PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊNTRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120' Không kể thời gian giao đề Câu 1: Cho các câu thơ sau đây: - "
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120' ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
Cho các câu thơ sau đây:
- "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa"
- "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng"
Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong các câu thơ đó?
Câu 2:
Đọc bài thơ " Đồng Chí" nhiều người cho rằng: " Ba câu thơ cuối trích dưới đây là ba câu thơ hay nhất, vì đó là sự kết tinh vẻ đẹp cao quý của tình đồng chí"
… "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo."
( Đồng chí của Chính Hữu)
Em hiểu ý kiến này như thể nào? Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến
15 dòng theo phương pháp tổng- phân- hợp trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ
Câu 3:
Vẻ đẹp tâm hồn và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua các tác phẩm: " Chuyện người con gái Nam Xương" và Truyện Kiều của Nguyễn Du
Trang 2ĐÁP ÁN
Câu 3:
- Kiểu bài: Nghị luận văn học
- Vấn đề nghị luận: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua 2 tác phẩm
- Bố cục: Cân đối, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu…
- Nội dung: Đảm bảo các ý sau:
Là những người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạn xong lại chịu một số phận oan nghiệt để rồi cuối cùng phải chọn cho mình một lối thoát: Tự vẫn -> Với tấm lòng nhân đạo cao cả, các nhà văn đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những nỗi thống khổ của họ Trân trọng đề cao vẻ đẹp của họ nhất là
vẻ đẹp tâm hồn
a Họ là những người phụ nữ truyền thống trong xã hội cũ: Công, dung, ngôn, hạnh
- Đẹp, dịu dàng, hiền hậu: Vũ Nương " Tính tình thuỳ mị… tư dung tốt đẹp…" Thuý Kiều " Làn thu thuỷ…"
- Đảm đang tháo vát: Vũ Nương, khi chông đi lính lo trọn công việc gia đình, nuôi con, chăm sóc mẹ chồng…
- Thuỷ chung, nhân hậu và đầy tình yêu thương…
Vũ Nương: Thuỷ chung, yêu chồng, thương con…Bị chồng nghi oan, không thể dãi bày… tự vẫn để bày tỏ tấm lòng.( Lời nói, hành động…)
Thuý Kiều: Cô gái trong trắng, thuỷ chung, giầu lòng vị tha Mười năm lưu lạc, nằng lúc nào cũng thương nhớ chàng Kim…Luôn thấy mình có lỗi khi tình yêu tan vỡ
Kiều là người con hiếu thảo: Khi gia đình bị vu oan, cha em bị đánh đập Kiều đã quyết đinh hy sinh tình đầu…
b Tiềm ẩn sức mạnh đấu tranh chống lại bất công:
Vũ Nương chống lại sự bất công đối vời người phụ nữ của XH PK nam quyền, từ chối không trở về trần gian dù vẫn khát khao sống, khát khao được trở về
Kiều tìm cách thoát khỏi số phận đau khổ:
+ Tình yêu vượt lễ giáo PK: Bán mình chuộc cha, Băng băng muôn nẻo đường khuya…
+ Bị Mã Giám Sinh lừa gạt, Kiều tự vẫn…
+ Lấy Thúc Sinh… nhưng bị Hoạn Thư đoạ đầy…
-> Phản kháng mãnh liệt, ước mơ về công lý và sự bình đẳng cho người phụ nữ trong XH cũ
Trang 3- HS có thể liên hệ với các tác phẩm: Bánh trôi nước, Kiều Nguyệt Nga… để thấy được vẻ đẹp tâm hồn
-> Khẳng định tình cảm của các tác giả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp người phụ
nữ thời PK…
* Hình thức:
- Bố cụ cân đối, lập luận chặt chẽ
- Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chữ viết rõ ràng
- Viết đúng thể loại Có dẫn chứng, biết vận dụng các cách diễn đạt, không liệt
kê, trình bày…
Trang 4PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9- VÒNG 2
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120' ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Ca dao có câu:
" Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi"
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
" Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng"
Trang 5Hãy phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu thơ trên.
Câu 2: ( 1 điểm)
Đoạn kết thúc câu chuyện" Vũ Nương ở Thuỷ cung" do Nguyễn Dữ sáng tạo chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc? Theo em đây có phải là lối kết thúc có hậu như truyện cổ tích không?
Câu 3: ( 7 điểm)
" Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng phải chăng là bi kịch của một thời chiến tranh ở Việt Nam Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua việc phân tích nhân vật ông Sáu để thấy rõ tình cảm của người cha đối với con gái
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Đảm bảo các ý cơ bản:
- Đây là những cặp lục bát thuộc lọại tuyệt bút trong việc tả cảnh thiên nhiên và biểu hiện tình cảm con người
A, Cặp lục bát của nghệ sĩ dân gian: Chỉ bằng mấy nét chấm phá đã làm nên vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của cảnh tát nước đêm trăng mấy chữ " Múc ánh trăng vàng đổ đi" khiến cho cả thông gian, thời gian, nhân vật, công việc thẫm đẫm ánh trăng vàng Bài ca lao động hoà quyện vào bài ca giao duyên, tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê
B, Cặp lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Vẽ lên bức tranh kì thú, mơ màng Nước thu trong lặng, phản chiếu trời mây, sương khói, nước non, năng vàng thu Câu thơ tĩnh mà động.Hàm ẩn trong đó cả tâm trạng phấn khởi, vui sướng của Thúc Sinh khi được trở lại Lâm tri với Thuý Kiều
Trang 6C Cả hai cặp lục bát đều thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, cảm xúc của con người trước vẻ đẹp thiên nhiên
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: đặc sắc, tả cảnh, tả tình
Hình thức: Không mắc lỗi chính tả Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc
Trang 7PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120' ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 3đ) Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”- Truyện Kiều- Nguyễn Du?
Câu 2: ( 7đ) “ Lặng lẽ Sa Pa, mới đọc tên truyện ta ngỡ nhà văn nói về một điều gì đó im ắng, giá lạnh, hắt hiu Vậy mà, thật kì diệu thay, trong cái lặng lẽ ấy vẫn âm vang hơi ấm của sự sống, của những con người đã hy sinh một cách vô tư thầm lặng những năm tháng tuổi trẻ cho đất nước, cho nhân dân ”
Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Em có cảm nhận như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước?