1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên BẮC GIANG

6 1.5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Năm học: 2014-3015. Môn: Địa Lí – Khối 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) a) Giải thích sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất. b) Giải thích tại sao ngay cả những nơi diễn ra gió Mậu dịch là loại gió ổn định nhất, vẫn có gió mùa và các loại gió địa phương hoạt động. Câu 2 (2,0 điểm) a) Tại sao ở các nước đang phát triển việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa chiến lược hàng đầu? b) Đô thị và đô thị hóa khác nhau như thế nào?. Câu 3 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Chứng minh thuỷ chế sông ngòi Việt Nam theo sát nhịp điệu mùa khô và mùa mưa của khí hậu. b) Đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động gì tới đặc điểm sông ngòi? Câu 4 (3,0 điểm) a) Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? b) Tại sao nói: "Trong miền khí hậu phía Bắc, vùng Tây Bắc thể hiện nhiều nét dị thường nhất so với khí hậu chung toàn miền". Câu 5 (3,0 điểm) a) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 - 2007. b) Hãy cho biết vấn đề cần đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở nước ta. Câu 6 (3,0 điểm) a) Tại sao việc phát triển chăn nuôi có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển các vùng nông thôn ở nước ta? b) Chứng minh rằng, Hà Nội có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất của cả nước. Câu 7 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu sản lượng điện theo nguồn của nước ta (Đơn vị: %) Nguồn 1990 1995 2000 2005 2006 Thủy điện Nhiệt điện từ than Nhiệt điện từ điêzen, khí Tổng cộng 72,3 20,0 7,7 100,0 53,8 22,0 24,2 100,0 38,3 29,4 32,3 100,0 30,1 24,2 45,6 100,0 32,4 19,1 48,5 100,0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2006. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong phòng thi SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG (HDC gồm có 05 trang) HDC ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Năm học: 2014-3015. Môn: Địa Lí – Khối 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Địa lí tự nhiên đại cương 3,0 đ 1 Giải thích sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất. 1,5 - Nguyên nhân hình thành các vành đai khí áp là do nhiệt lực và động lực. - Do nhiệt độ: + Ở khu vực Xích đạo do góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng nhiều trong năm nên không khí được đốt nóng, nở ra và bị đẩy lên cao, tỉ trọng không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo. + Ở khu vực cực, nhiệt độ rất thấp, không khí co lại nên không khí từ trên cao giáng xuống làm cho tỉ trọng không khí tăng lên, hình thành 2 đai áp cao cực. - Do động lực: + Không khí nóng ở xích đạo bị đẩy lên cao thì chuyển động theo hướng kinh tuyến, nhưng do tác động của lực Coorriolit nên bị lệch hướng. Tới vĩ độ 30 -35 0 thì đã chuyển thành hướng kinh tuyến. Ở trên cao gặp lạnh, không khí co lại, tỉ trọng không khí tăng nên giáng xuống tạo thành đai áp cao chí tuyến. + Không khí ở cực lạnh, nó bị dồn nén xuống và di chuyển xuống phía ôn đới. Tại đây, nó gặp khối không khí từ chí tuyến đi lên. Hai luồng không khí này gặp nhau (vĩ độ khoảng 60 0 - 65 0 ) thì đẩy lên cao làm cho không khí ở đây loãng ra, tỉ trọng giảm nên trở thành đai áp thấp ôn đới. - Tuy nhiên, trong thực tế các đai khí áp không phân bố liên tục, mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Giải thích tại sao ngay cả những nơi diễn ra gió Mậu dịch là loại gió ổn định nhất, vẫn có gió mùa và các loại gió địa phương hoạt động. 1,5 - Gió Mậu dịch (gió tín phong): gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về xích đạo. Do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương, nên khi các đai khi áp trên Trái Đất không liên tục, mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt. 0,5 - Sự khác nhau về địa hình, tính chất của bề mặt đệm giữa các địa phương trong cùng một đới khí hậu đã làm xuất hiện các áp cao và áp thấp theo mùa, theo ngày, đêm tạo thành các loại gió địa phương và gió mùa. 0,5 - Ngoài ra, sự dịch chuyển của các khu khí áp cao và thấp thường xuyên trên Trái Đất theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời 0,5 2 Địa lí kinh tế -xã hội đại cương 2,0 đ 1 Tại sao ở các nước đang phát triển việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa chiến lược hàng đầu? 1,0 Ở các nước đang phát triển việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa chiến lược hàng đầu vì: - Nước đang phát triển dân số đông nên việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 0,25 0,25 - Giải quyết việc làm cho người dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế. - Cung cấp nông sản xuất khẩu thu ngoại tệ. 0,25 0,25 2 Đô thị và đô thị hóa khác nhau như thế nào 1,0 - Đô thị là hệ thống các điểm dân cư, mà ở đó tập trung đông dân cư với hoạt động sản xuất chủ yếu là phi nông nghiệp và có cơ sở hạ tầng đặc biệt để phục vụ cho sản xuất và đời sống. - Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự gia tăng nhanh về số lượng và qui mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. 