SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU MÔN : NGỮ VĂN; khối C,D. Ngày 08 tháng 3 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu I (2,0 điểm) “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” (Trích Vợ nhặt - Kim Lân) Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm) 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? (0,5 điểm) 3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó . (1,0 điểm) Câu II (3,0 điểm) Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi là một mất mát lớn cho dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế. Hàng triệu trái tim đã thổn thức khi đại tướng từ trần, đất nước chìm ngập trong nước mắt của nhân dân. Trong đó có không ít những học sinh, sinh viên, chưa từng được gặp ông ngoài đời, cũng nức nở khóc ông. Anh/chị suy nghĩ gì về những giọt nước mắt của các bạn trẻ khi có ý kiến từng cho rằng: “Thế hệ trẻ không phải sống trong bom đạn hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời sống hiện đại, xô bồ nên trái tim thường thờ ơ, vô cảm với xung quanh”. Câu III (5,0 điểm) Sách Ngữ văn 12 có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”. Và có ý kiến cho rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh”. Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về các nhận xét trên. –HẾT – SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 1 MÔN : NGỮ VĂN; khối C,D (Hướng dẫn chấm – Đáp án – Thang điểm có 05 trang) ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM Câu Ý Nội dung Điể m I Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Vợ nhặt và thực hiện các yêu cầu 2,0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể loại truyện ngắn để làm bài. - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được nội dung chính của văn bản, nhận ra các phương thức biểu đạt trong đoạn trích và nghệ thuật sử dụng thành ngữ của nhà văn. Yêu cầu cụ thể 1 Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: biểu cảm, tự sự. 0,5 2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về. 0,5 3 - Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, ăn nên làm nổi. - Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: các thành ngữ dân gian quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng một cách sáng tạo, qua đó dòng tâm tư của người kể hòa vào với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng cùa người mẹ thương con thật được diễn tả thật chân thực. 1,0 II Suy nghĩ về những giọt nước mắt của các bạn trẻ khóc Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi có ý kiến từng cho rằng: “Thế hệ trẻ không phải sống trong bom đạn hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời sống hiện đại, xô bồ nên trái tim thường thờ ơ, vô cảm với xung quanh”. 3,0 Yêu cầu chung - - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài. - Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp quốc tế. Yêu cầu cụ thể 3,0 1. Làm rõ vấn đề 0,5 - Giọt nước mắt của các bạn trẻ trong đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện những tình cảm chân thành, sâu sắc đối với vị tướng của nhân dân. - Giọt nước mắt ấy khác với nhận định: “Thế hệ trẻ không phải sống trong bom đạn hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời sống hiện đại, xô bồ nên trái tim thường thờ ơ, vô cảm với xung quanh.”, cho rằng những người trẻ trong cuộc sống hòa bình của thời hiện đại nặng về cuộc sống vật chất mà coi nhẹ những giá trị tinh thần. 2. Bàn luận 2,0 - Thí sinh có thể có những hướng bàn luận khác nhau miễn là thuyết phục; dưới đây là những ý tham khảo: * Về những giọt nước mắt của các bạn trẻ trong đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: - Giọt nước mắt bộc lộ tình cảm chân thành, tự nhiên, thực sự: Các bạn trẻ không có khoảng cách thế hệ mà rất gần gũi thân quen, ruột thịt với Đại tướng; sự đau đớn, tiếc thương vô hạn, xúc động mãnh liệt trước sự ra đi của Đại tướng. Nỗi đau của giới trẻ hòa chung đau thương của cả dân tộc. - Giọt nước mắt xuất phát những tình cảm đẹp đẽ của các bạn trẻ thể hiện: Sự tôn thờ, ngưỡng mộ một nhân cách vĩ đại, trí tuệ, tài năng; lòng biết ơn, tri ân người anh hùng có công với đất nước, với dân tộc. - Giọt nước mắt thể hiện tâm hồn trong sáng, hướng thiện: luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp, những chuẩn mực cao quý trong cuộc đời; lòng yêu nước thường trực, giàu tinh thần dân tộc với niềm tự hào về thế hệ cha anh; biết quan tâm trăn trở tới những vấn đề xã hội… * Về nhận định trái chiều - Từ lâu, trong xã hội đã có những lời chê trách với thế hệ trẻ, cho rằng họ sống “thờ ơ, vô cảm”. Đó là những ý nghĩ sai lệch thể hiện cái nhìn phiến diện khi chỉ nhắm đế một bộ phận nhỏ giới trẻ, chưa thực sự hiểu hết về thế hệ trẻ. Sau đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một con người với công lao to lớn với dân tộc, trí tuệ, tài năng, và đặc biệt là nhân cách cao đẹp suốt đời cống hiến cho đất nước - chắc hẳn nhiều người sẽ có cái nhìn khác về các bạn trẻ khi chứng kiến những giọt nước mắt của họ. - Thường ngày, với sự trẻ trung, sôi nổi, các bạn trẻ luôn đề cao cái tôi cá nhân của mình nên dễ bị lầm tưởng là vô tâm, thờ ơ với xung quanh. Nhưng trong hoàn cảnh trọng đại có ý nghĩa, liên quan đến dân tộc cộng đồng, giới trẻ đã bộc lộ tình cảm và phẩm chất đẹp đẽ của con người Việt Nam. Không chỉ có giọt nước mắt rơi, các bạn trẻ còn có rất nhiều hành động thiết thực, có ý nghĩa trong đám tang đại tướng. 