1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề ngữ văn 6 - đề thi định kỳ lần II 2009 tham khảo bồi dưỡng

19 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 145 KB

Nội dung

Điểm 3: Thực hiện tương đối những yêu cầu trên, nắm được cách làm bài văn miêu tả,chưa có ý sáng tạo, sai không quá 6 lỗi diễn đạt, chính tả.. THANG ĐIỂM Điểm6:Bài viết thực hiện tốt cá

Trang 1

ĐỀ THI HỌC KỲ II Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:Thế nào là thành phần chính,thành phần phụ của câu?Cho ví dụ một câu đủ các thành phần nói trên? (1điểm)

Câu 2:Kể ra các phép tu từ đã học và cho ví dụ kèm theo từng phép tu từ đó? (2điểm)

Câu3:Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ và cho biết,vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

……

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh

(2điểm)

Câu4:Em hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu mến nhất

-ĐÁP ÁN Câu 1: -Nêu được thành phần chính của câu (0.25đ)

-Nêu được thành phần phụ của câu (0.25đ)

-Cho ví dụ một câu đủ các thành phần theo yêu cầu.(0.5đ)

Câu 2: -Kể được bốn phép tu từ đã học? 1đ (Đúng mỗi phép tu từ 0.25đ)

-Có kèm ví dụ cho từng phép tu từ (1đ) Mỗi ví dụ đúng 0.25đ

Câu 3: -Chép đúng nguyên văn hai khổ thơ cuối của bài thơ (1đ)

-Nêu lên được tình thương của Bác đối với dân tộc, Tổ Quốc; đối với đồng bào - chiến sĩ là biểu hiện bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh (Tuỳ theo mức đọ diễn đạt mà cho điểm tối đa 1đ)

Câu 4: -Thực hiện được bài viết theo bố cục ba phần (0.5đ)

a.Mở bài: Giới thiệu được đối tượng miêu tả.(0.5)

b.Thân bài: -Tả được những nét tiêu biểu của đối tượng (theo tình tự nào tuỳ ý) 2đ

-Tả được tính cách (tình cảm) của đối tượng đó (1đ)

Khi miêu tả biết sử dụng các yếu tố so sánh – liên tưởng -nhận xét vào trong đoạn văn thì cho điểm tối đa

c.Kết bài: Nêu lên được cảm nghĩ của mình về đối tượng miêu tả 0.5đ

Bài viết không sai lỗi chính tả cộng thêm 0.5đ Sai từ 2 lỗi trở lên không được cộng 0.5đ

Trang 2

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

I /Văn học(3đ )

Câu 1(1đ): Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên "của Tô Hoài,

em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 2:(2đ) Chép nguyên văn, không sai lỗi chính tả khổ thơ cuối

trong bài" Đêm nay Bác không ngủ " của tác giả Minh Huệ Trình bày

cảm nhận của em về khổ thơ đó ( 2đ)

II.Tiếng việt (3đ)

Câu 1: (1đ) Câu“ Bích Hợp, người học giỏi nhất lớp 61” thiếu thành

phần nào? Hãy khôi phục lại thành phần bị thiếu đó?

Câu 2:(2 đ) Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng theo chủ đề tự chọn có sử dụng phép nhân hoá và so sánh

III.Tập làm văn (4 đ) Hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

-Hết -ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

Phần 1: Văn - Tiếng Việt ( 4 điểm )

Bài1: (1điểm )Học xong đoạn trích" Bài học đường đời đầu tiên"của

Tô Hoài, em hãy cho biết bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút

ra là gì? (1đ)

Bài 2 :.Chép nguyên văn khổ cuối bài thơ" Đêm nay Bác không

ngủ"và nêu nội dung khổ thơ đó

Bài 3 :(1điểm ) Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ một câu trần thuật

đơn có từ "là"

Bài 4: Xác định các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau: (1đ)

a) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương)

Trang 3

b) Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

( Tố Hữu)

Phần II: Tập làm văn ( 6 điểm)

Đề: Miêu tả ngôi trường em đang học

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

Câu 1 : So sánh là gì ? Đặt câu có hình ảnh so sánh ?

Câu 2 : Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt , Dế Mèn đã có thái đọ như

thế nào ?Bài học đường đời đầu tiên được rút ra cho Dế Mèn là gì ?

Câu 3 : Chép nguyên văn 2 khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm của Tố Hữu và

cho biết điệp khúc này có ý nghũa gì ?

