HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10 (Hướng dẫn chấm có 05 trang) I/ Hướng dẫn chung. - Bài của học sinh có thể có cách làm và diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung, đủ ý và không sai kiến thức cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa như hướng dẫn chấm. - Tổ giám khảo nên thảo luận để thống nhất biểu điểm và vận dụng biểu điểm một cách linh hoạt nhất. Đặc biệt là các gợi ý phần vận dụng, liên hệ, mở rộng; Coi trọng phương pháp làm bài, cách lập luận và trình bày vấn đề của học sinh. - Tổng điểm bài thi: 20 điểm - Điểm thi để lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn điểm lẻ. II/ Hướng dẫn chi tiết và biểu điểm. Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm Câu 1 a. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải: 2,5 đ - Nằm ven biển Địa Trung Hải, gồm bán đảo Hi Lạp, Italia và nhiều đảo nhỏ; phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất canh tác ít, chủ yếu là đất ven đồi, khô cứng 0.25 - Khí hậu ấm áp, trong lành, có những đồng bằng được hình thành từ những thung lũng bị ngăn cách 0.25 b. Tác động: * Đến sự hình thành: - Thời gian hình thành: vào khoảng TNK I TCN (muộn hơn so với các quốc gia cổ đại phương Đông): Do đất canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả có sản phẩm thừa xuất hiện tư hữu xã hội phân chia giai cấp và hình thành nhà nước. 0.5 - Quy mô quốc gia: Do lãnh thổ bị chia cắt bởi các dãy núi cao chạy ra biển tạo thành những thung lũng nhỏ khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng trở thành một nước diện tích nước nhỏ (thị quốc). 0.5 * Đến sự phát triển: - Kinh tế: Nông nghiệp kém phát triển, phải nhập khẩu lương thực; thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển, là ngành kinh tế chủ đạo 0.25 - Chính trị: Thế lực kinh tế của chủ nô lớn đã đánh bại quyền lực của quý tộc thị tộc cũ gắn với ruộng đất kết quả của quá trình này là hình thành nền dân chủ chủ nô 0.25 - Xã hội: Do nhu cầu sử dụng nhiều nhân công trong tất cả các ngành kinh tế nên lực lượng sản xuất chính là nô lệ, đây là lực lượng đông đảo, giữ vai trò quan trọng nhất trong xã hội 0.25 - Văn hóa: Cuộc sống đi biển đã mở ra cho cư dân ĐTH một chân trời mới là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn thời trước 0.25 Câu 2 a. Những thành tựu văn hóa chủ yếu: 3,0 đ - Tư tưởng: Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến; Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường 0.5 - Sử học: Sử ký Tư Mã Thiên,…; Văn học: thơ Đường như Lý Bạch, Đỗ 0.5 Phủ…; Từ - Tống; Kịch - Nguyên; tiểu thuyết Minh - Thanh như Tây du ký của Ngô Thừa Ân… - Thiên văn, Toán học, Khoa học - kỹ thuật với bốn phát minh lớn: làm giấy, thuốc súng, nghề in, la bàn;… 0.5 - Kiến trúc: Vạn lý trường thành, Cố cung Bắc Kinh… 0.5 b. Ảnh hưởng đến văn hóa thế giới và Việt Nam: - Với thế giới: + Tư tưởng Nho giáo, phong cách thơ văn, phương pháp chép sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ảnh hưởng đến Đông Á, Đông Nam Á 0.25 + Bốn phát minh ảnh hưởng đến toàn thế giới - đặc biệt tới châu Âu, thông qua con đường tơ lụa với vai trò của người Ảrập 0.25 - Với Việt Nam: các thành tựu văn hóa Trung Hoa được chúng ta tiếp biến, làm giàu thêm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; Có những yếu tố được Việt hóa như Thiền phái Trúc Lâm, thơ Nôm Đường luật… 0.5 Câu 3 a. Tiền đề: 3.0 đ - Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm. Việc tìm con đường mới đến Ấn Độ, nơi cung cấp nhiều vàng ngọc, hồ tiêu trở nên cấp thiết 0.5 - Khoa học, kĩ thuật có nhiều tiến bộ, nhất là kĩ thuật đóng tàu. La bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương. Người ta đã vẽ được những bản đồ và hải đồ có ghi các bến cảng 0.5 - Các học thuyết địa lí của Ptôlêmê, những quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất được phổ biến rộng rãi 0.5 b. Hệ quả: - Các cuộc phát kiến địa lí được coi như “một cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: con người đã hình dung chính xác về quả đất, tìm ra những con đường, những vùng đất mới, những dân tộc mới với những nền văn hóa mới 0.25 - Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau 0.25 - Thương nhân châu Âu thu về những nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc khổng lồ cướp được từ châu Mĩ, châu Á, châu Phi, thúc đẩy thương nghiệp phát triển, làm cho thành thị châu Âu trở nên giàu có hơn 0.25 - Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí còn dẫn đến chế độ thực dân, nạn buôn bán nô lệ, gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa 0.25 c. Giải thích: - Vì: những của cải, nguyên liệu, vàng bạc cướp được từ thuộc địa nhanh chóng chuyển vào tay lực lượng xã hội mới là tư sản (Hà Lan, Anh, Pháp…), trở thành vốn tích lũy ban đầu cho giai cấp tư sản phát triển kinh doanh và sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự ra đời chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu chế độ phong kiến do đó nhanh chóng suy tàn 0.5 Câu 4 a. Nêu và giải thích các tên gọi khác: 2,5 đ - Văn minh Văn Lang - Âu Lạc: gọi theo tên của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. 0.25 - Văn minh Việt cổ: gọi theo tên chủ nhân của nền văn minh là cư dân Việt cổ. 0.25 - Văn minh sông Hồng: gọi tên theo địa bàn phát tích - lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả nhưng chủ yếu ở lưu vực sông Hồng. 0.25 - Văn minh Đông Sơn: gọi tên theo trình độ kĩ thuật. 0.25 b. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc định hình bản sắc dân tộc vì : - Đây là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam, là nền văn minh của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước; Nền văn minh này phác họa bản sắc và truyền thống của người Việt, đặt nền móng cho các nền văn minh tiếp sau 0.5 - Có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bắt nguồn từ thời đại đồng thau đến sơ kì thời đại đồ sắt cùng với quá trình hình thành và phát triển của nhà nước đầu tiên vào những thế kỉ VII - II TCN. 0.5 - Đây là nền văn minh mang tính bản địa đậm nét, kết tinh trong đó bản lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống và lẽ sống của người Việt cổ 0.5 Câu 5 Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta 3,0 đ a. Giới thiệu vài nét về cuộc kháng chiến (y/c học sinh nêu thật ngắn gọn) 0.5 b. Nét độc đáo: - Biết kết hợp giữa chiến trường chính với chiến trường phụ 0.5 - Chủ động tấn công để tự vệ, đánh bất ngờ với kế “Tiên phát chế nhân” (ở giai đoạn đầu - giai đoạn kháng chiến ngoài lãnh thổ). 0.5 - Phòng thủ để tấn công: Phòng thủ chắc chắn, dựa vào dân để tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, cùng nhân dân xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt - một chiến hào thiên nhiên lợi hại để chặn địch 0.5 - Kết hợp tấn công quân sự với đánh vào lòng người (thuật “công tâm”); Bài thơ thần Nam quốc sơn hà mãi mãi vang vọng non sông, khẳng định chủ quyền của dân tộc, gây hoang mang trong hàng ngũ địch, như một bản tuyên ngôn đầu tiên của nước ta 0.5 - Nghệ thuật kết thúc chiến tranh độc đáo: Giảng hòa trong thế thắng, thể hiện tính nhân văn cao cả, nhằm đảm bảo mối bang giao hòa hảo giữa 2 nước và giữ gìn nền độc lập lâu dài cho dân tộc. 0.5 Câu 6 Chế độ phong kiến Việt Nam thời Lê sơ (thế kỉ XV) đạt đến đỉnh cao vì: 3.0 đ a. Về chính trị: Nhà nước quân chủ đạt tới đỉnh cao - Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, lập nhà Lê sơ, đặt lại tên nước là Đại Việt, nhà nước được tổ chức lại theo mô hình thời Trần - Hồ 0.25 - Những năm 60, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính: + Trung ương: Chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ, lập 6 bộ trực tiếp quản lí mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua, Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước. 0.25 + Địa phương: Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti dưới đạo là lộ, phủ, huyện, châu, xã 0.25 - Luật