Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông bỏ ra - chiếc bình nứt nói.. Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái bình nứt… Câu 2 7.0 điểm
Trang 1PHÒNG GD & ĐT TP VĨNH YÊN KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 – NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 ( 3.0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau đây:
CHIẾC BÌNH NỨT
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về nước trong bình chỉ còn một nửa Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn
thành nhiệm vụ Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ : Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình Tôi muốn xin lỗi ông Ngươi xấu hổ vì chuyện gì? - người chủ hỏi Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông bỏ ra - chiếc bình nứt nói Không đâu - ông chủ trả lời - Khi đi về ngươi có chú ý thấy luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy Trong những năm qua ta đã vun tưới cho chúng và hái
về trang hoàng căn nhà Nếu không có ngươi nhà ta có ấm cúng và duyên dáng được thế này không?
Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái bình nứt…
Câu 2 ( 7.0 điểm)
Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (SGK Ngữ Văn 9) để làm rõ
ý kiến sau:
Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn,
chuyện nhỏ quanh mình Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì
ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại (Hoài Thanh - Báo văn nghệ
14/04/1972)
……….HẾT……….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh………Số báo danh………
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC VĨNH YÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐÁP ÁN MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9
───────
I Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy
khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm
II.Đáp án và thang điểm
1 Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Chiếc bình nứt 3,0
1 Nhận thức về câu chuyện(0,5 điểm)
- Trong câu chuyện, chiếc bình nứt đã rất chân thành nói với ông chủ về
khuyết điểm của nó Rất may mắn nó gặp được ông chủ tốt bụng, có mắt
tinh tế (và óc sáng tạo lãng mạn ).Vì thế số phận của nó vẫn tiếp diễn tốt
đẹp
- Ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người trong chúng ta đều có những nhược
điểm rất riêng biệt Ai cũng là chiếc bình nứt cả Nhưng chính vết nứt và
các nhược điểm đó mới khiến cho đời sống chung của chúng ta trở nên
phong phú, trở nên thú vị Chúng ta phải biết chấp nhận cá tính của từng
người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt của họ
0,25
0,25
2 Suy nghĩ của bản thân(2,0 điểm)
- Chiếc bình nứt vẫn hữu ích Mỗi chúng ta đều không hoàn hảo, nhưng ta
có thể xoay chuyển và tận dụng ngay cả những điểm không hoàn hảo đó
Điều này có nghĩa cuộc đời có nhiều màu sắc, và nhiều cách để mỗi
người tự hoàn thiện mình
- Tuy nhiên trong cuộc sống, thực tế diễn biến phức tạp hơn
+ Khi có những điểm yếu thì chưa chắc ta có thể tiếp tục đi tiếp con
đường cạnh tranh như người bình thường
+ Khi gặp những hoàn cảnh mà khả năng khẳng định mình thấp, thì việc
tiếp tục hoạt động là điều rất khó khăn
1,0
1,0
3 Bài học nhận thức và hành động(0,5 điểm)
- Hãy biết chấp nhận khiếm khuyết của mình và của người khác
- Đừng chờ đợi người khác hiểu mình mà hãy tự nhận thức về mình trước
để sống tốt hơn, hữu ích hơn
- Chúng ta lăn lộn trong cuộc sống và xây dựng cuộc sống bằng nỗ lực và
niềm tin, hơn là bằng những dằn vặt, đợi chờ và tiếc nuối
0.5
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ ý kiến: Đọc
thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện
Trang 32 lớn, chuyện nhỏ quanh mình Cái điều ở người khác có thể chỉ là
chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại
7,0
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm(0,5 điểm)
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- Ông viết bài thơ Ánh trăng năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi
đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người lính trở về để lại
sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình Tác phẩm in trong tập
thơ cùng tên – tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984
0,25 0,25
2 Giải thích ý kiến(1.0 điểm)
- Những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình: Là tất cả những gì đang
diễn ra, hiện hữu hàng ngày xung quanh cuộc sống con người; Chuyện
thoáng qua: Những cái không mấy ai quan tâm, để ý; Lắng sâu, đọng lại:
Thấm sâu, in đậm trong trí nhớ, trong tâm tưởng.
- Ý cả câu: Nguyễn Duy thường hướng cảm xúc, suy nghĩ tới tất cả những
gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống con người, kể cả những điều không
mấy ai quan tâm Tuy nhiên qua thơ ông, những cái tưởng như thoáng qua
ấy lại trở thành những điều sâu sắc, in đậm trong tâm tưởng không thể
phai mờ, buộc ta phải suy ngẫm
0,5
0,5
3 Phân tích(5,0 điểm)
a Nguyễn Duy hướng cảm xúc tới tất cả những gì đã, đang diễn ra, hiện
hữu xung quanh mình.
- Đó là những tháng năm tuổi thơ sống với đồng, với sông, với bể.
- Là quãng thời gian gắn bó với chiến trường.
- Là lúc về sống nơi phố phường, quen với ánh điện, cửa gương.
- Giữa muôn vẻ ấy của cuộc sống là hình ảnh vầng trăng, hình ảnh bình
dị, đơn sơ quen thuộc của thiên nhiên
1,5
b Tuy nhiên qua thơ ông, những cái tưởng như thoáng qua ấy lại lắng
sâu, đọng lại thành những điều lớn lao, buộc ta phải suy ngẫm.
- Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng
thành,cả trong hạnh phúc và gian lao
- Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh
hằng, tươi mát, thơ mộng
- Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành
vầng trăng tình nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.
- Đất nước hòa bình, hoàn cảnh thay đổi, con người được sống sung túc
đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại Lúc này vầng
trăng đi qua ngõ / như người dưng qua đường Rõ ràng, khi thay đổi hoàn
cảnh, con người có thể quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm Nói
chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh được một sự thực trong xã hội
hiện đại
- Gặp lại vầng trăng trong một tình huống đặc biệt, nhà thơ chợt rưng
rưng cái rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên
lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những
ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; ân hận, ăn năn ,tiếc nuối, một
chút xót xa đau lòng
0,5 0,5 0,5 0,5
0,5
Trang 4- Con người giật mình trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự
trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt,
làm đẹp con người
0,5
c Vài nét nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.
- Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc
- Hình ảnh vầng trăng – ánh trăng mang nhiều tầng ý nghĩa.
0,5
4 Đánh giá(0,5 điểm)
- Ý kiến của Hoài Thanh thể hiện năng lực tìm tòi, khám phá của một cây
bút phê bình văn học bậc thầy Đây cũng được coi như một định hướng
giúp ta hiểu: Những cái tưởng như thoáng qua hàng ngày qua xúc cảm
của Nguyễn Duy lại lắng sâu, đọng lại những điều đáng phải suy ngẫm.
- Bài thơ Ánh trăng là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng
gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, gợi nhắc, củng cố ở
người đọc thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng
quá khứ
0,25
0,25
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu
cầu về kiến thức Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào sự vận dụng đáp án một cách khoa học và linh hoạt của người chấm.