Câu 4 : Tả người thân của em

ĐÁP ÁN

Câu 1 : So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có

nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Ví dụ : Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình

Câu 2 : Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn rất ân hận, ăn năn

tội lõi của mình

-Bài học đường đời đầu tiên được rút ra cho dế Mèn là :Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang họa vào mình

Câu 3 : 2 khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu

“ Chú bé loắt choắt

………

Nhảy trên đường vàng”

*Ý nghĩa :

Sau câu hỏi “Lượm ơi, còn không?” điệp khúc như trả lời : Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta, sống mãi với quê hương, đất nước với hình ảnh chú bé Lượm nhí nhảnh, hòn nhiên yêu đời

Câu 4:

*Mở bài:

Giới thiệu về người thân

Trang 4

*Thân bài :

-Miêu tả chi tiết : ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, quan hệ với mọi người…

*Kết bài :

Cảm nghĩ của em về người thân

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu 1:Chép nguyên văn 2 khổ thơ đầu bài thơ“Lượm”củaTố Hữu Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh của ai? Hình ảnh đó hiện lên như thế nào? ( 2điểm )

Câu 2: Hãy cho biết mỗi câu văn bên dưới thuộc kiếu câu gì? Cho thêm một

ví dụ về mỗi kiểu câu đó.( 2 điểm )

a Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt

b Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

Câu 3: Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quí mến (6 điểm)

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 : ( 2đ )

a/ Chép nguyên văn khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” củaTố Hữu không mắc lỗi chính tả ( 1đ )

b/ Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm Lượm hiện lên là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh em còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người (1đ)

Câu 2 : (2đ)

a/ Câu trần thuật đơn không có từ là (0.5đ) Vd: 0.5đ

b/ Câu trần thuật đơn có từ là.(0.5đ) Vd: 0.5đ

Câu 3( 6 điểm)

1 Yêu cầu:

a Đúng thể loại miêu tả; diễn đạt lưu loát, trong sáng, mạch lạc, đúng chính

tả, đúng ngữ pháp

b Đảm bảo bố cục ba phần và nhiệm vụ từng phần:

*Mở bài: Giới thiệu được em bé mà em yêu thích

Trang 5

*Thân bài: Tả được các nét đáng yêu của một em bé theo một trình tự hợp

lí ( nêu được các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình, hành động, cử chí, ngôn ngữ )

*Kết bài: Nêu được tình cảm của mình đối với em bé

2 Biểu điểm:

6-5 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên

4-3 đ: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, có sai một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không quá nhiều

2-1 đ: Có hướng nhưng còn sơ sài, thiếu sót Diễn đạt yếu, còn nhiều lỗi chính tả

0: Lạc đề hoặc không làm bài

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) Câu 1:Chép nguyên văn 2 khổ thơ đầu bài thơ“Lượm”củaTố Hữu Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh của ai? Hình ảnh đó hiện lên như thế nào? ( 2điểm )

Câu 2: Hãy cho biết mỗi câu văn bên dưới thuộc kiếu câu gì? Cho thêm một

ví dụ về mỗi kiểu câu đó.( 2 điểm )

a Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt

b Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

Câu 3: Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quí mến (6 điểm)

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 : ( 2đ )

a/ Chép nguyên văn khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” củaTố Hữu không mắc lỗi chính tả ( 1đ )

b/ Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm Lượm hiện lên là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh em còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người (1đ)

Câu 2 : (2đ)

a/ Câu trần thuật đơn không có từ là (0.5đ) Vd: 0.5đ

b/ Câu trần thuật đơn có từ là.(0.5đ) Vd: 0.5đ

Trang 6

Câu 3( 6 điểm)

1 Yêu cầu:

a Đúng thể loại miêu tả; diễn đạt lưu loát, trong sáng, mạch lạc, đúng chính

tả, đúng ngữ pháp

b Đảm bảo bố cục ba phần và nhiệm vụ từng phần:

*Mở bài: Giới thiệu được em bé mà em yêu thích

*Thân bài: Tả được các nét đáng yêu của một em bé theo một trình tự hợp

lí ( nêu được các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình, hành động, cử chí, ngôn ngữ )

*Kết bài: Nêu được tình cảm của mình đối với em bé

2 Biểu điểm:

6-5 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên

4-3 đ: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, có sai một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không quá nhiều

2-1 đ: Có hướng nhưng còn sơ sài, thiếu sót Diễn đạt yếu, còn nhiều lỗi chính tả

0: Lạc đề hoặc không làm bài

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

Câu1 (2đ): Thế nào là so sánh ? Đặt 1 câu có sử dụng phép so sánh

Câu2 (2đ): Chép đúng khổ 1 và 2 bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”

