1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học kỳ 2 SINH HỌC 11 trường chuyên LÝ TỰ TRỌNG CẦN THƠ

5 502 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 219,45 KB

Nội dung

Trang 1/5 - Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Đ THI HỌC K II NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: SINH HỌC - Lớp 10 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 phút, không kể phát đề Đ CHÍNH THỨC Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Điều nào sau đây không đúng về vỏ ngoài của virus? A. Lớp lipit kép và protein có nguồn gốc từ tế bào chủ. B. Các gai glycoprotein có nguồn gốc từ virus. C. Làm nhiệm vụ kháng nguyên, giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ. D. Có ở một số virus, đặc biệt là virus gây bệnh ở động vật và người. Câu 2: Trình tự của chu trình nhân lên của virus lần lượt là A. xâm nhập  hấp phụ  sinh tổng hợp  lắp ráp  phóng thích. B. xâm nhập  sinh tổng hợp  lắp ráp  hấp phụ  phóng thích. C. hấp phụ  sinh tổng hợp  xâm nhập  phóng thích  lắp ráp. D. hấp phụ  xâm nhập  sinh tổng hợp  lắp ráp phóng thích. Câu 3: Một nhà khoa học tiến hành tách axit nucleic ra khỏi vỏ protein của chủng virus I và II. Lấy protein của chủng I trộn với axit nucleic của chủng II thu được virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thì cây bị bệnh. Virus gây bệnh cho cây là A. chủng I vì protein ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của virus. B. chủng II vì axit nucleic có vai trò quy định đặc điểm của virus. C. chủng trung gian của I và II vì thành phần cấu tạo lấy từ chủng I và II. D. chủng khác hoàn toàn so với chủng I và II vì tổ hợp thành phần cấu tạo không giữ được đặc điểm ban đầu. Câu 4: Khác với phage, virus động vật đưa thành phần nào vào tế bào chủ ở giai đoạn xâm nhập? A. Vỏ protein. B. Vỏ ngoài. C. Axit nucleic. D. Nucleocapsit. Câu 5: Đường ruột của người rất giàu chất dinh dưỡng nhưng các vi khuẩn không thể sinh sản với tốc độ cực đại vì trong đường ruột A. có nhiệt độ tương đối cao gây c chế sinh trưởng của các vi sinh vật kí sinh. B. thiếu ánh sáng nên những vi sinh vật kí sinh không thể sinh trưởng được. C. có độ pH thấp nên vi sinh vật không sinh trưởng được. D. có rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau, chúng cạnh tranh chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra các chất kìm hãm nhau. Câu 6: Ghép bệnh (cột A) với con đường lây truyền (cột B) sao cho đúng. A. 1-II, 2-III, 3-I, 4-IV. B. 1-IV, 2-III, 3-II, 4-I. C. 1-III, 2-I, 3-IV, 4-II. D. 1-II, 2-I, 3-III, 4-IV. Câu 7: Vào tháng 10 năm 2014, Sở y tế Cần Thơ kết hợp với các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn và phụ huynh học sinh tiến hành tiêm chủng mở rộng vắcxin sởi và Rubella cho các em học sinh. Việc tiêm chủng mở rộng như trên nhằm A. tạo khả năng miễn dịch với virus gây bệnh sởi và Rubella cho học sinh. B. hỗ trợ điều trị bệnh sởi và Rubella cho tất cả người dân của thành phố. C. diệt virus gây bệnh sởi và Rubella ở tr em các trường mầm non, tiểu học. D. nhắc nhở ý thc bảo vệ sc khỏe của người dân. Bệnh (A) Con đường lây truyền (B) 1. Đậu mùa I. Quan hệ tình dục 2. AIDS II. Tiêu hóa 3. SARS III. Da 4. Tiêu chảy IV. Hô hấp Trang 2/5 - Mã đề thi 132 Câu 8: Ống tiêu hóa của người đối với vi khuẩn E. coli có thể xem là hệ thống nuôi cấy A. không