Đề ngữ văn 6 - đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (60)

4 822 7
Đề ngữ văn 6 - đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (60)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học : 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy thi. 1. Tác giả của văn bản “Cô Tô” là ai? A. Tô Hoài B. Đoàn Giỏi C. Võ Quảng D. Nguyễn Tuân 2. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì? A. Thơ B. Truyện ngắn C. Kí D. Tiểu thuyết 3. Văn bản “Động Phong Nha” là văn bản nhật dụng được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Miêu tả và thuyết minh C. Biểu cảm D. Tự sự 4. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Hủn hoẳn B. Phành phạch C. Điều độ D. Rung rinh 5. Câu: “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.” thuộc loại câu gì? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu rút gọn D. Câu ghép 6. Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ? A. Người cha mái tóc bạc B. Bóng Bác cao lồng lộng C. Bác vẫn ngồi đinh ninh D. Chú cứ việc ngủ ngon 7. Bài thơ “Lượm” của Tố Hữu được sáng tác vào thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 B. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Trong thời kì hòa bình 8. Nếu viết: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau, càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.” thì câu văn mắc phải lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu trạng ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nêu khái quát về tác giả, xuất xứ của đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”? Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải là gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 2 (6,0 điểm): Em hãy tả lại hình ảnh của thầy giáo (hoặc cô giáo) đang giảng bài trong một tiết học mà em yêu thích nhất? PHÒNG GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau: PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết lại câu trả lời đúng nhất (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm. - Đáp án: Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D. Nguyễn Tuân 5 A. Câu đơn 2 C. Kí 6 A. Người cha mái tóc bạc 3 B. Miêu tả và thuyết minh 7 B. Trong kháng chiến chống Pháp 4 C. Điều độ 8 A. Thiếu chủ ngữ PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 (2,0 điểm) * Học sinh nêu được khái quát về tác giả, xuất xứ của đoạn trích: + Tác giả: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội. Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng 8 - 1945. Ông có khối lượng tác phẩm rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại. + Xuất xứ của đoạn trích: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" được trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí". Truyện được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi * Chỉ ra bài học đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải và rút ra bài học cho bản thân: + Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải là: Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương, oan uổng của Dế Choắt. + Học sinh rút ra được bài học cho bản thân: Ở đời không nên huênh hoang, kiêu ngạo, coi thường người khác Vì như thế trước sau thì cũng gây tai hoạ vào thân. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ * Yêu cầu chung: Học sinh xác định được - Thể loại: Tả người trong trạng thái hoạt động. - Đối tượng miêu tả: Tả hình ảnh của thầy giáo (cô giáo) đang giảng bài. Câu 2 (6.0 điểm) - Học sinh biết lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu: đây là bài văn tả người trong trạng thái hoạt động chứ không phải tả người nói chung; vì vậy bài làm phải tập trung miêu tả cử chỉ, động tác - Việc lựa chọn chi tiết phải làm nổi bật được hình ảnh thầy (cô giáo) đang giảng bài (chú ý miêu tả cử chỉ, giọng nói, gương mặt, thái độ ) - Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí. Ở bài này có thể miêu tả từ khái quát đến cụ thể và cũng có thể theo trình tự từ đầu đến cuối tiết học. - Bài viết mạch lạc, trôi chảy đúng thể loại miêu tả. * Yêu cầu cụ thể: Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau a) Mở bài: - Giới thiệu chung: Tiết học đó là tiết học môn nào? Thầy giáo (hoặc cô giáo) tên là gì? - Hình ảnh thầy giáo (cô giáo) và tiết học đó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc 0,5đ b) Thân bài: - Miêu tả khái quát những nét chung về thầy giáo (hoặc cô giáo): + Miêu tả để thấy được độ tuổi, dáng người, tầm vóc, trang phục của thầy giáo (cô giáo) trong tiết học hôm đó 1,5đ - Miêu tả về hình ảnh, hoạt động của thầy giáo (cô giáo) trong tiết học hôm đó: + Ánh mắt trìu mến thân thương, nụ cười đôn hậu khi thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp, không khí của lớp học như thế nào ? + Giọng nói dịu dàng, lời giảng ấm áp, truyền cảm của thầy giáo (cô giáo) đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc + Miêu tả để thấy được thái độ ân cần, nhẹ nhàng của thầy giáo (cô giáo) hướng dẫn học sinh học bài, làm bài + Miêu tả chữ viết của thầy giáo (cô giáo) trên bảng: nét chữ đẹp, cẩn thận 2,5đ - Miêu tả được không khí chung của lớp học khi nghe thầy giáo (cô giáo) giảng bài như thế nào? - Bản thân em cảm nhận như thế nào? Cảm nhận được những gì về bài học và hình ảnh người thầy giáo (cô giáo) của mình trong tiết học hôm đó ? 1,0đ c) Kết bài: Học sinh nêu được - Cảm nghĩ của em về hình ảnh thầy giáo (cô giáo) và tiết học hôm đó như thế nào? - Tiết học đó đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc gì? 0,5đ * Lưu ý với câu 2 phần II: Học sinh có thể có những cách miêu tả khác nhưng phải miêu tả theo một trình tự hợp lí. Đảm bảo được những yêu cầu trên, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa ở mỗi ý. Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, sai chính tả trừ 0,25=> 0,5 điểm. Sai trên 10 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 1,0 điểm. * Lưu ý chung: - Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. - Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn. . PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học : 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm. Thi u chủ ngữ B. Thi u vị ngữ C. Thi u trạng ngữ D. Thi u cả chủ ngữ và vị ngữ PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nêu khái quát về tác giả, xuất xứ của đoạn trích: “Bài học đường. bài trong một tiết học mà em yêu thích nhất? PHÒNG GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu

Ngày đăng: 28/07/2015, 20:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan