CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyền thế giới mũi cà mau (Trang 32 - 33)

- Tuyến Cà Ma u Vồ Dơi Hòn Đá Bạc Sông Đốc (23 ngày)

CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Xây dựng KDTSQTG là một chương trình hết sức ý nghĩa. KDTSQ mang đến lợi ích to lớn và lâu dài cho cộng đồng địa phương như: bảo vệ được nguồn lợi đất, nước,

tạo công ăn việc làm tại chỗ, giúp bản sắc văn hóa, ngành nghề truyền thống lâu đời

được giữ gìn và phát huy, giúp các sản phẩm mỹ nghệ, đặc sản của vùng Đất Mũi xa

xôi được giới thiệu trên thị trường quốc tế. Mặt khác, giúp nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng hẻo lánh này, tạo môi trường sống trong sạch lành mạnh cho dân cư. Ngoài ra, KDTSQ còn nâng cao năng lực, tạo cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thêm thông tin,

đem đến sự ủng hộ lớn từ người dân cho cán bộ quản lí và cơ quan Nhà nước.

KDTSQTG Mũi Cà Mau nổi bật với đặc trưng vùng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và nổi tiếng trên Thế giới về năng suất sinh học cao nhất trong các HST tự nhiên. Diễn thế nguyên sinh trên đất bồi tụ nơi đây tạo nên những quần xã thực vật đặc trưng, là

nơi cư trú, bãi đẻ và nuôi dưỡng ấu trùng của các loài thủy hải sản của cả vùng Vịnh Thái Lan rộng lớn.

Mũi Cà Mau cũng là nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa đa dạng, đặc sắc của ba dân tộc sinh sống chính: Kinh, Hoa, Khmer. Có nhiều lễ hội lớn thu hút người dân trong và ngoài tỉnh tham gia...mang đậm bản sắc văn hóa của những người dân Nam Bộ đầu

tiên đi khẩn hoang mở đất.

Song, KDTSQ là một vấn đề mới đối với Cà Mau nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Việc thành lập BQL chung có đầy đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc quản lí đồng thời về rừng, về nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử...là một thách thức lớn đối với tỉnh.

Hiện nay, qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, VQG U Minh Hạ, là một phần

của KDTSQTG Mũi Cà Mau nhưng chưa thu hút được du khách, mặc dù giao thông từ

thành phố Cà Mau đến vườn khá thuận lợi. Đối với KDL Mũi Cà Mau, đa số du khách

đến đây vì mong muốn tham quan cột mốc - điểm cuối cùng của Tổ Quốc. Có rất ít du khách biết đến thương hiệu KDTSQTG cũng như đến đây với mục đích tìm hiểu về độ đa dạng sinh học của VQG.

Cả VQG U Minh Hạ và cụm du lịch Mũi Cà Mau đều chưa có hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với tài nguyên du lịch rừng và biển, chưa xây dựng được các mô hình giới thiệu văn hóa của địa phương như: các sinh hoạt dưới tán rừng, nghề làm khô, đờn ca tài tử...đến với du khách. Chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu văn

hóa của DLST.

Trên toàn tỉnh Cà Mau và riêng các điểm du lịch của KDTSQTG Mũi Cà Mau

chưa có biện pháp tuyên truyền về lợi ích, về tài nguyên vô cùng quý giá mà KSQ mang lại để người dân Cà Mau, nhất là cho cộng đồng xung quanh KSQ hiểu và ý thức

được giá trị của tài nguyên để khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả và bền vững. Hiện nay, vai trò người dân trong hoạt động DLST tại

cả hai VQG đều vô cùng mờ nhạt.

II. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyền thế giới mũi cà mau (Trang 32 - 33)