liên tục. B. vừa liên tục vừa không liên tục. C. liên tục. D. thường xuyên thay đổi thành phần. Câu 9: Hình sau đây mô tả về giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus? A. Hấp phụ. B. Lắp ráp. C. Phóng thích. D. Xâm nhập. Câu 10: Trong quá trình muối chua rau quả, yếu tố nào sau đây là yếu tố chủ yếu gây c chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây thối? A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm. D. Độ pH. Câu 11: Sự khác biệt cơ bản của giai đoạn biểu hiện bệnh AIDS với các giai đoạn khác là A. cơ thể chưa có biểu hiện rõ. B. có các bệnh cơ hội xuất hiện. C. thời gian từ 2 tuần đến 3 tháng. D. số lượng tế bào lympho T giảm dần. Câu 12: Tại sao để bảo quản thịt, cá được lâu người ta thường ướp muối (NaCl)? A. Tạo áp suất thẩm thấu thấp nước đi vào trong tế bào vi sinh vật  trương lên  tế bào vỡ ra. B. Tạo áp suất thẩm thấu cao  nước đi vào trong vi sinh vật  trương lên  tế bào vỡ ra. C. Tạo áp suất thẩm thấu thấp  nước trong tế bào vi sinh vật rút ra ngoài  co nguyên sinh  c chế vi sinh vật. D. Tạo môi trường áp suất thẩm thấu cao  vi sinh vật bị mất nước  c chế sinh trưởng vi sinh vật. Câu 13: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì A. vi khuẩn lactic lên men tạo axit lactic  pH cao  c chế vi sinh vật gây bệnh. B. vi sinh vật gây bệnh đã bị giết chết hết ở giai đoạn sử dụng nước nóng để pha sữa. C. vi sinh vật gây bệnh đã bị giết chết hết ở giai đoạn ủ ấm. D. vi khuẩn lactic lên men tạo axit lactic  pH thấp  c chế vi sinh vật gây bệnh. Câu 14: Cấy một vi khuẩn vào môi trường dinh dưỡng có các điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng của nó. Sau 2 giờ, người ta đếm được 8 tế bào. Thời gian thế hệ của vi khuẩn trên là: A. 40 phút. B. 50 phút. C. 30 phút. D. 15 phút. Câu 15: Thực phẩm được bảo quản tương đối lâu trong tủ lạnh vì A. nhiệt độ thấp, có thể diệt khuẩn. B. nhiệt độ thấp, vi khuẩn kí sinh bị c chế. C. trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động D. trong tủ lạnh không cha vi sinh vật gây hại. Câu 16: Điều nào sau đây là đúng về miễn dịch? A. Miễn dịch nhân tạo không có tính đặc hiệu. B. Miễn dịch tế bào nhờ kháng thể nằm trong thể dịch. C. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính bẩm sinh. D. Miễn dịch thể dịch có sự tham gia của tế bào lympho T. Câu 17: Miễn dịch thể dịch không có đặc điểm nào sau đây? A. Có tính đặc hiệu. B. Tạo ra kháng thể hòa vào máu. C. Có sự tham gia của tế bào lympho B. D. Có sự tham gia của tế bào T độc. Câu 18: Trong nuôi cấy vi khuẩn, để thu được sinh khối tối đa, ta nên dừng lại ở pha nào? A. Pha lũy thừa. B. Cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng. C. Cuối pha cân bằng và đầu pha suy vong. D. Pha cân bằng. Phage Vi khuẩn Trang 3/5 - Mã đề thi 132 Câu 19: Mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một hoặc một vài loại tế bào chủ nhất định vì A. mỗi loại virus chỉ nhân lên nhanh chóng ở một số loại tế bào chủ nhất định. B. kháng nguyên của virus chỉ khớp đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của một hoặc vài loại tế bào chủ. C. chỉ có một số tế bào chủ nhất định có đầy đủ thành phần cấu tạo của virus. D. virus chỉ lây nhiễm được ở tế bào chủ không có thụ thể bề mặt. Câu 20: Virus không có đặc điểm nào sau đây? A. Có cấu tạo tế bào đơn giản. B. Kích thước