1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (69)

3 520 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38,29 KB

Nội dung

Trường THCS Lê Ngọc Hân Năm học: 2007-2008 Đề thi học kỳ I - môn ngữ văn lớp 8 Thời gian: 90 phút I. Phần trắc nghiệm: (2,5đ) Hãy đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi dưới đây bằng phương án đúng nhất: “ Em quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em. - Bà ơi ! Em bé reo lên, cho cháu đi với ! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nôen ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao ! Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng, nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi ! Cháu van bà, bà xin thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu ”. 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? A. Chiếc lá cuối cùng. C. Hai cây phong. B. Cô bé bán diêm. D. Đôn ki hô tê. 2. Đoạn văn có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, biểu cảm. C. Biểu cảm, nghị luận. B. Biểu cảm, miêu tả. D. Tự sự, miêu tả. 3. Ý nào nói lên nội dung chính của đoạn văn trên? A. Nỗi khao khát được sống mãi bên bà của cô bé. B. Nỗi nhớ của cô bé với bà. C. Cô bé cầu xin với thượng đế để bà cô được trở về với cô. D. Cô bé muốn giải thoát khỏi cuộc sống khổ cực của mình. 4. Các tình thái từ gạch chân trong đoạn văn trên thuộc nhóm nào? A. Tình thái từ cầu khiến. C. Tình thái từ cảm thán. B. Tình thái từ nghi vấn. D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. 5. Câu “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. “Buồn” theo một nghĩa khác ở đây là nghĩa nào? A. Buồn vì lão Hạc đã chết thật thương tâm. B. Buồn vì con người tốt như lão Hạc tại sao phải chết. C. Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ, bất công. D. Vì cả ba điều trên. 6. Từ nào có thể thay thế được từ “bất thình lình” trong câu: “Chẳng hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”? A. Nhanh chóng. C. Dữ dội. B. Đột ngột. D. Quằn quại. 7. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? A. Rũ rượi. C. Xộc xệch. B. Hu hu. D. Vật vã. 8. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? A. Vật vã. C. Xôn xao. B. Rũ rượi. D. Xộc xệch. 9. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Lão Hạc yên lòng mà nhắm mắt. B. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. C. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. D. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. 10. Trong các văn bản đã học, văn bản nào được coi là văn bản nhật dụng? A. Tôi đi học. C. Chiếc lá cuối cùng. B. Ôn dịch, thuốc lá. D. Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông. II. Phần tự luận: (7,5đ) Câu 1: (2,5đ) Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) ghi lại cảm nhận của em về bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” trong văn bản cùng tên của Ô Henri. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép. Câu 2: (5đ) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Kể lại một việc làm của em khiến thầy (cô) giáo phải phiền lòng. Đề 2: Thuyết minh về một đồ dùng sinh hoạt gia đìn Trường THCS Lê Ngọc Hân Năm học: 2007-2008 Đáp án và biểu điểm chấm đề thi học kỳ I - môn ngữ văn lớp 8 Thời gian: 90 phút I. Phần trắc nghiệm: (2,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A A A D B B C D B II. Phần tự luận: (7,5đ) Câu 1: (2,5đ) * Hình thức: (0,5đ) - Đảm bảo đúng bố cục đoạn. - Trình bày nội dung cảm nghĩ mạch lạc. * Nội dung: (1,5đ) - Phát biểu được một vài cảm nghĩ về kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” (có thể từ cảm nghĩ về kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”, phát biểu thêm một vài cảm nghĩ về cụ Bơ men). - Nếu không phát biểu về kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” mà lạc sang phát biểu cảm nghĩ về cụ Bơ men (không cho điểm nội dung). * Sử dụng câu ghép, gạch chân (0,5đ). Câu 2: (5đ) Cả hai đề: * Hình thức: (1đ) - Viết đúng thể loại. - Bố cục mạch lạc, có tách đoạn. - Hành văn lưu loát, chữ viết sạch sẽ, không sai quá 5 lỗi chính tả. - Có kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm (đề 1). * Nội dung: (4đ) Đề 1: Kể được việc làm của em khiến thầy cô phải phiền lòng một cách sáng tạo linh hoạt: nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Đề 2: Phải thuyết minh được: lịch sử ra đời; đặc điểm, cấu tạo; công dụng; cách sử dụng và bảo quản. * Chú ý: Mở (0,5đ); Kết (0,5đ); còn phần Thân bài: giáo viên linh hoạt. . Trường THCS Lê Ngọc Hân Năm học: 2007-2008 Đề thi học kỳ I - môn ngữ văn lớp 8 Thời gian: 90 phút I. Phần trắc nghiệm: (2,5đ) Hãy đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi dưới đây bằng phương. Binh Tư hiểu. D. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. 10. Trong các văn bản đã học, văn bản nào được coi là văn bản nhật dụng? A. Tôi đi học. C. Chiếc lá cuối cùng. B. Ôn dịch, thuốc lá. D. Cảm tác. đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) ghi lại cảm nhận của em về bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” trong văn bản cùng tên của Ô Henri. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép. Câu 2: (5đ) Học sinh

Ngày đăng: 29/07/2015, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w