 10 đến 15 dòng.
Câu 3 (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng “Chị Dậu là hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám” Qua văn bản
“Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hết
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2PHÒNG GD & ĐT SA PA
(Đáp án gồm có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1: ( 2 điểm)
b Các trường từ vựng:
điểm)
điểm)
c Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: (1,0 điểm)
Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu)
Câu 2 (6 điểm)
- Thấy và cảm nhận được nỗi cay đắng, tủi cực, số phận đau thương của những con người nghèo khổ, bất hạnh Từ đó cũng cho ta hiểu rõ hơn về phẩm chất tốt đẹp, khát vọng vươn tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người (1,5 điểm)
- Gợi cho mỗi người chúng ta sự cảm thông với nỗi đau của con người, các câu chuyện như lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần có tấm lòng yêu thương, trân trọng, sẻ chia với những người nghèo khổ, bất hạnh (1,5 điểm)
* Hãy trình bày điều đó bằng một bài viết ngắn (10 đến 15 dòng tờ giấy thi) (3,0 điểm)
Học sinh dựng đoạn văn biểu cảm trình bày lại nhưng nội dung trên đây
Yêu cầu:
- Học sinh trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những nội dung trên bằng một bài viết ngắn gọn (10 đến 15 dòng tờ giấy thi)
- Bài viết có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, thể hiện được những nội dung cơ bản như trên, có liên hệ thực tế và nêu trách nhiệm của bản thân với việc giúp đỡ người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn
Câu 2(12 điểm)
1 Hình thức: Trình bày rõ ràng, khoa học, lôgic, lời văn xúc tích, câu từ trong
sáng Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm (1 điểm)
2 Nội dung:
Trang 3Mở bài: Gới thiệu nhận định: Chị Dậu là hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất
và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1,5 điểm)
Thân bài:
- Chị Dậu là hình tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (2,5 điểm)
+ Là một người giàu tình thương: ân cần chăm sóc chồng con
+ Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng
- Chị Dậu là hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1,0 điểm)
- Cuộc sống nghèo khổ " hạng cùng đinh nhất, nhì trong làng'' (1,0 điểm)
- Bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm có thể bị bắt lại, dứt ruột bán con, bán
chó Chị Dậu lâm vào cảnh đường cùng đau đớn (3,0 điểm)
- Bức chân dung của Chị Dậu tô đậm giá trị hiện thực, nhân đạo trong tác phẩm thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả với số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1,5 điểm)
Kết bài: Khẳng định nhận định vừa phân tích nêu cảm nghĩ của bản thân về
hình tượng nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm (1,5 điểm)
*Lưu ý: điểm toàn bài là tổng số điểm hai câu cộng lại, không làm tròn số.
===================Hết=================