rất nhỏ thường đo bằng nanômet. C. Là thể vô sinh khi ở ngoài tế bào chủ. D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc. Câu 21: Virus có hệ gen là: A. ADN hoặc ARN. B. ADN và ARN. C. ADN. D. ARN. Câu 22: Hãy ghép thành phần cấu tạo với sơ đồ cấu tạo của virus sau đây: (I) Capsôme. (II) Capsit. (III) Axit nucleic. (IV) Vỏ ngoài. (V) Gai glycoprotein. (VI) Nucleocapsit. Tổ hợp đúng chú thích sơ đồ là: A. 1-II, 2-I, 3-VI, 4-V. B. 1-II, 2-IV, 3-VI, 4-I. C. 1-IV, 2-I, 3-III, 4-V. D. 1-V, 2-VI, 3-III, 4-IV. Câu 23: Cá sông và cá biển khi để trong tủ lạnh thì loại cá nào dễ bị hỏng hơn? Tại sao? A. Cá biển dễ hỏng hơn vì vi khuẩn bám trên cá biển là những vi khuẩn thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá. B. Cá sông dễ hỏng hơn vì nước sông có nhiều vi sinh vật gây hại hơn trong nước biển. C. Cá sông dễ hỏng hơn vì cá biển sống trong môi trường nước biển có nhiều muối nên c chế sinh trưởng của vi sinh vật. D. Cá biển dễ hỏng hơn vì nước biển có nhiều nhóm vi sinh vật gây hại hơn nước sông. Câu 24: Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ gồm có các hình thc như A. phân đôi, nảy chồi, bào tử đốt. B. phân đôi, nảy chồi, tiếp hợp. C. phân đôi, nảy chồi, bào tử trần. D. phân đôi, nảy chồi, bào tử kín. Câu 25: Ghép các pha diễn ra trong nuôi cấy không liên tục với đặc điểm tương ng của chúng sao cho phù hợp. Các pha trong nuôi cy liên tc Đc điểm 1. Pha cân bằng 2. Pha lũy thừa 3. Pha tiềm phát 4. Pha suy vong I. Hình thành enzim cảm ng để phân giải các chất. II. Tốc độ sinh trưởng lớn nhất. III. Tốc độ sinh trưởng giảm dần. IV. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại càng nhiều. A. 1-I, 2-II, 3-III, 4-IV. B. 1-III, 2-II, 3-I, 4-IV. C. 1-III, 2-I, 3-II, 4-IV. D. 1-II, 2-III, 3-I, 4-IV. 1 2 3 4 Trang 4/5 - Mã đề thi 132 Câu 26: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra 4 pha theo trình tự: A. pha lũy thừa  pha tiềm phát  pha cân bằng  pha suy vong. B. pha tiềm phát  pha lũy thừa  pha cân bằng  pha suy vong. C. pha lũy thừa  pha cân bằng  pha tiềm phát  pha suy vong. D. pha cân bằng  pha lũy thừa  pha tiềm phát  pha suy vong. Câu 27: Những bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm? A. AIDS, tay chân miệng, tiểu đường. B. Sốt xuất huyết, tai biến mạch máu não, lậu. C. Cúm, dại, thấp khớp. D. Tả, viêm gan B, viêm não Nhật bản. Câu 28: Loại vi sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng bào tử trần? A. Xạ khuẩn. B. Nấm men rượu. C. Nấm Mucor D. Nấm Penicillium. Câu 29: Muốn gây bệnh thì tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cần phải có đủ ba điều kiện sau: A. số lượng đủ lớn, độc lực đủ mạnh, con đường lây nhiễm thích hợp. B. kháng thể đủ mạnh, số lượng đủ lớn, tương tác thụ thể đặc hiệu cao. C. độc lực đủ mạnh, con đường lây nhiễm thích hợp, giai đoạn sống phù hợp. D. tương tác thụ thể đặc hiệu cao, kháng thể đủ mạnh, thời điểm thích hợp. Câu 30: Bệnh truyền nhiễm là bệnh A. không lây truyền rộng rãi trong cộng đồng. B. không thể chữa trị được. C. lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. D. gây suy giảm miễn dịch. Câu 31: Căn c vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm các nhóm: A. ưa axit, ưa trung tính, ưa kiềm. B. ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưa siêu nhiệt. C. ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt, ưa siêu nhiệt. D. ưa axit, ưa nhiệt, ưa trung tính, ưa kiềm. Câu 32: Loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực đối với các bệnh do virus gây ra? A. Miến dịch tế bào. B. Miễn dịch thể dịch. C. Miễn dịch không đặc hiệu. D. Miễn dịch nhân tạo. Câu 33: Người ta thường dùng chất hóa học nào sau đây để thanh trùng nước máy, bể bơi? A. Iôt B. Phênol C. Clo D. Êtanol Câu 34: Ghép loại hàng rào bảo vệ (cột A) với ví dụ minh họa tương ng (cột B) sao cho đúng. A. 1-II, 2-III, 3-IV, 4-I. B. 1-II, 2-IV, 3-III, 4-I. C. 1-IV, 2-I, 3-II, 4-III. D. 1-IV, 2-II, 3-I, 4-III. Câu 35: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) khuyết dưỡng tiamin (vitamin B 1 ), được cấy trên 3 loại môi trường sau: - Môi trường a gồm: nước, muối khoáng và nước thịt. - Môi trường b gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin. - Môi trường c gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ. Sau khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp một thời gian thì các môi trường này trở nên như thế nào? (Môi trường đục là môi trường nhiều tụ cầu vàng) A. Môi trường a và môi trường c vẫn trong suốt, môi trường b trở nên đục. B. Môi trường a và môi trường b trở nên đục, môi trường c vẫn trong suốt. C. Môi trường b và môi trường c trở nên đục, môi trường a vẫn trong suốt. D. Môi trường a và môi trường c trở nên đục, môi trường b vẫn trong suốt. Câu 36: Vi khuẩn so với các nhóm vi sinh vật khác cần độ ẩm A. vừa B. cao C. thấp D. rất thấp Hàng rào bảo vệ (A) Ví d (B) 1. Thực bào I. Nước mắt chảy 2. Vật lí II. Vi khuẩn có lợi trên da 3. Sinh học III. Dịch dạ dày có tính axit 4. Hóa học IV. Bạch cầu trong dịch thể Trang 5/5 - Mã đề thi 132 Câu 37: Nếu em tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết thì biện pháp nào không nên đề cập? A. Tiêm vacxin. B. Tiêu diệt muỗi vằn. C. Thường xuyên vệ sinh nơi ở. D. Ngủ trong mùng (màn). Câu 38: Một tế bào vi khuẩn sau 3 giờ nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng có các điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng của nó người ta đếm được 8 tế bào. Sau 5 giờ 59 phút nuôi cấy, số lượng tế bào trong quần thể vi khuẩn trên là bao nhiêu? (Cho biết thời gian phân chia mỗi lần là như nhau). A. 16 tế bào. B. 32 tế bào. C. 64 tế bào. D. 8 tế bào. Câu 39: Trong môi trường tự nhiên, quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật thường thiếu pha A. suy vong B. cân bằng C. lũy thừa D. tiềm phát. Câu 40: Đối với mỗi loại bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau do thuốc kháng sinh A. diệt khuẩn có tính chọn lọc. B. giảm sc căng bề mặt. C. diệt khuẩn có tính phổ biến. D. oxi hóa các thành phần tế bào. HẾT . Mã đề thi 1 32 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Đ THI HỌC K II NĂM HỌC 20 14 - 20 15 Môn: SINH HỌC - Lớp 10 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 phút, không kể phát đề. 1-II, 2- III, 3-I, 4-IV. B. 1-IV, 2- III, 3-II, 4-I. C. 1-III, 2- I, 3-IV, 4-II. D. 1-II, 2- I, 3-III, 4-IV. Câu 7: Vào tháng 10 năm 20 14, Sở y tế Cần Thơ kết hợp với các trường mầm non, tiểu học. 1-II, 2- III, 3-I, 4-IV. 1 2 3 4 Trang 4/5 - Mã đề thi 1 32 Câu 26 : Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra 4 pha theo trình tự: A.

Ngày đăng: 28/07/2015, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w