SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013-2014 TỔ VĂN-SỬ-GDCD Thời gian làm bài:120 phút không kể thời gian giao đề ĐỀ 1 I.PHẦN ĐỌC-HIỂU 3 điểm: Đọc bài thơ sau và trả lời c
Trang 1SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013-2014
TỔ VĂN-SỬ-GDCD Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 1 I.PHẦN ĐỌC-HIỂU (3 điểm):
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn Riêng những câu thơ
còn xanh Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước (Văn Cao,Lá,NXB Tác phẩm mới,Hà Nội 1998)
Câu hỏi 1:Chỉ ra các phép tu từ đã được sử dụng trong bài thơ?(1 điểm)
Câu hỏi 2:Qua bài Thời gian,Văn Cao định nói lên điều gì?(1 điểm)
Câu hỏi 3:Theo anh/chị các câu thơ sau đây hàm chứa ý nghĩa gì?(1 điểm):
Riêng những câu thơ
còn xanh Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
II.PHẦN LÀM VĂN(7 điểm)
Câu 1:Nghị luận xã hội(3 điểm)
“Nhiều người trẻ tuổi cho rằng sành điệu là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người… nhưng những người từng trải thì bảo rằng: sành điệu nhất chính là biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời”(Theo 24h.com)
Anh/chị cho rằng thế nào là sành điệu?Hày viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên
Câu 2:Nghị luận văn học(4 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành
Trang 2
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013-2014
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 2 I.PHẦN ĐỌC-HIỂU ( 3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn , nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark
phát biểu như sau:
“Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ Việc gây mê bị coi là tội lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên Họ đã chiến đấu, họ
đã đau khổ và họ phải trả giá.Nhưng họ đã chiến thắng.”
Câu hỏi 1:Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?(0.5 điểm)
Câu hỏi 2:Đoạn văn trên nói lên điều gì?(1 điểm)
Câu hỏi 3:Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy?( 0.5 điểm)
Câu hỏi 4:Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng…đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”(1 điểm)
II.PHẦN LÀM VĂN:
Câu 1:Nghị luận xã hội (3 điểm):
Suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số trường phổ thông ngày nay
Câu 2:Nghị luận văn hoc (4 điểm):
Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: nét nổi bật của người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật.Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên
Trang 3
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013-2014
( Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
(ĐỀ 1)
I.Hướng dẫn chung:
1.Giám khảo cần nắm vững những yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm
2.Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
3.Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) trong hướng dẫn chấm, phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi
II.Đáp án và thang điểm:
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU (3 ĐIỂM)
Câu 1
(1
điểm)
Chỉ ra các phép tu từ được dùng trong bài thơ Thời gian (Văn Cao)
-Phép ẩn dụ (Thời gian qua kẽ tay,Làm khô những chiếc lá, Riêng những câu thơ
-Phép so sánh (…Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, Và đôi mắt em như hai
-Phép liệt kê,điệp ngữ (Riêng những câu thơ còn xanh,Riêng những bài hát còn
xanh…)
0.25
Câu 2
(1
điểm)
Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì?