pháp: Ban hành bộ Quốc triều hình luật đề cập đến các hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc ; Quân đội: Chế độ “Ngụ binh ư nông”, trang bị vũ khí đầy đủ 0.25 - Đối nội: Củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trong nước; Đối ngoại: Quan hệ với các nước láng giềng được duy trì êm đẹp 0.25 b. Về kinh tế: Rất phát triển - Nông nghiệp: Ban hành chính sách quân điền, chia ruộng công làng xã, 0.25 khuyến khích khai hoang hệ thống đê sông được sửa đắp, nạo vét kênh mương - Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường vừa buôn bán vừa sản xuất; nhiều chợ mọc lên, thương nhân các nơi đổ về buôn bán, nhiều làng thủ công mới hình thành Tuy nhiên ngoại thương không phát triển vì nhà Lê không chủ trương buôn bán với nước ngoài 0.5 c. Về văn hóa: Đạt nhiều thành tựu rực rỡ - Tư tưởng, tôn giáo: Nhà Lê sơ độc tôn Nho giáo; Phật giáo, Đạo giáo chỉ phát triển trong nhân dân 0.25 - Giáo dục Nho học phát triển, trường học được mở rộng, tổ chức thi cử đều đặn, đặt lệ khắc tên người đỗ đạt vào bia đá 0.25 - Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác phẩm: Bình Ngô đại cáo, Hồng Đức quốc âm thi tập 0.25 - Sử học: Có nhiều bộ sử: Đại Việt sử kí toàn thư ; Toán học có Đại thành toán pháp Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển 0.25 Câu 7 a. Bối cảnh lịch sử: 3,0 đ * Thế giới: - Sau các cuộc cách mạng tư sản, kinh tế tư bản ở Tây Âu, Bắc Mĩ phát triển mạnh, yêu cầu về thị trường, thuộc địa trở nên cấp thiết. Các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược khắp nơi trên thế giới 0.5 - Các nước châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản. Một số nước đã bị xâm lược; Việt Nam có nguy cơ bị các nước tư bản xâm lược 0.5 * Trong nước: - Sau khi vua Quang Trung mất, vương triều Tây Sơn lục đục. Lợi dụng bối cảnh đó, Nguyễn Ánh dựa vào tư bản Pháp đã lật đổ vương triều Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, thành lập nhà Nguyễn khi chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái. 0.5 - Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến được cai quản trên một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay. 0.5 b. Đóng góp: - Trước khi triều Nguyễn được thành lập, các chúa Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía Nam và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới. Sau khi được thành lập, bằng nhiều biện pháp và hình thức thiết thực, triều Nguyễn đã huy động được nhân dân, quan lại, binh lính tiếp tục thực hiện công cuộc khai hoang 0.25 - Tiếp tục sự nghiệp của nhà Tây Sơn: hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ, tương ứng với lãnh thổ Việt Nam ngày nay, bao gồm cả đất liền và hải đảo ven bờ cùng các quần đảo trên biển Đông; tiếp tục khẳng định chủ quyền của nước ta với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa 0.25 - Đạt nhiều tiến bộ về mặt quản lý quốc gia thống nhất, về cải cách hành chính, xây dựng thiết chế và tổ chức bộ máy nhà nước. Có cố gắng trong xây dựng nền kinh tế, củng cố quân đội 0.25 - Đạt thành tựu rực rỡ về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc Đặc biệt, những công trình sử học, địa lí của nhà Nguyễn là hết sức quan trọng, cung cấp những tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu của chúng ta ngày nay 0.25 HẾT . DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10 (Hướng dẫn chấm có 05 trang) I/ Hướng dẫn chung. - Bài của học sinh có thể có cách làm và diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung, đủ ý và không sai kiến thức cơ. Đức quốc âm thi tập 0.25 - Sử học: Có nhiều bộ sử: Đại Việt sử kí toàn thư ; Toán học có Đại thành toán pháp Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển 0.25 Câu 7 a. Bối cảnh lịch sử: 3,0 đ *. lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống và lẽ sống của người Việt cổ 0.5 Câu 5 Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta 3,0 đ a. Giới thi u vài nét về cuộc kháng chiến (y/c học sinh nêu thật