tìm hiểu về hệ điều hàn
Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Giới thiệu Các máy tính ban đầu không có hệ điều hành. Người điều hành sẽ tải và chạy chương trình một cách thủ công. Khi chương trình được thiết kế để tải và chạy chương trình khác, nó đã thay thế công việc của con người. Thuật ngữ "hệ điều hành" được dùng gần đây chỉ tới một phần mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là "phần lõi" tương tác trực tiếp với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để các chương trình quản lý và điều chỉnh hệ thống. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề này cũng được tranh cãi. Thí dụ trường hợp Bộ Tư pháp Mỹ và Microsoft tranh cãi Internet Explorer có phải là một phần của Windows không. Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch vụ phổ biến là truy xuất đĩa, quản lý bộ nhớ, định thời, và truy xuất tới thiết bị phần cứng. Có nhiều tranh cãi về những thành phần nào tạo nên phần lõi, như hệ thống tập tin có được đưa vào phần lõi không. Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Hệ điều hành là gì Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. Tuy nhiên có nhiều người quan sát hệ điều hành dưới các góc độ khác nhau vì thế tồn tại nhiều định nghĩa về hệ điều hành. Đối với người sử dụng: HĐH là tập hợp các chương trình, phục vụ khai thác hệ thống tính toán một cách dễ dàng, thuận tiện. Người sử dụng khi thực hiện một chương trình nào đó trên MTDT thì chỉ quan tâm đến việc hệ thống có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Có chương trình cần thực hiện, có đủ bộ nhớ để chạy hay không. Họ không quan tâm đến việc hệ điều hành làm nhằm mục đích gì, có cấu trúc như thế nào. Đối với người làm công tác quản lý: HĐH là một tập các chương trình phục vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng tối ưu các tài nguyên của hệ thống tính toán. Đối với cán bộ kỹ thuật: HĐH là hệ thống các chương trình bao trùm lên một máy tính vật lý cụ thể để tạo ra một máy logic với những tài nguyên mới và khả năng mới. Các định nghĩa trên phản ánh vị trí quan sát của người nêu. Họ đứng ở ngoài hệ thống và thể hiện điều họ mong đợi và cũng là điều mà họ nhìn thấy. Đối với cán bộ lập trình hệ thống: HĐH là hệ thống mô hình hóa, mô phỏng các họat động của máy, của người sử dụng và thao tác viên họat động trong các hệ thống đối thoại nhằm tạo môi trường để quản lý chặt chẽ các tài nguyên và tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. Đối với cán bộ lập trình hệ thống, vị trí của họ là ở bên trong hệ điều hành. Họ quan sát các module, các thành phần của hệ thống, quan sát mối quan hệ giữa chúng. Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Chức năng chính yếu của hệ điều hành Theo nguyên tắc, hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau: Quản lý chia sẻ tài nguyên Tài nguyên của hệ thống (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi, .) vốn rất giới hạn, nhưng trong các hệ thống đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể đồng thời yêu cầu nhiều tài nguyên. Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chỉ với tài nguyên hữu hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hệ điều hành cần phải có cơ chế và chiến lược thích hợp để quản lý việc phân phối tài nguyên. Ngoài yêu cầu dùng chung tài nguyên để tiết kiệm chi phí, người sử dụng còn cần phải chia sẻ thông tin (tài nguyên phần mềm) lẫn nhau, khi đó hệ điều hành cần đảm bảo việc truy xuất đến các tài nguyên này là hợp lệ, không xảy ra tranh chấp, mất đồng nhất . Giả lặp một máy tính mở rộng Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, người sử dụng được cung cấp 1 giao diện đơn giản, dễ hiểu và không phụ thuộc vào thiết bị cụ thể. Thực tế, ta có thể xem Hệ điều hành như là 1 hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên. Lớp trên cùng là giao diện trực quan nhất để chúng ta điều khiển. Nhiệm vụ của hệ điều hành •Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và bo mạch âm thanh, . •Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu. •Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới. •Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ thống (system command). •Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Các thành phần của hệ điều hành •Hệ thống quản lý tiến trình (Process management) Một tiến trình có thể được định nghĩa như là một chương trình đang thực thi. Khi thực thi, một tiến trình cần một số tài nguyên nhất định như CPU, bộ nhớ, tập tin và hệ thống xuất nhập (i/o devices). Và khi tiến trình đó hoàn thành, tất cả những tài nguyên được cấp cho nó trước đó sẽ được trả lại cho Hệ Điều Hành. Chúng ta nên chú ý rằng một chương trình (program) bản thân nó không phải là một tiến trình bởi vì một chương trình là một thực thể bị động ví như mọi tập tin được lưu trữ trong ổ cứng, ngược lại một tiến trình là một thực thể đang hoạt động (một chương trình đang hoạt động). Một hệ thống bao gồm rất nhiều tiến trình, trong đó có tiến trình của hệ điều hành, còn lại là tiến trình của chương trình của user, Tất cả những tiến trình này có thể được thực thi đồng thời bằng cách phân chia thời gian CPU giữa chúng (multiplexing), mỗi một tiến trình sẽ được hệ điều hành gán một khoảng thời gian nhất định để thực thi, sau khoảng thời gian đó hệ điều hành sẽ chuyển sang tiến trình khác, như vậy các tiến trình thực tế không làm việc song song nhưng do thời gian hệ điều hành gán một khoảng thời gian rất ngắn nên người dùng có cảm tưởng tất cả tiến trình đều chạy song song, ngoài ra một hệ điều hành còn có cơ chế cung cấp sự ưu tiên cho một tiến trình nhất định nào đó (thời gian gán CPU nhiều hơn, ít hơn tùy theo ưu tiên). Đây là trường hợp của hệ điều hành tiên tiến như Windows, Linux Ngoài ra trong những hệ điều hành cổ xưa như MS-DOS, là lọai hệ điều hành đơn nhiệm và phân lô, một tiến trình sẽ được thực thi đến khi hoàn thành, sau đó một tiến trình khác mới được thực thi, không có hệ thống gán thời gian CPU cho tiến trình như ở những hệ điều hành tiên tiến. Hệ điều hành đảm nhiệm những hoạt động sau đối với hệ thống quản lý tiến trình: - Khởi tạo và Xóa cả hai loại tiến trình (process) của user và system - Đình chỉ và tiếp tục tiến trình - Cung cấp cơ chế cho việc đồng bộ tiến trình - Cung cấp cơ chế cho việc truyền đạt thông tin giữa các tiến trình - Cung cấp cơ chế cho việc xử lý sự đình trệ hoàn toàn (deadlock handling) Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương •Hệ thống quản lý bộ nhớ (Memory management) Bộ nhớ của CPU bao gồm bộ nhớ trong (RAM), thanh ghi (register), CPU cache, bộ nhớ ngoài v.v .bộ nhớ là một mảng lớn những words hoặc bytes, mỗi word hoặc byte có một địa chỉ riêng của nó. Hệ điều hành sẽ quản lý việc sử dụng của từng lọai bộ nhớ này, quyết định khi nào nên dùng loại bộ nhớ nào, khi nào bộ nhớ nên được giải thoát và di chuyển dữ liệu qua lại giữa các