Câu3 (6đ): Hãy tả cảnh ngày mùa ở quê em vào mùa gặt

ĐÁP ÁN:

Câu1: Trình bày đúng khái niệm (1đ), cho được ví dụ (1đ)

Câu2: Chép đúng chính xác khổ thơ 1 và 2 bài “Đêm nay Bác không ngủ”

(2đ)

Sai một lỗi trừ 0.25 đ

Câu 3: (6đ) Yêu cầu cần đạt:

a Nội dung: Biết chọn trình tự quan sát, lựa chọn nét tiêu biểu, cảnh vật gợi cảm phù hợp với cảnh nông thôn vào mùa bội thu Từ cảnh vật có liên tưởng đến cuộc sông gia đình

b Hình thức:

- Đảm bảo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài Các phần liên kết chặt chẽ

- Biết làm văn miêu tả

Trang 7

- Văn phong sáng sủa, sáng tạo, câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết

rõ ràng, sạch đẹp

3 Biểu điểm:

Điểm 6: Thực hiện tốt những yêu cầu trên.

Điểm 4-5: Thực hiện khá những yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt, ít lỗi

chính tả

Điểm 3: Thực hiện tương đối những yêu cầu trên, nắm được cách làm bài

văn miêu tả,chưa có ý sáng tạo, sai không quá 6 lỗi diễn đạt, chính tả

Điểm 1-2: Thực hiện sơ sài những yêu cầu trên, nhiều lỗi diễn đạt,chính tả Điểm 0: Bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề

Trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng giáo viên cần vận dụng vào thực tế, khuyến khích bài làm sáng tạo, cân nhắc cho điểm những bài làm chép theo văn mẫu(tối đa trung bình).

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

Câu1: a, Thế nào là nhân hoá ?

b,Viết một đoạn văn miêu tả( chủ đề mùa xuân) từ 4 đến 5 câu trong

đó có sử dụng phép nhân

hoá và so sánh (2đ)

Câu2: Chép nguyên văn khổ thơ cuối trong bài" Đêm nay Bác không

ngủ " của tác giả Minh Huệ Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó ( 2đ)

Câu 3: Hãy tả lại ngôi trường hiện nay em đang học ( 6 đ)

Đáp án

Câu1 (2điểm)

a.Định nghĩa đúng phép nhân hoá ( SGK/57) (0.5 đ)

b.Yêu cầu viết đúng chủ đề,số lượng câu Trong đoạn văn ít nhất biết

sử dụng đúng hai phép so sánh và nhân hoá - Biết mở đoạn, phát triển đoạn

và kết đoạn ( 1.5 đ)

Câu 2: (2điểm)

- Chép đúng số câu của khổ thơ, đúng chính tả (1điểm)

- Phân tích khổ cuối (SGK/78) (1điểm) ( sai một lỗi chính tả -0,25đ)

Trang 8

Câu 3 a) Yêu cầu: làm đúng kiểu bài văn tả cảnh Trình bày đủ ba phần

theo bố cục

+ Mở bài : Giới thiệu ngôi trường em đang học

+ Thân bài : - Tả bao quát chung

- Tả chi tiết theo trình tự hợp lý

+ Kết luận : Nêu suy nghĩ, tình cảm của em dối với ngôi trường

b) Biểu điểm :

Điểm 6 : Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài

Điểm 4 –5 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài

Điểm 3 : Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài

Điểm 1 – 2 : Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài

Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc làm lạc đề

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

I/LÍ THUYẾT(4đ)

1/Từ văn bản”Bài học đường đời đầu tiên”(Tô Hoài),em rút ra bài học gì

cho bản thân?(1đ)

2/Chép 4 câu thơ cuối trong bài”Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả

Minh Huệ và chobiết lời thơ khẳng định điều gì ở Bác?(2đ)

3/Nhân hoá là gì?Cho 1 ví dụ về phép nhân hoá,gạch dưới nhân hoá.(1đ)

II/TỰ LUẬN(6đ)

Hãy tả người thân mà em yêu quí nhất

ĐÁP ÁN

I/LÍ THUYẾT(4đ)

Câu 1:Học sinh có thể rút ra bài học:Không nên hung hăng, hống hách.Cần suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc gì,không nên nông nỗi,gây tai hoạ để rồi

ân hận khi đã muộn.(1đ)

Câu 2:-Chép đúng 4 câu thơ như sgk(1đ)

-Khẳng định tình cảm của bác dành trọn cho nhân dân,cho quân đội,cho Tổ quốc.(1đ)

Câu3:-Nêu chính xác định nghĩa về nhân hoá(0,5đ)