Thí sinh có thể trả lời một trong những ý sau:
-Bài thơ mang tính triết lí về thời gian, về giá trị của cái đẹp của người nghệ sĩ đa
tài qua những vần thơ chứa chan tình yêu cuộc sống
-Bài thơ thể hiện quan niệm về thời gian: thời gian sẽ xóa nhòa tất cả, chỉ có nghệ
thuật và những kỉ niệm, tình yêu (đích thực) là có sức sống lâu bền
Câu 3
(1
điểm)
Các câu thơ “Riêng…giếng nước” hàm chứa ý nghĩa:
-Ba câu thơ trên nói lên những điều có sức sống mãnh liệt tồn tại với thời gian
Nghệ thuật, cái đẹp đạt đến trình độ tuyệt vơì sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời
gian Những thành quách, cung điện thời Lí, thời Trần, thời Lê đã hư nát thành phế
tích, di tích Những áng danh văn như Hịch tướng sĩ , Đại cáo bình Ngô vẫn tồn tại
mãi mãi
Câu kết: Và đôi mắt em
Như hai giếng nước
Đôi mắt em: đôi mắt người yêu (kỉ niệm tình yêu); giếng nước:giếng nước không
cạn, gợi lên những điều trong mát, ngọt lành
II.PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1
NLXH
(3 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sành điệu
a.Yêu cầu về kĩ năng:
-Đây là dạng đề mở, thí sinh có thể có những sáng tạo, cách nghĩ và nhận thức của
riêng mình
-Vận dụng các kĩ năng giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, tổng hợp… để
nghị luận về một vấn đề xã hội
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau,
Trang 4nhưng cần chân thành, nghiêm túc và đúng đắn.Cần nêu bật được những ý chính
sau:
-Giải thích khái niệm sành điệu: “sành” là rành rẽ, rành rọt, hiểu rõ việc mình làm,
lĩnh vực mình tìm hiểu; “điệu” là ứng xử thích hợp, đúng lúc với một phong cách
lịch sự, đẹp đẽ theo lối riêng Một cách chung, “sành điệu” là sự am hiểu, giỏi
giang trong việc đánh giá, hưởng thụ vật chất, các nhu cầu giải trí và tiêu dùng,…
0,5
- Xã hội đang phát triển, con người sống trong xã hội hiện đại nếu không học hỏi,
- Ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, dùng đồ vật đắt tiền cũng là sành điệu, tuy nhiên
- Con người quan trọng là cần có sự hiểu biết, mà muốn có hiểu biết thì phải học
- Con đường học hỏi nhiều khi không bằng phẳng mà lắm chông gai vì thế ta phải
- Rút ra bài học nhận thức và hành động về việc tu dưỡng bản thân 0,50
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận
- Không cho điểm những bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực
Câu 2
NLVH
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành.
3.0
a Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài Thực chất, thí sinh phải biết cách phân tích nhân vật
(cây xà nu) trong truyện ngắn; biết làm bài nghị luận văn học, kết cấu bài chặt chẽ,
bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp Chữ viết
cẩn thận
b Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu của nguyễn Trung Thành
(hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…), lựa
chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm bật những hiểu biết và cảm xúc của
mình về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm này Thí sinh có thể trình bày theo
nhiều cách, tập trung vào những khía cạnh nào mà mình tâm đắc nhất Điều quan
trọng để xác định chất lượng của bài làm chính là ở chiều sâu của sự cảm nhận chứ
không phải chỉ ở số lượng ý Những ý chính cần làm rõ:
- Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn
bộ tác phẩm- đặc biệt là ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm; là loại cây đặc thù,
tiêu biểu cho miền đất Tây Nguyên, gắn bó với đời sống con người Tây Nguyên, là
nhân chứng của những sự kiện quan trọng
1,0
- Cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống, phẩm chất và số phận của nhân dân Tây
Nguyên trong chiến tranh cách mạng
+ Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời cũng như dân làng Xô Man ham tự do
+ Cây xà nu chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bạo cũng như dân làng Xô
Man nhiều người bị chúng giết hại
+ Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi cũng như các thế hệ dân
làng Xô Man nói riêng, đồng bào tây Nguyên nói chung kế tiếp nhau đứng dậy
chiến đấu
1,50
Trang 5- Nghệ thuật xây dựng nhân vật rừng xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩ tượng trưng; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn tạo không khí sử thi hùng tráng; hình ảnh so sánh độc đáo…
O,5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ
năng
(HẾT)
Trang 6SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC MÔN: NGỮ VĂN
(TỔ VĂN SỬ-GDCD) Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
(ĐỀ 2)
I Hướng dẫn chung:
1 Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm
2 Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
3 Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) trong hướng dẫn chấm, phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi
II Đáp án và thang điểm:
I PHẦN ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? 0.5đ
- Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận
- Đoạn văn trên bàn về những người đi tiên phong, những người khai sáng
Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như khoa học,
nghệ thuật, văn hoá…) ban đầu đều chịu thiệt thòi, đau khổ, thậm chí phải trả giá
đắt…vì thường không được mọi người đương thời hiểu, đồng tình và ủng hộ
ngay
- Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống hiến, đặc biệt là khả năng sáng tạo, những
người đó thường đạt được thành công, trở thành người chiến thắng và có những
đóng góp to lớn cho cộng đồng, cho nhân loại
- Những người đặt bước chân đầu tiên
- Những người đi khai phá
- Đi trước bình minh…
Câu 4 Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà
tư tưởng đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ” 1đ
- Vì trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những người sáng tạo
thường đơn độc vì những ý tưởng, những công trình mà họ đưa ra thường không
dễ chấp nhận ngay được, bởi nó vượt qua khỏi suy nghĩ, tầm nhìn của mọi người
đương thời
II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1:
NLXH
(3đ)
Suy nghĩa của anh/chị về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số
trường phổ thông ngày nay.