loại bộ nhớ cũng như trong cùng một loại bộ nhớ như thế nào. Bộ nhớ trong là trung tâm của mọi hoạt động của một hệ thống hiện đại, CPU luôn luôn viết và đọc dữ liệu vào bộ nhớ trong, vì vậy bất cứ chương trình nào khi được thực thi trước tiên sẽ được mang vào bộ nhớ trong. Khi chương trình hoàn tất việc thực thi, phần bộ nhớ được gán cho nó sẽ được hệ điều hành giải thoát và sẽ được gán cho những chương trình tiếp theo. Để tăng khả năng tận dụng của CPU, hệ điều hành luôn cố gắng đưa nhiều chương trình vào bộ nhớ trong cùng lúc. Ngoài ra hệ điều hành còn cung cấp khả năng quản lý bộ nhớ ảo, cho phép một chương trình có kích thước lớn hơn bộ nhớ thực có thể chạy được trên một máy có bộ nhớ thực nhỏ (ví dụ một chương trình 5MB có thể chạy được trên máy có bộ nhớ còn thừa 2MB). Hệ điều hành đảm nhận một số chức năng sau đối với hệ thống quản lý bộ nhớ (Memory management): - Theo dõi những phần nào của bộ nhớ đang được sử dụng bởi những chương trình nào, bởi người dùng nào - Quyết định process (tiến trình) nào sẽ được đưa vào bộ nhớ khi bộ nhớ trong trở nên trống - Phân chia, cung cấp và lấy lại khoảng không bộ nhớ khi cần thiết •Hệ thống quản lý nhập xuất (i/o system management) Một trong những nhiệm vụ của hệ điều hành là quản lý sự hoạt động của hệ thống nhập xuất bằng cách: - Cung cấp lệnh cho thiết bị - Bắt những ngắt (interrupt) từ thiết bị - Quản lý và khắc phục lỗi (error handling) - Hệ thống quản lý bộ nhớ cho thiết bị bao gồm buffering, caching, spooling - Driver cho từng thiết bị, để hệ điều hành có thể thận biết và làm việc với thiết bị Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương •Hệ thống quản lý tập tin (file system management) Máy tính lưu trữ thông tin trên vài loại phương tiện lưu trữ vật lý như băng từ(magnetic tape), đĩa từ (magnetic disk), đĩa quang (optical disk) v.v . mỗi loại phương tiện lưu trữ này được điều khiển bởi một lọai thiết bị như ổ cứng, ổ CD . bao gồm một số đặc tính nhất định như tốc độ, khả năng lưu trữ, tốc độ truyền tải dữ liệu, cách thức truy cập. Để tiện cho việc sử dụng máy tính, hệ điều hành đã giới thiệu một chuẩn thống nhất để biểu thị những thông tin được lưu trữ. Hệ điều hành đã trừu tượng hóa những đặc tính vật lý của những thiết bị lưu trữ để định nghĩa ra đơn vị lưu trữ logic dưới dạng "tập tin" (file) và "đường dẫn" (directory). Những hệ điều hành khác nhau dùng những quy định về việc quản lý tập tin khác nhau. Ví dụ Microsoft Windows dùng "\" để ngăn cách các đường dẫn, tên tập tin và tên đường dẫn không có tính nhạy cảm về chữ hoa hoặc chữ thường, trong khi hệ điều hành Linux dùng "/" để phân biệt các đường dẫn (đường dẫn trong Linux cũng được đối xử như một tập tin), tên tập tin trong linux có sự phân chia chữ hoa, chữ thường. Hệ điều hành cũng tạo ra những chuẩn quản lý tập tin riêng và được lưu trữ trong một bảng gọi là FAT (File Allocation Table), ví dụ hệ điều hành Microsoft Windows dùng FAT12, FAT16, FAT32, NTFS. Microsoft Windows Vista chỉ có thể cài đặt trên NTFS. Nhiều hệ thống Linux lại dùng ext2, ext3, ReiserFS, Reiser4, GFS, GFS2, OCFS, OCFS2, và NILFS, Linux cũng hỗ trợ hoàn toàn XFS , JFS, FAT12/16/32 và NTFS. Hệ điều hành đảm nhiệm những hoạt động sau đối với hệ thống quản lý tập tin: - Tạo và xóa tập tin - Tạo và xóa đường dẫn - Hỗ trợ những thao tác cơ bản trên tập tin và đường dẫn - Ánh xạ (mapping) tập tin lên bộ nhớ phụ - Lưu trữ tập tin vào thiết bị lưu trữ an