-Cho ví dụ đúng về nhân hoá,gạch dưới nhân hoá(0,5đ)

II/TỰ LUẬN(6đ)

Trang 9

DÀN BÀI A/MỞ BÀI

-Giới thiệu người được tả

B/THÂN BÀI

-Tả một vài đặc điểm chung về ngoại hình,cử chỉ,hành động,lời nói

-Tả kĩ một vài nét về dáng điệu,cử chỉ…đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng

-Có thể kết hợp tả tính tình người được tả

C/KẾT BÀI

-Cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả

THANG ĐIỂM

Điểm6:Bài viết thực hiện tốt các yêu cầu của bài văn tả người,diễn đạt trôi chảy,mạch lạc,sai không quá3 lỗi chính tả,chữ viết rõ,đẹp

Điểm5:Bài viết thực hiện khá tốt các yêu cầu của bài văn tả người,diễn đạt khá trôi chảy,sai không quá 5 lỗi chính tả,chữ viết rõ, đẹp

Điểm3,4:Bài viết thực hiện tương đối tốt các yêu cầu về nội dung,đảm bảo

bố cục 3 phần,sai không quá 7 lỗi chính tả,4 lỗi diễn đạt

Điểm2:Bài viết thực hiện chưa đảm bảo các yêu cầu,có bố cục 3 phần nhưng chưa biết sắp xếp ý cho mạch lạc

Điểm1:Bài viết không thực hiện được yêu cầu của bài miêu tả,diễn đạt lủng củng,sai chính tả nhiều,bố cục chưa rõ ràng

Điểm0:Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

I/LÍ THUYẾT(4đ)

1/Từ văn bản”Bài học đường đời đầu tiên”(Tô Hoài),em rút ra bài học gì

cho bản thân?(1đ)

2/Chép 4 câu thơ cuối trong bài”Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả

Minh Huệ và chobiết lời thơ khẳng định điều gì ở Bác?(2đ)

3/Nhân hoá là gì?Cho 1 ví dụ về phép nhân hoá,gạch dưới nhân hoá.(1đ)

II/TỰ LUẬN(6đ)

Trang 10

Hãy tả người thân mà em yêu quí nhất.

ĐÁP ÁN

I/LÍ THUYẾT(4đ)

Câu 1:Học sinh có thể rút ra bài học:Không nên hung hăng, hống hách.Cần suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc gì,không nên nông nỗi,gây tai hoạ để rồi

ân hận khi đã muộn.(1đ)

Câu 2:-Chép đúng 4 câu thơ như sgk(1đ)

-Khẳng định tình cảm của bác dành trọn cho nhân dân,cho quân đội,cho Tổ quốc.(1đ)

Câu3:-Nêu chính xác định nghĩa về nhân hoá(0,5đ)

-Cho ví dụ đúng về nhân hoá,gạch dưới nhân hoá(0,5đ)

II/TỰ LUẬN(6đ)

DÀN BÀI A/MỞ BÀI

-Giới thiệu người được tả

B/THÂN BÀI

-Tả một vài đặc điểm chung về ngoại hình,cử chỉ,hành động,lời nói

-Tả kĩ một vài nét về dáng điệu,cử chỉ…đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng

-Có thể kết hợp tả tính tình người được tả

C/KẾT BÀI

-Cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả

THANG ĐIỂM

Điểm6:Bài viết thực hiện tốt các yêu cầu của bài văn tả người,diễn đạt trôi chảy,mạch lạc,sai không quá3 lỗi chính tả,chữ viết rõ,đẹp

Điểm5:Bài viết thực hiện khá tốt các yêu cầu của bài văn tả người,diễn đạt khá trôi chảy,sai không quá 5 lỗi chính tả,chữ viết rõ, đẹp

Điểm3,4:Bài viết thực hiện tương đối tốt các yêu cầu về nội dung,đảm bảo

bố cục 3 phần,sai không quá 7 lỗi chính tả,4 lỗi diễn đạt

Điểm2:Bài viết thực hiện chưa đảm bảo các yêu cầu,có bố cục 3 phần nhưng chưa biết sắp xếp ý cho mạch lạc

Điểm1:Bài viết không thực hiện được yêu cầu của bài miêu tả,diễn đạt lủng củng,sai chính tả nhiều,bố cục chưa rõ ràng

Điểm0:Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng

ĐỀ SỐ 11

ĐỀ THI HỌC KỲII Năm học:2008-2009

Môn : NGỮ VĂN-lớp 6

Ngày đăng: 28/07/2015, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w