a Yêu cầu về kĩ năng:
- Đây là dạng đề mở, thí sinh có thể có những sáng tạo, cách nghĩ và nhận thức
của riêng mình
- Vận dụng các kĩ năng giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, tổng hợp…
để nghị luận về một vấn đề xã hội
b Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày
theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chân thành, nghiêm túc và đúng đắn Cần
Trang 7nêu bật được các ý chính sau:
+ Bạo lực: những mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới đụng độ, va chạm mạnh mẽ
+ Bạo lực học đường: những mâu thuẫn xảy ra trong phạm vị trường học
+ Sự xích mích giữa các học sinh với nhau hoặc học sinh với giáo viên
+ Giao tiếp với nhau bằng lời lẽ thiếu văn hoá dẫn đến xô xát, đánh nhau
+ Một số học sinh kéo bè kéo cánh, nhờ sự giúp đỡ từ phía ngoài, sử dụng hung
khí đánh nhau: dao, côn…
- Thực trạng: Diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến ở một số trường phổ
thông Đã được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng
- Nguyên nhân: Các em tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin mang tính bạo lực:
phim ảnh, trò chơi…; Sự buông lỏng trong việc quản lí của gia đình, nhà trường,
các tổ chức ban ngành liên quan; Thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích Áp lực học
tập căng thẳng
0,25
- Giải pháp: Tăng cường công tác quản lí, giáo dục học sinh, phối kết hợp chặt
chẽ giữa nhà trường- gia đình và các ban ngành xã hội Tổ chức nhiều sân chơi
lành mạnh, bổ ích, phù hợp với lứa tuổi học sinh Thương xuyên tổ chức các buổi
giao lưu ngoại khoá với nhiều chuyên đề xoay quanh việc giáo dục đạo đức cho
học sinh Sắp xếp lịch học, thời gian học hiệu quả, kiến thức không quá tải với
học sinh Học sinh tập trung vào môn học, tìm thấy niềm vui, hứng thú trong môn
học
0,5
- Thái độ: Đây là vấn đề cần dẹp bỏ bởi nó gây ảnh hưởng tới sự phát triện nhân
cách của học sinh, ảnh hưởng tới tinh thần học tập, tổn thương tình cảm, tạo làn
sóng lo sợ trong xã hội Đồng thời đây chính là mầm móng cho những hành vi tội
ác Nó làm mất đi vẻ đẹp và sự uy nghiêm của ngành Giáo dục
O,25
- Lời khuyên cho các bạn học sinh: cần kiềm chế bản thân, không được nóng nảy,
bình tĩnh xử lí các tình huống, khi cần có thể nhờ đến người lớn giải quyết, góp ý
dùm
- Rút ra bài học nhận thức và hành động về việc tu dưỡng bản thân 0,25
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận
- Không cho điểm những bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực
Câu2:
NLVH
(4đ)
YÊU CẦU
A Về kiến thức: thể hiện được những kiến thức chính xác, cụ thể về nhân vật trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
B Về kĩ năng: vận dụng thích hợp kiến thức đọc – hiểu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và các thao tác lập luận cần thiết để
xây dựng một bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ về luận điểm, luận cứ, có tính
minh xác về hành văn
C Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau
I Giới thiệu:
- Tác giả: Nguyễn Minh Châu là nhà văn của bút pháp “đi tìm hạt ngọc ẩn
tàng trong tâm hồn con người”
O,5
Trang 8- Tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu với nhân vật
Phùng có hai ý kiến nhận xét về nét nổi bật của người nghệ sĩ này :
+ “Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật”