toàn Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương •Hệ thống bảo vệ (Protection System) Vào những ngày đầu, khi chỉ có hệ điều hành một người dùng, người lập trình có khả năng điều khiển toàn bộ hệ điều hành mà không cần có bất kì sự bảo vệ nào. Sau này nhiều hệ điều hành đã bắt đầu chia sẻ tài nguyên hệ thống với các chương trình đang chạy cùng lúc, nhiều chương trình được đưa vào bộ nhớ một cách đồng thời, việc chia sẻ này tăng hiệu suất hoạt động của máy tính nhưng đồng thời lại gây ra nhiều vấn đề ví dụ như nhiều chương trình đang được thực thi đồng thời có khả năng ảnh hưởng lẫn nhau do chia sẻ chung một không gian bộ nhớ; hai hoặc nhiều chương trình đòi hỏi CPU cùng một thời điểm, cùng sử dụng thiết bị xuất nhập, truy cập vào một tập tin vào một thời điểm Hậu quả là hệ thống hoạt động không chính xác và nhiều khi dẫn đến hệ thống bị treo, không hoạt động được. Đây là lý do hệ thống bảo vệ được giới thiệu trong hệ điều hành, hệ điều hành luôn có những thuật toán, phương pháp quản lý và tránh cũng như xử lý những xung đột trong hệ thống. •Hệ thống dịch lệnh (Command Interpreter System) Hệ thống dịch lệnh là một trong những thành phần quan trọng nhất của một hệ điều hành bởi vì nó đóng vai trò trung gian giữa người dùng và hệ điều hành. Một vài hệ thống bao tích hợp hệ thống dịch lệnh trong nhân (kernel) của nó, trong khi một số hệ thống như DOS và UNIX xem hệ thống dịch lệnh như là một chương trình đặc biệt được thực thi khi người dùng truy cập vào lần đầu tiên, những chương trình như thế này thường được gọi là hệ thống dịch lệnh theo dòng (command-line-interpreter) hoặc vỏ (shell). Chức năng chính của nó là lấy dòng lệnh tiếp theo và thực thi dòng lệnh này. Một vài hệ thống dịch lệnh bằng dao diện đồ họa như trong Microsoft Windows, Macintosh, trong khi một số hệ điều hành yêu cầu người dùng nhập lệnh từ bàn phím theo từng dòng lệnh (commandline) như DOS hoặc UNIX. Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương •Quản lý mạng (Networking) Hầu hết mọi hệ điều hành đều có khả năng sử dụng nghi thức mạng TCP/IP. Điều này nghĩa là một hệ thống có thể hiện hữu trên một mạng của một hệ thống khác và có khả năng chia sẻ tài nguyên như tập tin, máy in, máy quét v.v . thông qua kết nối dây hoặc kết nối không dây. Nhiều hệ điều hành cũng có thể hỗ trợ nhiều nghi thức mạng như SNA (trên hệ thống IBM). Ngoài ra còn có những nghi thức riêng biệt cho những nhiệm vụ riêng biệt như NFS dành cho truy cập tập tin. Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Dịch vụ cung cấp bởi hệ điều hành 1. Khởi động máy tính (Starting the computer) Phần mềm khởi động được lưu cố định trong ROM (Read Only Memory), Sau khi phần mềm này được thực thi, sự điều khiển sẽ được chuyển sang cho hệ điều hành, hệ điều hành cung cấp dao diện người dùng chỉ định rằng hệ điều hành đã sẵn sàng cho việc chấp nhận lệnh từ người dùng. 2. Dao diện người dùng (User interface) Một chức năng phổ biến nhất của hệ điều hành là cung cấp một môi trường để người dùng làm việc được với máy tính. Nó đóng vai trò trung gian giữa người dùng và máy tính. Hệ điều hành cung cấp một dao diện người dùng, có thể là dao diện lệnh (như trong MS-DOS) hoặc dao diện đồ họa (như trong MS-Windows), hoặc có thể cả hai (như trong Linux). 