Phòng GD&ĐT Thanh Oai. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013 – 2014. MÔN THI: LỊCH SỬ ( Vòng 2). Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề). Câu 1: (6 điểm) Trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của các nước ASEAN? Nêu mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN từ khi thành lập đến nay. Câu 2: (4 điểm) Hãy nêu ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với đời sống xã hội. Con người đã có giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại? Câu 3: (5 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì sao nói sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? Câu 4: (5 điểm) Hãy hoàn thiện bảng sau về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai Thời gian Hoàn cảnh Mục tiêu Nội dung Tác động đến kinh tế nước ta Tác động đến xã hội nước ta Phòng GD&ĐT Thanh Oai. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013 – 2014. MÔN THI: LỊCH SỬ ( Vòng 2). Câu Đáp án Điểm 1 (6 điểm) a. Mục tiêu là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. b. Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên là cùng tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, hợp tác phát triển có kết quả c. Mối quan hệ Việt Nam và ASEAN từ năm 1967 đến nay diễn biến phức tạp, có lúc hoà dịu, có lúc căng thẳng tuỳ theo tình hình quốc tế và khu vực. - Giai đoạn 1967 - 1973: Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với ASEAN vì Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối quân sự SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ, Thái Lan đưa lính đánh thuê vào miền Nam Việt Nam. - Giai đoạn 1973 -1978: Sau Hiệp định Pari năm 1973 , nước ta bắt đầu triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt, sau Đại thắng mùa xuân 1975, vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng, các nước ASEAN phải tính lại "quan hệ với Mĩ". Tháng 2-1976, Việt Nam tham gia kí kết Hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau. - Giai đoạn 1978 - 1989: Tháng 12 - 1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Cam-pu-chia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN trở nên căng thẳng. - Từ 1989 đến nay: Việt Nam rút quân đội khỏi Cam-pu-chia và thi hành chính sách đối ngoại " muốn là bạn với tất cả các nước". Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết. Quan hệ Việt Nam - ASEAN đã được cải 1 1 1 1 1 1 thiện rõ rệt, từ đối đầu căng thẳng chuyển sang đối thoại thân thiện, hợp tác. Tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, tích cực cùng các nước Đông Dương xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển. 2 (4 điểm) - Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật có ý nghĩa to lớn, như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. - Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã và đang có những tác động sau: + Tích cực: Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước sang một nền văn minh mới – “văn minh tin học”; nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công – nông nghiệp giảm và lao động dịch vụ tăng; đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. + Tiêu cực: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực ( chủ yếu do con người tạo nên) Đó là việc chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống, trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, bệnh tật mới, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cuộc sống của con người luôn bị đe dọa. - Con người đã có những giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực đó: Cùng nhau xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp ở mọi nơi, mọi lúc. Cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại… bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên. 1 1 1 1 3 (5 điểm) * Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: a. Tìm được con đường cứu nước: 1920, Nguời đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. b. Chuẩn bị thành lập Đảng: - Chuẩn bị về tư tưởng chính trị: Từ Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, truyền bá chủ nghĩa Mác về Việt Nam. - Đào tạo cán bộ: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 0,5 1 0,5 c. Thành lập Đảng: - Chủ trì hội nghị. - Soạn thảo văn kiện. * Nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam vì: - Giai cấp công nhân trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. - Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. - Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. - Sự chuẩn bị đầu tiên cho những bước nhảy vọt về sau. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 4 (5 điểm) Hãy hoàn thiện bảng sau về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai Thời gian 1919 -1929 Hoàn cảnh Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Mục tiêu Bòn rút thuộc địa để làm giàu cho chính quốc nhưng không cho thuộc địa có cơ hội cạnh tranh với chính quốc. Nội dung Nông nghiệp (đồn điền cao su) chiếm địa vị hàng đầu, sau mới là công nghiệp, giao thông và thương nghiệp. Tác động đến kinh tế nước ta Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến sâu sắc theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; cơ cấu kinh tế thuộc địa mất cân đối, què quặt biểu hiện ở tỷ lệ giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ, giữa các vùng miền. Tác động đến xã hội nước ta Đẩy mạnh sự phân hóa giai cấp. Giai cấp tư sản ra đời. Giai cấp công nhân và giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Nông dân bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn. Các giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau nên khả năng cách mạng cũng khác nhau. 0,5 0,5 1 1 1 1 Điểm toàn bài 20/20 . Phòng GD&ĐT Thanh Oai. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013 – 2014. MÔN THI: LỊCH SỬ ( Vòng 2). Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) . Câu 1: (6 điểm) Trình bày mục tiêu. nước ta Phòng GD&ĐT Thanh Oai. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013 – 2014. MÔN THI: LỊCH SỬ ( Vòng 2). Câu Đáp án Điểm 1 (6 điểm) a. Mục tiêu là phát triển kinh tế và văn. Tháng 2- 197 6, Việt Nam tham gia kí kết Hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN được cải thi n bằng việc thi t lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau. - Giai đoạn 197 8 - 198 9: Tháng