+ “Vẻ đẹp sâu xa của người nghệ sĩ Phùng chính là tấm lòng đầy trăn trở,
lo âu về thân phận con người”
II Nội dung:
- Giới thiệu về nhân vật Phùng gắn liền nhiệm vụ tìm một tấm ảnh đẹp bổ sung bộ lịch và phát hiện hai hình ảnh của chiếc thuyền ngoài xa và chiếc thuyền đến gần
- Khai thác :
1 “Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh
vật”:
a Chiếc thuyền ngoài xa là cảnh đắt trời cho được nghệ sĩ thu vào
máy ảnh bằng cả tâm hồn nhạy cảm với cảnh vật, nét đẹp hài hòa giữa hình ảnh và ánh sáng
b Nên ở Phùng nếu thiếu một trái tim nhạy cảm và say mê cảnh đẹp như bức tranh mực tàu của chiếc thuyền ngoài xa khó tạo một tấm ảnh
tuyệt đỉnh của ngoại cảnh “ngắm kĩ thấy màu hồng hồng của ánh sương
mai”
c Với cái đẹp tuyệt đỉnh này nếu dừng lại người nghệ sĩ chỉ tạo được cái thần của cảnh thiếu cái hồn của cuộc sống
1,5
2 Khi chiếc thuyền đến gần, người nghệ sĩ Phùng tiếp tục khám phá
đời sống của gia đình hàng chài được đánh giá “Vẻ đẹp sâu xa của người
nghệ sĩ Phùng chính là tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người”
a Với cảnh chồng đánh vợ như trút cơn giận lửa cháy vào tấm lưng
áo bạc phếch rách rưới để rồi đau đớn và nguyền rủa “Mày chết đi cho ông
nhờ - Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ” khẳng định cuộc sống đói
nghèo làm con người tha hóa trong sự trăn trở của người nghệ sĩ đầy tâm huyết với cuộc đời Và người vợ lại cam chịu nhẫn nhục từ lòng yêu chồng, thương con cũng được khám phá từ tâm hồn người nghệ sĩ theo bút pháp khám phá trái tim của người phụ nữ Việt Nam yêu chồng thương con Cho đến lúc Phùng chứng kiến sự xuất hiện của đứa con đánh bố với quyết tâm nhất định tiêu diệt bạo lực gia đình làm cho tâm trạng của mẹ xấu hổ đau đớn tủi nhục cũng chính là tâm hồn của nghệ sĩ Phùng đang lo âu về thân phận con người về sự tha hóa của trẻ con khi chứng kiến bạo lực của
2,O
Trang 9người lớn
b Nên với phần kết thúc tác phẩm “nhìn lâu thấy hình ảnh người
đàn bà bước ra từ tấm ảnh với tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá — giậm chân trên mặt đất chắc chắn hòa lẫn vào trong đám đông” nhấn mạnh
trách nhiệm của người nghệ sĩ khi khai thác, khám phá đối tượng của văn học là con người trong cuộc sống đời thường
- Cảm nhận của người viết về hai ý kiến này :
Có phải chăng đây là quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” và
“nghệ thuật vị nhân sinh” cộng hưởng trong sự khai thác của nhân vật
Phùng cũng chính là nhà văn Nguyễn Minh Châu để tạo một tác phẩm văn học có giá trị
(HẾT)
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TN THPT – MÔN NGỮ VĂN 12 (2014)
Trang 10(ĐỀ SỐ I) Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.ĐỌC - HIỂU
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
Cảm nhận được nội dung,ý nghĩa của đoạn thơ,các câu thơ
Số câu:
số điểm
Tỉ lệ
1 1.0 10%
2 2.0 20%
3 3.0 30%
2 LÀM VĂN
.1 Nghị luận
xã hội về một
tư tưởng đạo lý
Kỹ năng viết bài văn nghị luận xã hội
về một tư tưởng đạo lý (Quan niệm sống)
Số câu:
số điểm:
Tỉ lệ:
1 3 30%
1 3
30% 2.Nghị văn văn
luận về một vấn đề văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 4 40%
1 4 40%
10.0 100%
(HẾT)
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TN THPT – MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013-2014
(ĐỀ SỐ 2)