SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ___________________________________ KỲ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 2009 _________________________________________________________ Đề chính thức _ ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC Ngày thi: 15/02/2009 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 02 trang) Câu 1: (2 điểm) a. Nguyên tử R nặng 5,31.10-23g. Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố hoá học nào? b. Tính số phân tử nước trong một giọt nước có khối lượng 0,05g. Câu 2: (2 điểm) Chọn chất thích hợp và viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có). (1). KClO3 → ( A) + ( B) (2). ( A) + H 2O → (C ) + ( D) + ( E) (3). (C ) + (D) → KCl + KClO + H 2O (4). (E ) + (D) → (F ) (5). (F ) + MnO2 → (G) + ( D) + ( H ) (6). (F ) + Fe → ( I ) + ( E) (7). (I ) + (K ) → (M ) + NaCl (8). (D) + (H ) → ( F ) + ( N ) Câu 3: (2 điểm) Một oxit sắt có % về khối lượng của nguyên tố oxi là 27,59%. a. Tìm công thức hoá học của oxit sắt trên. b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hoà tan hoàn toàn 11,6g oxit đó. Câu 4: (2 điểm) a. Trong công nghiệp có thể sản xuất khí oxi từ các nguồn nguyên liệu nào? Mô tả sơ lược các phương pháp sản xuất tương ứng khi sử dụng nguồn nguyên liệu trên. b. Nguyên tắc chọn hoá chất để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Viết 02 phương trình hoá học để minh hoạ cho nguyên tắc đã nêu. Có thể dùng hoá chất KNO3 để điều chế khí oxi được không? Vì sao? Câu 5: (2 điểm) Khử hết cùng một lượng sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao bằng những chất khác nhau: khí cacbon oxit, khí hidro, bột nhôm kim loại. a. Viết các phương trình hoá học xảy ra và xác định vai trò của các chất tham gia trong các phản ứng trên. b. Khối lượng sắt tạo thành trong các trường hợp trên có khác nhau không? Giải thích. c. Nếu thay sắt (III) oxit bằng oxit sắt từ, hãy viết các phương trình hoá học xảy ra, nếu có. Câu 6: (2 điểm) a. Hoà tan 28,4g Na2SO4 vào 100g nước. Biết độ tan của Na2SO4 ở nhiệt độ phòng là 25g. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Na2SO4 thu được. b. Nếu thêm 100ml nước vào dung dịch trên thì sẽ thu được dung dịch có nồng độ mol là bao nhiêu? Câu 7: (2 điểm) a. Để hoà tan hoàn toàn 5,1g oxit kim loại hoá trị III, người ta phải dùng 43,8g dung dịch HCl 25%. Hỏi đó là oxit của kim loại nào? Viết công thức hóa học của oxit. b. Để trung hoà V lít dung dịch chứa H2SO4 với nồng độ 1M và HCl với nồng độ 2M cần dùng 200ml dung dịch NaOH 20% (D = 1,2g/ml). Tính V. Câu 8: (2 điểm) Cho 4,48g một oxit kim loại hoá trị II tác dụng hết với 100ml dung dịch H2SO4 0,8M. Đun nhẹ dung dịch thu được 13,76g tinh thể ngậm nước. a. Xác định công thức phân tử của oxit. b. Xác định công thức phân tử của tinh thể ngậm nước. Câu 9: (2 điểm) Nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì khối lượng chỉ còn bằng một nửa khối lượng hỗn hợp ban đầu. Tính % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp lúc đầu. Câu 10: (2 điểm) Để hoà tan hoàn toàn 8g oxít của kim loại R cần dùng 300ml dung dịch HCl 1M. Xác định nguyên tử khối, tên và ký hiệu hoá học của kim loại R. HẾT. Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào, kể cả Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học . THÁP ___________________________________ KỲ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 20 09 _________________________________________________________ Đề chính thức _ ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC Ngày thi: 15/02/20 09 Thời gian. (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 02 trang) Câu 1: (2 điểm) a. Nguyên tử R nặng 5,31.10-23g. Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố hoá học nào? b. Tính số phân tử nước trong một. định nguyên tử khối, tên và ký hiệu hoá học của kim loại R. HẾT. Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào, kể cả Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học