PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂNDỰ THI HSG LỚP 9 CẤP TỈNH Môn thi: Ngữ Văn Thời gian: 150 phút Không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang Câu1 2,0 điểm: Phân tích tác d
Trang 1PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
DỰ THI HSG LỚP 9 CẤP TỈNH
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Đề thi gồm 01 trang
Câu1 (2,0 điểm):
Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
“ Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua, xúc tép ở Đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
( Đò Lèn- Nguyễn Duy)
Câu 2 (6,0 điểm):
“ Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang
kiên nhẫn đứng trong đêm.”
( R.Ta-go)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói trên bằng một bài văn ngắn
Câu 3 (12,0 điểm):
Mùa xuân trong thơ của các thi nhân
………HẾT………
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:……….Số báo danh:………
Trang 2PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG
Môn: Ngữ Văn 9
Câu1 ( 2.0 điểm):
* Yêu cầu về kiến thức:
- Phát hiện được các biện pháp nghệ thuật( 0,5) điểm)
- Phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật (1,5 điểm)
+ Liệt kê:
- Bà mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh-> Nhấn mạnh hình ảnh người bà
nghèo, vất vả, lam lũ, tảo tần, chịu khó
- Đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao-> Liệt kê tên các địa danh->
Gợi nhớ những vùng đất đã in dấu bước chân bà, tạo ấn tượng về sự bươn trải, nhọc
nhằn trong cuộc đời bà, gián tiếp bộc lộ lòng thương cảm, nỗi nhớ bà khôn nguôi:
Những vùng đất ấy vẫn còn đây nhưng hình bóng bà nay đâu còn nữa…
+ Từ láy “ Thập thững”giàu hình ảnh, gợi cảm, câu thơ kết đoạn đột ngột kéo dài-> Tô
đậm hình ảnh người bà bước thấp, bước cao, một mình lẻ loi trên con đường dài hút
vắng trong đêm giá lạnh-> Người đọc càng thấu hiểu hơn nỗi cơ cực, khó nhọc của bà
+ Khổ thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu dòng thơ đầu tiên, đầu dòng còn lại không viết
hoa-> Phù hợp với những hồi ức, niềm thương cảm, xúc động dâng trào pha chút ân hận, tự
trách mình đã có lúc vô tình trước nỗi gian khó của bà
-> Các biện pháp NT vừa khắc họa hình ảnh người bà suốt đời cực nhọc, tần tảo… vừa
bộc lộ sự thấu hiểu, cảm thông, biết ơn bà sâu sắc của người cháu
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết thành đoạn văn ngắn
Câu 2 (6,0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: 1 điểm
- Xác định đúng kiểu bài NLXH về một ván đề tư tưởng đạo lí
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh
* Yêu cầu về nội dung:
1 Giải thích ý nghĩa câu nói: (1 điểm)
+ Nghĩa đen: Ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa ánh sáng trong đêm,
nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và có người cầm đèn soi
sáng trong đêm
+ Nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do cuộc đời
mang lại
- Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hi sinh lặng thầm, bền bỉ
-> Ý nghĩa của câu nói: Nhắc nhở mọi người phải biết ơn, trân trọng những thành quả
đang có, biết tri ân những người làm ra nó, đặc biệt phải hiểu, tri ân những hi sinh âm
thầm, khó thấy
2 Bình: Khẳng định câu nói có ý nghĩa vô cùng đúng đắn, sâu sắc (3 điểm)
+ Trong tự nhiên, xã hội không có sự vật hiện tượng nào không có nguồn gốc Trong
cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên Khi
Trang 3được hưởng phải biết nhớ ơn và biết đền ơn những người đó đồng thời biết thấu hiểu những khó khăn, nhọc nhằn…để tạo ra thành quả
DC1: Cuộc sống tự do, độc lập mà chúng ta đang hưởng hôm nay là bao máu xương của các thế hệ đi trước…
DC2: Sự tồn tại, trưởng thành của mỗi con người….-> Cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng, thầy cô vun đắp tri thức…( Công cha, áo mẹ chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao)
+ Lòng biết ơn giúp ta sống tốt đẹp, nhân ái, biết quan tâm, thấu hiểu những người, những việc quanh ta, biết tạo ra một tập thể, xã hội thân ái, đoàn kết Thiếu lòng biết
ơn và hành động đền ơn con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm
DC: Biết quan tâm tới những người thân: Ông bà, cha mẹ…
Có những hành động làm vui lòng cha mẹ, thầy cô…
2 Luận (Mở rộng) ( 1 điểm)
- Khẳng định tác dụng của lối sống biết đền ơn, đáp nghĩa, nhắc nhở con người về lối sống ân tình thủy chung-> Đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa
- Phê phán lối sống vô tình, bội bạc…
Câu 3 (12,0 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo yêu cầu sau:
* Về hình thức:
- Biết viết bài văn nghị luận văn học
- Lập luận chặt chẽ, kết hợp các PPLL: Giải thích, chứng minh, bình luận…
- Văn viết giàu hình ảnh, ít mắc lỗi
* Về nội dung:
1 Giải thích (1 điểm)
- Mùa xuân là mùa khởi đầu một năm mới, là mùa của lễ hội, của cỏ cây nảy lộc, đâm chồi…
- Mùa xuân là đề tài muôn thủa của thi ca xưa và nay
2 Phân tích, chứng minh, bình luận: 10 điểm
a Mùa xuân trong thơ Trung đại và giai đoạn: 30- 45(5 điểm)
- Mùa xuân hiện lên qua vài nét phác hoạ nhưng đẹp và có hồn: ( D/c)
- Mùa xuân hiện lên với nghệ thuật “ Tả cảnh ngụ tình”: (D/c)
- Thể hiện sự sáng tạo của mỗi thi nhân Tuy nhiên, tâm trạng của mỗi thi nhân thường mang nỗi buồn
- Nghệ thuật; Dùng nhiều điển tích điển cố, từ Hán Việt…
b Mùa xuân trong thơ hiện đại (5 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh: Sau CM tháng 8/45 văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng tập trung phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc, văn học mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Nội dung:
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên
+ Mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, Đảng, Bác Hồ
+ Thể hiện lòng lạc quan, tin tưởng vào tương lai đất nước
Trang 4+ Gắn liền với ý thức trách nhiệm với đất nước
- Nghệ thuật:
+ Mang khuynh hướng sáng tác XHCN, cái “ Ta” chung
+ ít sử dụng điển cố, ngôn ngữ đại chúng
+ Mùa xuân gắn liền với các địa danh cụ thể
3 Đánh giá chung ( 1điểm)
- Thể hiện sự kế thừa và phát triển
- Thể hiện sự sáng tạo của mỗi thi nhân, góp phần làm phong phú cho nền văn học nước nhà
Cách cho điểm:
- Đảm bảo các ý trên, ít mắc lỗi chính tả (Điểm 12)
- Thiếu một số ý, diễn đạt lủng củng (Điểm 10)
- Thiếu 50% ý (Điểm 6)
- Không đảm bảo các yêu cầu về ý, mắc nhiều lỗi (Điểm4)