3. Chạy những chương trình ứng dụng (Running application programs) Khi người dùng muốn chạy những chương trình ứng dụng, hệ điều hành sẽ xác định sự ưu tiên, quyết định những tài nguyên nào có thể dùng được để phân phối cho chương trình những tài nguyên thích hợp trong thời gian thích hợp. 4. Điều khiển nhập xuất (Controlling input and output) Hệ điều hành đóng vai trò như là một người quản lý và có sự điều hành tuyệt đối đối với tất cả tài nguyên trong máy tính. Hệ điều hành lấy những thông tin nhập vào, xử lý chúng và đưa ra những hoạt động tương ứng, hệ điều hành phải điều khiển những thiết bị nhập xuất, phải điều khiển dòng chảy của dữ liệu trong CPU và dữ liệu nhập vào từ bàn phím, chuột v.v . và xuất ra thiết bị ra như màn hình, máy in v.v . 5. Quản lý bộ nhớ (Memory management) Hệ điều hành phải quản lý bộ nhớ chính cũng như cách sử dụng của bộ nhớ phụ như ổ mềm, ổ cứng, đĩa quang v.v . Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương 6. Quản lý dữ liệu (Data management) Trong tiến trình quản lý tài nguyên, hệ điều hành đồng thời đảm nhiệm việc quản lý việc lưu trữ và thu hồi dữ liệu. Công việc này được hoàn thành bởi việc lưu trữ thông tin về tập tin như vị trí, kích thước v.v .Có những tập tin chứa những thông tin quan trọng và cần được bảo vệ, vì vậy bảo vệ tập tin, ẩn tập tin v.v . cũng được hệ điều hành cung cấp. 7. Cung cấp sự bảo mật cho người dùng và dữ liệu (Providing Security to user applications and data) Hệ điều hành phải đảm bảo dữ liệu và ứng dụng được an toàn. Điều này thông qua sự đăng nhập của người dùng cùng với mật mã, ấn định quyền truy nhập tập tin, thuộc tính ẩn, chỉ đọc . cung cấp những thông báo cảnh cáo và thông báo bảo mật tương ứng. 8. Tính toán tài nguyên sử dụng (Accounting Resource Usage) Hệ điều hành phân chia tài nguyên cho những chương trình theo yêu cầu, vì vậy cần có sự duy trì những ghi chép của những tài nguyên đã được phân chia với mục đích sử dụng sau này. HĐH ghi lại lịch trình sử dụng bộ nhớ vì vậy dung lượng bộ nhớ thừa và bộ nhớ đã được sử dụng có thể được biết dễ dàng. 9. Cung cấp tiện ích và dịch vụ (Providing Utilities and Services) Hệ điều hành cung cấp những dịch vụ để người dùng có thể điều khiển hệ thống, những dịch vụ này bao gồm dịch vụ về tập tin cho phép người dùng quản lý, sao chép, di chuyển, xóa tập tin. Dịch vụ cho phép kiểm tra lỗi bộ nhớ phụ v.v . 10. Truyền thông mạng (Network communication) Nếu máy tính được nối vào một mạng, hệ điều hành phải quản lý những kết nối giữa những người dùng trong mạng đó. [...]... Lan Hương Giao diện màn hình MAC OS X Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Mục lục • Giới thiệu • Hệ điều hành là gì • Chức năng chính yếu của hệ điều hành • Các thành phần của hệ điều hành • Dịch vụ cung cấp bởi hệ điều hành • Phân loại hệ điều hành • Thí dụ hệ điều hành • Vài nét sơ lược về một số hệ điều hành nổi tiếng và thường gặp o MS-DOS o Unix o LINUX o Hệ điều hành họ Windows o MAC and MAC OS ... hành dành cho máy MainFrame Hệ điều hành dành cho máy Server Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC) Hệ điều hành dành cho máy PDA (Embedded OS - hệ điều hành nhúng) Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard) Dưới góc độ số chương trình được sử dụng cùng lúc Hệ điều hành đơn nhiệm Hệ điều hành đa nhiệm Dưới góc độ người.. .Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Phân loại hệ điều hành Chúng ta nên hiểu, sau đây là những loại hệ điều hành khác nhau nhưng không nhất thiết một Hệ điều hành chỉ thừa hưởng duy nhất một tính chất của một loại Một hệ điều hành hiện đại có thể là một sự kết hợp của nhiều loại, ví dụ Linux là một hệ điều hành hỗ trợ "đa chương trình", "Nhiều người sử dụng", "sử dụng nhiều CPU" v.v Hệ điều hành. .. •UNIX •Windows Mobile Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Vài nét sơ lược về một số hệ điều hành nổi tiếng và thường gặp Các hệ điều hành được sử dụng ngày nay trên các máy tính đa chức năng (như máy tính cá nhân) chủ yếu gồm hai chủng loại: hệ điều hành họ Unix và hệ điều hành họ Microsoft Windows Các máy tính mẹ (Mainframe computer) và các hệ thống nhúng dùng nhiều loại hệ điều hành khác nhau, không... cho hệ điều hành nhiều người sử dụng Việc phân biệt giữa hệ điều hành nhiều người sử dụng và hệ điều hành một người sử dụng hỗ trợ mạng là rất quan trọng Window 2000 và Novell Netware có thể hỗ trợ hàng trăm hoặc hàng nghìn người sử dụng mạng nhưng hệ điều hành của chúng không thực sự là hệ điều hành nhiều người sử dụng Nhà quản trị hệ thống là người sử dụng duy nhất Window2000 hay Netware Hệ điều hành. .. cùng lúc) •Một người dùng •Nhiều người dùng •Mạng ngang hàng Hệ điều hành •Mạng có máy chủ: LAN, WAN, Dưới góc độ hình thức xử lý Hệ thống xử lý theo lô Hệ thống chia xẻ Hệ thống song song Hệ thống phân tán Hệ thống xử lý thời gian thực Nguyễn Thị Lan Hương Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương Thí dụ hệ điều hành Sau đây là một số hệ điều hành phổ biển trên thị trường: •AmigaOS •BeOS •Debian •FreeBSD... thể được gán cho một số Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương chương trình, điều này quyết định số lượng tử thời gian phân phối cho chương trình nhiều hoặc ít tùy theo tầm quan trọng của nó Windows 95,98 trở về sau là những ví dụ của lọai hệ điều hành này Hệ điều hành thời gian thực (Real Time OS) Hệ điều hành thời gian thực được dùng để điều khiển máy, các thiết bị khoa học và hệ thống công nghiệp Một... dòng hệ điều hành mới nhằm tận dụng triệt để những kĩ thuật mới này, vì vậy ở một góc độ nào đó ta có thể phân chia hệ điều hành ra vài dòng 16bit, 32bit, 64bit (Windows Server 2003 64 bit, Windows XP 64 bit, Windows Vista 64 bit, một số hệ điều hành LINUX cũng hộ trợ điện toán 64-bit …) Ngoài ra ta còn có thể phân loại hệ điều hành dựa theo một số tiêu chí sau: Dưới góc độ loại máy tính Hệ điều hành. .. được chạy như một hệ điều hành độc lập (standalone version) Sau khi Windows 95 ra đời vào năm 1995, các phiên bản MS-DOS tiếp theo đều được phát hành đi kèm với Windows, chẳng hạn như MS-DOS 7.0 (8/1995) là nền để cho Windows 95 khởi động, và MS-DOS 8.0 đi kèm với Windows ME Đây cũng là phiên bản cuối cùng của hệ điều hành này Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương MS-DOS là hệ điều hành đơn nhiệm Tại... bản Windows tiếp theo - Windows XP Hệ điều hành 32 bit ban đầu được thiết kế và quảng bá là các hệ thống Hệ điều hành Nguyễn Thị Lan Hương có độ tin cậy cao và đặc biệt là không thừa kế từ DOS •Phiên bản đầu tiên được đưa ra là Windows NT 3.1 vào năm 1993, được đánh số "3.1" để chỉ thị ngang hàng với Windows 3.1 và hơn 1 cấp so với hệ điều hành OS/2 2.1, hệ điều hành của IBM do Microsoft đồng phát . độ loại máy tính Hệ điều hành dành cho máy MainFrame Hệ điều hành dành cho máy Server Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU Hệ điều hành dành cho máy. tính cá nhân (PC) Hệ điều hành dành cho máy PDA (Embedded OS - hệ điều hành nhúng) Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt Hệ điều hành dành cho thẻ