1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

bài thảo luận môi trường và con người

11 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Trình bày ô nhiễm môi trường trong nông nghiệpLâu nay, nói đến ô nhiễm môi trường, người ta thường nghĩ đến khu vực đô thị. Nhưng trên thực tế, ở nông thôn, nhất là các khu vực giáp ranh đô thị, tình trạng ô nhiễm đang là một thực trạng đáng báo động…

Bài thảo luận môn môi trường và con người Trình bày ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp Lâu nay, nói đến ô nhiễm môi trường, người ta thường nghĩ đến khu vực đô thị. Nhưng trên thực tế, ở nông thôn, nhất là các khu vực giáp ranh đô thị, tình trạng ô nhiễm đang là một thực trạng đáng báo động… Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt không được xử lý tại nông thôn lại nhiều như hiện nay. Tình trạng nhiều người dân đổ các loại rác thải (bao ni lông, chai nhựa, chai thủy tinh ) và vứt xác gia súc, gia cầm chết trực tiếp ra môi trường đang diễn ra phổ biến tại nhiều vùng nông thôn. Trong những lần tiếp xúc cử tri ở xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, người dân nhiều lần kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa sớm có hướng xử lý tình trạng này. Chỉ cần đi dọc tuyến Quốc lộ 1A, những đoạn đi qua các xã nông thôn như: Vạn Hưng (Vạn Ninh), Suối Cát (Cam Lâm), dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát do người dân đổ ra. Đây cũng là tình trạng chung thường gặp ở rất nhiều xã nông thôn khác trong tỉnh. Nếu như người dân đô thị chịu ô nhiễm với tình trạng tồn ứ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói, bụi thì người dân ở vùng nông thôn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà vệ sinh, phân gia súc, gia cầm, ô nhiễm nguồn nước và thuốc bảo vệ thực vật Đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động trước thực trạng này, khi mà môi trường ô nhiễm đang là nguyên nhân khiến người dân các vùng nông thôn phải đối mặt với dịch bệnh. Kênh thoát nước Hà nam là con kênh chia cắt hai xã Phong Hải, Phong Cốc (Yên Hưng) lòng kênh chứa đầy rác, ruồi nhặng bâu bám, bốc mùi hôi thối. Ô nhiễm khắp nơi Về với những vùng nông thôn, chứng kiến cuộc sống hàng ngày người dân bị rác thải “bao vây” chúng ta mới thấm thía được nỗi cực nhọc của họ khi đây là nơi dịch bệnh thường xuyên bùng phát. Rác, đâu đâu cũng thấy rác. Rác thải do chính những người, những hộ dân thiếu ý thức vứt ra khắp nơi. Từ trong nhà, ven đường, ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ Kênh thoát nước Hà Nam (Yên Hưng) là con kênh chia cắt hai xã Phong Hải, Phong Cốc. Lòng kênh chứa đầy rác, ruồi nhặng bâu bám bốc mùi hôi thối đến ghê người. Theo những người dân sống hai bên bờ kênh, lòng kênh trước đây vốn khá sạch, còn tắm, giặt được, thì giờ nó không khác gì cái rãnh thoát nước thải… Theo ghi nhận của chúng tôi, không chỉ có rác, mà ngay cả xác súc vật chết, vật liệu xây dựng cũng xuất hiện trên con kênh. Thêm nữa, khi do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng vẫn áp dụng phương thức chăn nuôi theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vô tư thải ra kênh. Dòng nước đặc quánh và đen sì, bên trên nổi một lớp rác gồm túi ni lông, rác sinh hoạt Nếu gặp trời mưa, nước thải lênh láng có lúc tràn cả lên mặt đường làng, trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh. Thứ nước thải đó còn ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao. Khi được hỏi vì sao những hộ dân sống hai bên bờ kênh không có giải pháp nào để thu gom rác thải và khơi thông nguồn chảy? Chúng tôi nhận được câu trả lời từ chính những người dân: “Thu gom sao nổi, mạnh ai người ấy vứt, người ấy thải, dòng kênh nằm giữa 2 xã Phong Cốc và Phong Hải, do vậy bên này đùn cho bên kia và ngược lại, không bên nào có trách nhiệm, thường đổ lỗi cho nhau. Chúng tôi cũng đã nhiều lần tổ chức thu gom rác, song đâu lại vào đấy…”. Không chỉ ở những con kênh, người dân nhiều vùng nông thôn còn “tự quy hoạch” bãi rác bên lề đường, ngõ xóm. Trong khi, dịch vụ vệ sinh môi trường ở đây chưa phát triển. Nguyên nhân của tình trạng trên, phần nhiều do ý thức của người dân chưa cao, họ mặc nhiên vứt rác bừa bãi, ở bất kỳ chỗ nào. Điều đáng báo động là nhiều người coi việc giữ gìn vệ sinh môi trường không phải là việc của cá nhân họ, mà coi đây là việc của xã hội, nhiều người còn giữ tư tưởng “sạch nhà ta, mặc nhà hàng xóm”. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và cũng ảnh hưởng đến cảnh quan nông thôn. Ô nhiễm trong làng chưa hết. Nguy hiểm hơn khi thói quen trong canh tác và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân đã và đang khiến đồng ruộng ở nhiều địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, trung bình mỗi năm, nông dân tỉnh Quảng Ninh sử dụng hết hơn 40 tấn thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Bên cạnh mặt tích cực, những hoá chất trên cũng có nhiều tác động xấu tới môi trường. Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất và nước gây ra ô nhiễm. Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là, gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước. Ngoài ra, còn phải kể đến một khối lượng lớn bao bì chứa chất gây hại đến sức khoẻ con người vứt tràn lan ở bờ ruộng, bờ mương, sông ngòi sẽ ngấm dần vào nguồn nước ngầm… Cũng theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, khối lượng bao bì bảo quản thuốc bảo vệ thực vật tương ứng 10% khối lượng thuốc. Như vậy, trung bình mỗi năm nông dân tỉnh Quảng Ninh sử dụng hết hơn 40 tấn thuốc bảo vệ thực vật thì tương ứng sẽ có hơn 4 tấn rác thải từ bao bì bảo quản được thải ra môi trường. Song đến nay toàn tỉnh vẫn chưa có khu xử lý chất thải độc hại này, mà hầu như được gom chung với rác sinh hoạt. Ngoài tác động trực tiếp của quá trình canh tác, môi trường nông nghiệp còn chịu tác động của các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt. Nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã chuyển đổi để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề. Nhưng do thiếu quy hoạch nên thường nằm xen kẽ với diện tích canh tác nông nghiệp. Chất thải trong quá trình sản xuất, trong đó có không ít chất thải chưa qua xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường với hàm lượng các chất độc hại cao, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Một số chất còn ngấm vào thực vật và tồn tại dưới dạng hoá chất có thể gây hại đối với con người. Cùng với 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật đã được xác định nhưng chưa giải quyết triệt để; hàng năm ước tính có khoảng 2,5 - 3 triệu tấn phân bón vô cơ được sử dụng trong canh tác nông nghiệp, trong đó khoảng 50 - 70% không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất. Ô nhiễm nghiêm trọng Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con người. Đất còn là nguồn tài nguyên quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người sử dụng nó để sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng đồng. Song với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa gia tăng như hiện nay thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất chủ yếu là do nông dược, phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ, ngoài ra còn do các chất thải do các hoạt động của con người (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Mặt khác, đất cũng là một thành phần môi trường nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm khác ở mọi lúc, mọi nơi. Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường. Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được sử dụng làm nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng môi trường đất. Ô nhiễm đất làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi. Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ô nhi m t do ho t ng nông nghi pễ đấ ạ độ ệ Bao gồm các loại chất thải như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tàn tích sản phẩm và cây trồng nông nghiệp, chất thải gia súc và tàn tích rừng. Ô nhi m do phân bónễ - Phân vô cơ Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học như: đạm (N), lân (P 2 O 5 ), kali (K 2 O). Nhưng trong các loại phân vô cơ, đáng chú ý nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó do sử dụng với liều lượng cao. Khi bón N, cây sử dụng tối đa 30% lượng phân bón vào đất. Còn lại, phần thì vị rửa trôi làm mất đi,phần còn lại trong đất sẽ gây ô nhiễm đất. Khi bón N vào đất thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH 4 và NO 3 - , cây trồng hấp thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong ccây sẽ tồn lưu cao NO 3 - trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Lượng N tồn dư trong đất dạng NO 3 - dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực tiếp đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm. Theo mức cho phép của WHO, nước ngầm chứa > 45 mg/l NO 3 - , khoong thể dùng làm nước uống. Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tại HNO 3 . Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân. Phân super lân thường có 5% axít tự do (H 2 SO 4 ), làm cho môi trường đất chua. Trong các loại phân lân cũng còn chứa một lượng các kim loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong đất. Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối (NH 4 SO 4 , KCL, K 2 SO 4 , KNO 3 …) của các axít, do đó khi bón vào đất làm cho đất chua. -Phân hữu cơ Thông thường phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân ủ. Thành phần của phân tuỳ thuộc vào nguồn chế biến. Nguồn phân hữu cơ gây ô nhiễm đất có thể do cách sử dụng, nguồn sử dụng để chế biến. Phân chuồng nếu không được ủ đúng kỹ thuật, như nông dân sử dụng phân tươi (phân chuồng, phân bắc) ngâm ủ, nông dân sử dụng tưới trên cây trồng chứa rất nhiều các vi sinh (Coliform, E.coli, Clostridium perfingens, Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trên rau làm cho rau không an toàn, gây độc cho người sử dụng. Các loại phân hữu cơ hiện nay, như phân chuồng (heo, gà,…) được nuôi từ thứ ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như trước, vì trong thành phần của nó có nhiều khoáng vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn, Co, …). Hàm lượng kim loại nặng chứa trong phân có thể là nguồn xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu thế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc H 2 S, CH 4 , CO 2 . Ô nhi m do thu c b o v th c v tễ ố ả ệ ự ậ Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: thuốc trừ sâu, bệnh (nấm, tuyến trùng…), thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng đều là các chất hoá học hữu cơ hay vô cơ. Rất cần thiết để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ cây trồng, Nhưng vì bản chất của các chất này là diệt sinh học nên ít nhiều đều ảnh hưởng đến môi trường đất. Các hoá chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ là chất độc cho các động vật và con người. Nó có thể tồn tại lâu trong đất, xâm nhập vào thành phần cây, nhất là tích luỹ ở các bộ phận của cây, con người sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ngộ độc. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái. Sau khi xâm nhập vào môi trường và tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu trúc sinh hoá khác nhau hoặc tạo các dạng hợp chất liên kết trong môi trường đất. Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân nó. Ví dụ như DDT sau một thời gian sử dụng có tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần. Thuốc trừ sâu Aldrin tồn tại lâu dài trong đất bị phân thành Dieldrin, mà tính chất của nó độc nhiều lần so với Aldrin. Các thuốc bảo vệ thực vật thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg. Một số loại thuốc bệnh như: CuSO 4 , Zineb, Macozeb… chứa các kim loại nặng như Zn, Cu, Mn sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu các kim loại trong đất. Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường đất làm cho cơ lý hoá tính đất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như phân bón hoá học. Nhưng khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh cũng đồng thời tiêu diệt nhiều vi sinh vật có ích làm các hoạt tính sinh học của đất bị giảm. Rác xả ở khu ven biển xã Vạn Hưng. Ngoài rác thải sinh hoạt, rác của các cơ sở sản xuất nhỏ nằm xen giữa các khu nông thôn cũng rất lớn. Đó là chưa kể nhiều loại rác, xà bần từ một số khu đô thị lân cận đổ sang các vùng nông thôn giáp ranh. Ở xã Phước Đồng, (Nha Trang), nhiều khu vực luôn đứng trước nguy cơ ô nhiễm do các nhà máy chế biến thủy sản và các trang trại chăn nuôi xả chất thải ra ngoài. Tại những khu đất trống nằm trong quy hoạch, hàng ngày có cả chục xe tải đem xà bần từ trung tâm thành phố về đây đổ. Những nguồn rác này không được xử lý kịp thời sẽ làm cho môi trường ở khu vực bị ô nhiễm. Nguy cơ ô nhiễm từ nước thải, phân bón Những năm gần đây, ở một số địa phương, nhiều làng nghề truyền thống được xây dựng, phát triển cũng đang có nguy cơ gây hại đến môi trường. Các làng nghề đều nằm ngay trong khu dân cư nông thôn, lại chưa có biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải nên đã gây ô nhiễm, ảnh hưởng cho cộng đồng. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, khu công nghiệp ở quá gần khu dân cư nông thôn hoặc ở các vùng đầu nguồn nước, đã xả nước thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn nước ngầm cũng như nước bề mặt bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này thể hiện rõ nhất ở huyện Cam Lâm, nơi có nhiều cơ sở chế biến bột mì nằm trong khu dân cư. Ông Lê Văn Hùng - Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cho biết: “Trên địa bàn toàn tỉnh, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn đang ở mức đáng quan tâm. Trong đó, việc ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật mà người dân sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp là đáng báo động hơn cả. Khảo sát tại một số địa phương, tình trạng người dân sau khi bơm thuốc trừ sâu, diệt cỏ đã bỏ lại môi trường hàng loạt bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật khiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước càng trở nên trầm trọng”. Nguyên nhân nào? Trước hết, đó là ý thức của người dân và các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường chưa cao. Mọi người đều thoải mái vứt rác bất cứ đâu có thể. Chẳng hạn như ở kênh dẫn nước của hồ chứa nước Cam Ranh - nơi phục vụ nguồn nước cho nhà máy nước Cô Bắc (xã Cam Hiệp Bắc) cũng bị người dân vô tư xả rác, vứt đầy vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật. Một số doanh nghiệp vì lợi ích riêng nên không quan tâm đầu tư xử lý rác thải mà cứ thải trực tiếp ra môi trường. Một nguyên nhân khác là việc quy hoạch, xử lý rác thải ở nông thôn chưa theo kịp sự phát triển của đời sống. Thiếu bãi rác, thiếu các dịch vụ vệ sinh môi trường nên người dân tự “quy hoạch” bãi rác ngay bên lề đường, đầu cầu, bụi rậm, kênh mương, chợ Ông Lê Văn Hùng đánh giá: “Trong quy hoạch đều có nơi chứa rác thải, song ở nông thôn quy hoạch đó chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Điều này khiến cho bài toán về môi trường càng trở nên nan giải”. Chính vì thế, việc xử lý cũng chỉ mang tính tạm thời. Rác không phân loại nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương đã cố gắng gom rác, song cũng chỉ đem ra xa khu vực dân cư rồi đốt. Về lâu dài, đây không phải là cách làm phù hợp vì nó chưa giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới và môi trường là tiêu chí rất khó thực hiện. Điều này cho thấy đã đến lúc, xã hội cần có sự quan tâm nhiều hơn cho vấn đề này, nhất là ở nông thôn. Giải pháp Tình trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang tồn tại, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Có điều vấn đề này vẫn ít được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương quan tâm, hoặc có biện pháp tích cực để xử lý. Để cải thiện tình hình vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay, một trong những biện pháp quan trọng là vận động cộng đồng dân cư nông thôn có ý thức và thay đổi tập quán, thói quen xả rác tuỳ tiện. Khuyến cáo bà con nên tận dụng vườn, ruộng để xử lý rác thải hữu cơ, hạn chế dùng các sản phẩm gây nguy hại tới môi trường như: Túi ni lông, các sản phẩm bao bì bằng nhựa, thuỷ tinh… Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi “sạch”, hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Quy hoạch chăn nuôi và đẩy mạnh quản lý nhà nước về môi trường trong chăn nuôi. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Ngoài ra cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân cách sử dụng và hiểu về tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và với chính những sản phẩm người nông dân làm ra. Giám sát chặt chẽ sử dụng các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn lấp tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nói chung và nguồn nước xung quanh. Thêm nữa, cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường trong mô hình xây dựng nông thôn mới. Giải pháp này không chỉ phù hợp điều kiện kinh tế của người dân hiện nay mà còn có [...]...tính chiến lược lâu dài Bởi vậy, vệ sinh môi trường nông thôn không còn là vấn đề của mỗi cá nhân mà cần sự hợp tác của tất cả các thành viên trong xã hội Bên cạnh đó, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương tại các vùng nông thôn trong tỉnh cũng cần vào cuộc bằng cách huy động nguồn lực tại chỗ, xây dựng các công trình vệ sinh công cộng;... điểm thu gom, xử lý rác thải, chôn lấp rác theo đúng quy định, tránh tình trạng đổ, vứt rác tràn lan như hiện nay Thiết nghĩ, đó là những việc làm cần thiết cho một tương lai lâu dài vì sức khoẻ người dân và cộng đồng xã hội . Bài thảo luận môn môi trường và con người Trình bày ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp Lâu nay, nói đến ô nhiễm môi trường, người ta thường nghĩ đến khu vực. hưởng đến môi trường đất. Các hoá chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ là chất độc cho các động vật và con người. Nó có thể tồn tại lâu trong đất, xâm nhập vào thành. bộ phận của cây, con người sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ngộ độc. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái. Sau khi xâm nhập vào môi trường và tồn tại một thời

Ngày đăng: 29/07/2015, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w