3. Bài học nhận thức và hành động 0,5 - Tin tưởng trong tâm hồn thế hệ trẻ luôn tiềm ẩn những tình cảm tốt đẹp và bản chất cao quý. - Tích cực rèn luyện, tu dưỡng, sẵn sàng phát huy sức trẻ, tiếp nối truyền thống của cha anh. III Cảm nhận về bài thơ Sóng và trình bày ý kiến về các nhận xét 5,0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, về phong cách nghệ thuật tác giả, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài. - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát ly văn bản tác phẩm. Yêu cầu cụ thể 1. Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm 0,5 Giải thích các ý kiến - Ý kiến thứ nhất: + vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng… + tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường: tiếng thơ với những cảm xúc, suy tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi. - Ý kiến thứ hai: Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh + Sóng viết về tình yêu - đề tài nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh. + Sóng rất tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: chân thành, đằm thắm mà khát khao, say mê bất tận, hồn nhiên trẻ trung mà suy tư, sâu lắng, ước mơ đến cháy bỏng… một 0,5 vẻ đẹp rất nữ tính. 3 Cảm nhận về bài thơ Sóng hướng tới bình luận các ý kiến: * Về nội dung: - Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính – Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người con gái khi yêu + Tâm hồn người phụ nữ luôn phức điệu với những cung bậc cảm xúc, những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực và đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu. + Tâm hồn người phụ nữ hồn hậu, rất thành thực với tình yêu vừa đằm thắm, dịu dàng vừa sôi nổi, đắm say, với nỗi nhớ cồn cào, da diết, lắng sâu. + Một tình yêu đằm thắm, thủy chung, vị tha vượt bao cách trở - “Hướng về anh một phương” dù trời đất có thay phương đổi hướng. - Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”. + Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường - hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời. + Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung với khát khao dâng hiến trọn vẹn và vươn tới một tình yêu vĩnh hằng. * Về nghệ thuật: - Hình tượng “ Sóng” và “Em” với kết cấu song hành là sáng tạo độc đáo thể hiện sinh động và chân thực những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. - Thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của “sóng” và phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Từ ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi, biểu cảm diễn tả chân thực những trạng thái đối lập mà thống nhất của “sóng” và của tâm hồn người con gái khi yêu. 3,0 4 Bình luận chung về các ý kiến - Hai ý kiến là những nhận xét xác đáng về hồn thơ Xuân Quỳnh. Ý kiến thứ nhất cụ thể hóa hồn thơ Xuân Quỳnh với những nhận định thật sâu sắc, xác đáng. Ý 1,0 kiến thứ hai là đánh giá mang tính khái quát về bài thơ Sóng ở góc nhìn về hồn thơ, về phong cách tác giả. Hai ý kiến có tính chất bổ sung cho nhau và khẳng định vị trí bài thơ Sóng trong thơ Xuân Quỳnh. - Sóng góp phần khẳng định phong cách thơ tình Xuân Quỳnh, là lời tự hát về tình yêu với nhịp đập của một trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng và ít nhiều những phấp phỏng, lo âu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối… Sóng là tiếng nói rất trẻ trung và đằm thắm nồng nàn về tình yêu của người phụ nữ. Với Sóng, Xuân Quỳnh góp thêm một cách diễn tả độc đáo về đề tài muôn thuở của loài người – đề tài tình yêu. -Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình về các nhận định; cần nhận thức được những hiểu biết về tác giả và việc bám sát văn bản để bày tỏ ý kiến và thuyết phục về vấn đề là quan trọng. Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không qui định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết ý không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, chỉ phân tích bài thơ không liên quan đến các nhận định đặt ra trong đề bài 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. - HẾT - . trên. –HẾT – SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 1 MÔN : NGỮ VĂN; khối C,D (Hướng dẫn chấm – Đáp án – Thang. SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU MÔN : NGỮ VĂN; khối C,D. Ngày 08 tháng 3 năm 2 015 Thời gian làm bài: 18 0 phút (không kể thời gian. sau: 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm) 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? (0,5 điểm) 3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn