UBND HUYỆN AN NHƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: Hóa học lớp 9 Thời gian: 150 (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 17/12/2011 Câu 1: (4 điểm) 1. Từ đá vôi, muối ăn và nước. Viết các phương trình phản ứng điều chế dung dịch HCl, nước Javen, Clorua vôi. 2. Trong một bình chứa hỗn hợp khí CO, SO 2 , SO 3 và H 2 . Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất khí. Câu 2: (4 điểm) 1. Cho hỗn hợp gồm SiO 2 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 . Trình bày phương pháp hóa học để tách được từng oxit tinh khiết. 2. A, B, C là đơn chất của các nguyên tố thuộc chu kỳ nhỏ, có các qui trình sau: (A) + (C) D (A) + (B) (E) (A) + (F) D +H 2 O (D) + (E) (A) +H 2 O (D) + KMnO 4 + H 2 O (G) + (H) + (F) (E) + KMnO 4 + (F) (A) + (G) + (H) + H 2 O Tìm các chất để thay thế các chữ cái trong ( ) sau đó cân bằng các phản ứng. Câu 3: (4 điểm) 1. A là dung dịch H 2 SO 4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H 2 SO 4 có nồng độ 0,5M. a. Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích V A : V B = 2:3 được dung dịch C. Xác định nồng độ mol của dung dịch C. b. Phải trộn A và B theo tỉ lệ nào về thể tích để được dung dịch H 2 SO 4 có nồng độ 0,3M? 2. Có V 1 lít dung dịch chứa 7,3 gam HCl (dung dịch A) và V 2 lít dung dịch chứa 58,4 gam HCl (dung dịch B). Trộn dung dịch A với dung dịch B ta được dung dịch mới (dung dịch C). Thể tích dung dịch C bằng V 1 + V 2 = 3 lít. a. Tính nồng độ mol/l của dung dịch C b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch A và dung dịch B. Biết hiệu số nồng độ C M(B) – C M(A) = 0,6mol/l Câu 4: (4 điểm) 1. Một hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat ACO 3 và BCO 3 . Phần trăm khối lượng của A trong ACO 3 là % 7 200 và của B trong BCO 3 là 40%. a. Xác định công thức phân tử của ACO 3 và BCO 3 . b. Lấy 31,8 gam hỗn hợp X cho vào 0,8 lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Chứng minh hỗn hợp X bị hòa tan hết. Cho vào dung dịch Y một lượng dư NaHCO 3 thu được 2,24 lít CO 2 (đktc). Tính khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp đầu. 2. Cho khí CO qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe 2 O 3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất có khối lượng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống được hấp thụ bằng dung dịch Ba(OH) 2 dư và ta thu được 9,062 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít khí H 2 (đktc) a. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong A. b. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong B. Biết trong B số mol Fe 3 O 4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe 2 O 3 . Câu 5: (4 điểm) 1. Có 2 thanh kim loại M (M hóa trị II trong hợp chất), mỗi thanh nặng 20 gam. a. Thanh thứ nhất được nhúng vào 100ml dung dịch AgNO 3 0,3M. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, đem cân thấy thanh kim loại nặng 21,52 gam. Nồng độ AgNO 3 trong dung dịch còn lại là 0,1M. Coi thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Ag sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại. Xác định kim loại M. b. Thanh thứ 2 được nhúng vào 460 gam dung dịch FeCl 3 20%, sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, thấy trong dung dịch thu được nồng độ phần trăm của MCl 2 bằng nồng độ phần trăm FeCl 3 còn lại. Biết rằng ở đây chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ: M + FeCl 3 MCl 2 + FeCl 2 Xác định khối lượng thanh kim loại sau khi được lấy ra khỏi dung dịch. 2. Cho 3 gam kim loại M có hóa trị II tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng dư. Cho khí tạo thành hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X làm khối lượng chất tan thay đổi 9,25 gam, cô đặc dung dịch thu được chất rắn. Nhiệt phân hoàn toàn chất rắn trong môi trường trơ, cho chất rắn thu được tác dụng với dung dịch KMnO 4 0,2M trong môi trường H 2 SO 4 . a. Tính khối lượng nguyên tử M. b. Tính thể tích dung dịch KMnO 4 cần dùng. Hết - Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. . UBND HUYỆN AN NHƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: Hóa học lớp 9 Thời gian: 150 (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 17/12/2011 Câu 1: (4. và H 2 . Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất khí. Câu 2: (4 điểm) 1. Cho hỗn hợp gồm SiO 2 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 . Trình bày phương pháp hóa học để tách được từng oxit tinh. M. b. Tính thể tích dung dịch KMnO 4 cần dùng. Hết - Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.