Nguyễn Đình Hành- THCS Chu Văn An, Đăk Pơ, Gia Lai SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ HÀ NỘI – LỚP 9 Năm học 2011 – 2012 Môn thi: Hóa học Ngày thi: 04/ 4/2012 Thời gian làm bài: 150 phút Câu I (3,5 đ) 1/ Cho sơ đồ phản ứng: A 3 + CaCl 2 A 1 → A 2 CaCO 3 A 4 + Ca(OH) 2 Các chất A 1 , A 2 , A 3 , A 4 , đều là những hợp chất chứa oxi của natri. Xác định công thức các chất A 1 , A 2 , A 3 , A 4 và viết PTHH minh họa. 2/ Hoàn thành PTHH theo các sơ đồ sau (ghi rõ đk nếu có, mỗi mũi tên ứng với 1 PTHH): a/ NaCl → NaOH b/ Na 2 CO 3 → Na 2 SiO 3 c/ Fe 3 O 4 → FeCl 2 d/ Fe(OH) 3 → Fe 2 (SO 4 ) 3 e/ KHSO 4 → BaSO 4 g/ Ca(HCO 3 ) 2 → CaCl 2 Câu II (2,5 đ) 1/ Có các khí riêng biệt: H 2 , CO 2 , C 2 H 4 , N 2 , HCl. Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí đó (trình bày bằng phương pháp kẻ bảng). Viết các PTHH xảy ra. 2/ Từ hỗn hợp chứa CaCO 3 và MgCO 3 hãy trình bày cách điều chế muối MgCl 2 và CaCl 2 riêng biệt, chỉ dùng thêm nước và một hóa chất khác (các dụng cụ thí nghiệm có đủ). Viết các PTHH minh họa. Câu III (3,5 đ) 1/ Hỗn hợp X gồm CuO và một oxit của sắt, chúng có cùng số mol. Dẫn lượng dư khí CO đi qua 5,4 gam X nung nóng thu được 3,96 gam chất rắn A. Cho toàn bộ lượng chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 1,008 lít khí (đktc). Xác định công thức của sắt oxit. 2/ Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Thêm 3 gam MnO 2 vào 197 gam hỗn hợp gồm KCl và KClO 3 thu được hỗn hợp X. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn cân nặng 152 gam và một lượng khí A. Thí nghiệm 2: Cho một lượng sắt vào dung dịch H 2 SO 4 loãng đến khi khối lượng dung dịch tăng 167,4 gam thì thu được một lượng khí B. Thí nghiệm 3: Đem 1,74 gam MnO 2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được một lượng khí D màu vàng lục. Thí nghiệm 4: Nạp toàn bộ lượng khí A, B, D thu được ở trên vào một bình kín, nâng nhiệt độ lên cao để thực hiện hoàn toàn các phản ứng rồi đưa nhiệt độ bình về 25 0 C thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất. Viết các PTHH xảy ra và tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch Y. Câu IV (3,5 đ) 1/ Khi hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm Fe và FeO bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng vừa đủ thu được dung dịch X trong đó số nguyên tử hiđro bằng 48 25 lần số nguyên tử oxi. Viết các PTHH xảy ra và tính nồng độ phần trăm chất tan có trong dung dịch X. 2/ Nung 24 gam hh A gồm Al, Mg, S trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp B, nếu thêm 2,4 gam Mg vào B thì thu được hh mới trong đó hàm lượng Mg là 10%. Chia hh B thành 2 phần bằng nhau: phần 1 đem hòa tan trong dung dịch H 2 SO 4 1 Nguyễn Đình Hành- THCS Chu Văn An, Đăk Pơ, Gia Lai loãng dư thấy còn 0,48 gam đơn chất không tan. Đốt cháy hoàn phần 2 bằng lượng không khí vừa đủ thu được chất rắn D và hỗn hợp khí X trong đó N 2 chiếm 85,8044% về thể tích. Cho hỗn hợp khí X đi qua dung dịch NaOH dư thấy thể tích khí giảm 5,04 lít(đktc). a) Cho biết trong D, X có chứa những chất nào? b) Tính thể tích không khí đã dùng(đktc). Biết trong không khí O 2 chiếm 20% về thể tích, còn lại là N 2 . c) Tìm khối lượng các chất có trong hỗn hợp B. Câu V (3,0 đ) 1/ Khi cho canxi cacbua vào nước thu được hiđrocacbon A là chất khí không màu. Hiđrocacbon B có hàm lượng hiđro đúng bằng hàm lượng hiđro trong A và phân tử khối M B = 78 (B có cấu tạo mạch vòng, các liên kết đôi xen kẽ với các liên kết đơn). Tiến hành các thí nghiệm với A, B: + Dẫn khí A vào dung dịch brom loãng. + Cho B vào ống nghiệm đựng nước cất, lắc nhẹ, để yên. + Đun nóng hỗn hợp gồm B và brom với một ít bột sắt. Nêu các hiện tượng xảy ra, viết các PTHH minh họa (nếu có). 2/ Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm metan và etilen bằng oxi dư rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thu được 200 gam dung dịch có nồng độ muối là % 53a 15 . Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp X ban đầu ? Câu VI (4,0 đ) 1/ Hiđrocacbon C n H 2n – 2 (chất A) có tính chất hóa học tương tự axetilen. Cho A vào bình đựng dung dịch brom, sau phản ứng thấy có 0,06 mol brom phản ứng, thu được 2 hợp chất hữu cơ và thấy khối lượng bình tăng 1,6 gam. Xác định công thức phân tử của A. 2/ Chia 60,2 gam hỗn hợp X gồm benzen và một hiđrocacbon có tính chất hóa học tương tự etilen có công thức phân tử là C 7 H 14 thành 2 phần: phần 1 đem tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 32 gam brom phản ứng. Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi rồi cho sản phẩm vào bình chứa dung dịch Ca(OH) 2 dư, sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm 55,12 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X. Hết Nguồn: HS Nguyễn Hoa- Hà Nội 2 . An, Đăk Pơ, Gia Lai SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ HÀ NỘI – LỚP 9 Năm học 2011 – 2012 Môn thi: Hóa học Ngày thi: 04/ 4/2012 Thời gian làm bài: 150 phút Câu I (3,5. → CaCl 2 Câu II (2,5 đ) 1/ Có các khí riêng biệt: H 2 , CO 2 , C 2 H 4 , N 2 , HCl. Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí đó (trình bày bằng phương pháp kẻ bảng). Viết các PTHH xảy ra. 2/. chỉ dùng thêm nước và một hóa chất khác (các dụng cụ thí nghiệm có đủ). Viết các PTHH minh họa. Câu III (3,5 đ) 1/ Hỗn hợp X gồm CuO và một oxit của sắt, chúng có cùng số mol. Dẫn lượng dư khí