0,5 0,5 3 Địa lí tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên) 3,0đ 1 Chứng minh thuỷ chế sông ngòi Việt Nam theo sát nhịp điệu mùa khô và mùa mưa của khí hậu 1,5 - Thuỷ chế sông ngòi nước ta chia thành 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn trùng với nhịp điệu mùa mưa và mùa khô của khí hậu. - Đặc điểm mùa lũ: + Kéo dài từ 3 -6 tháng (trung bình 4-5 tháng), chiếm 70 – 80% lượng nước năm. + Cũng như mùa mưa, mùa lũ chậm dần từ Bắc vào Nam, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới. + Nước lớn, chảy nhanh và độ đục lớn. - Đặc trưng mùa cạn của sông ngòi. + Dài 7 - 8 tháng (chiếm 20 – 30 % lượng nước năm), lượng nước tháng kiệt nhất chỉ từ 1 -2%. + Mùa cạn và tháng kiệt không diễn ra đồng nhất, chậm dần từ Bắc vào Nam. + Nước chảy chậm, mực nước hạ thấp, nước trong. 0,25 0,75 0,5 2 Đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động gì tới đặc điểm sông ngòi? 1,5 Địa hình là nhân tố rất quan trọng của tự nhiên. Điều đó thể hiện ở chỗ, địa hình làm nền và tác động mạnh đến các yếu tố khác, trong đó có sông ngòi. - Hướng nghiêng của địa hình( TB -ĐN) và hướng núi (TB -ĐN và T -Đ) có tác động lớn trong việc qui định hướng sông, làm cho sông ở trong miền chảy theo 2 hướng chính. + Hướng TB -ĐN: S.Đ, s.Mã, s.Cả. + Hướng T- Đ: s. Đại, s. Bến Hải, s. Bồ 0,5 - Địa hình có độ dốc lớn (do không có bộ phận chuyển tiếp) nên độ dốc của sông ngòi cũng lớn, đặc biệt là ở BTB. 0,25 - Địa hình núi tập trung ở phía tây, tây bắc kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm cho chiều dài của sông có sự phân hóa. + TB: sông dài, diện tích lưu vực lớn (DC) + BTB: sông nhỏ, ngắn và dốc. 0,25 - Địa hình là nhân tố quan trọng làm cho chế độ nước sông ( mùa lũ) có sự phân hóa theo không gian: + Tây Bắc: sông có lũ từ tháng V -X, trùng với mùa mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta. + BTB: sông có lũ từ tháng VIII - XII (do ảnh hưởng của địa hình dãy TS gây 0,25 hiệu ứng phơn trong mùa hạ và đón gió ĐB gây mưa vào mùa thu - đông). - Địa hình có độ dốc lớn (kết hợp với cấu trúc nham thạch cứng) nên khả năng bồi lấp phù sa ở vùng cửa sông hạn chế. 0,25 4 Địa lí tự nhiên Việt Nam (sự phân hoá đa dạng) 3,0 đ 1 Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 1,5 - Vị trí địa lí: MB và ĐBBB gồm vùng núi ĐB và đồng bằng BB, đại bộ phận nằm trong phạm vi từ 20 0 B - 23 0 23B, giáp biển đông và nằm trong khu vực gió mùa châu Á. Do vậy, khí hậu của miền là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, nhiệt độ trung bình năm> 20 0 C, lượng mưa trung bình 1500-2000mm/năm, độ ẩm>80%. Mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa TN và dải hội tụ nhiệt đới, mùa đông lạnh, ít mưa, chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB. - Đặc điểm địa hình: Vùng núi ĐB có địa hình đồi núi thấp với các cánh cung nui mở rộng về phía Bắc, chụm lại ở Tam Đảo, vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng. Địa hình của miền tạo điều kiện cho gió mùa ĐB dễ dàng xâm nhập sâu vào toàn miền, đây là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất của gió mùa ĐB, hình thành nên một mùa đông lạnh nhất cả nước, nhiệt độ các tháng mùa đông dưới 18 0 C, với nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt. 0,75 0,75 2 Tại sao nói: "Trong miền khí hậu phía Bắc, vùng Tây Bắc thể hiện nhiều nét dị thường nhất so với khí hậu chung toàn miền" 1,5 Vị trí địa lí và địa hình phức tạp đã chi phối tác động của hoàn lưu khí quyển tạo nên những dị thường khí hậu và phân hóa khí hậu trong vùng Tây Bắc. - Do vị trí nằm xa nhất về phía tây của lãnh thổ đất nước, khu Tây Bắc có độ lục địa lớn nhất và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển. - Các dãy núi lớn theo hướng TB- ĐN, ngăn chặn tác động trực tiếp của gió mùa ĐB về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hạ → bức chắn HLS khiến cho Tây Bắc bị ảnh hưởng yếu hơn hẳn so với MB và ĐBBB→ mùa đông tương đối ấm và giữ tình trạng khô hanh trong toàn mùa. Mùa hạ các dãy núi phía tây tạo ra hiệu ứng phơn→ mùa hạ nóng, mùa mưa đến sớm gây nên bởi hội tụ nhiệt đới giữa TBg và Tm. - Do địa hình Tây Bắc có núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế, nên hiệu ứng giảm nhiệt độ theo độ cao tạo nên khí hậu lạnh và sự phân hóa khí hậu theo đai cao, theo địa phương (dẫn chứng qua chế độ nhiệt và chế độ mưa). Tây Bắc là nơi duy nhất xuất hiện vành đai khí hậu ôn đới với những ngày nhiệt độ dưới 0 0 C, có tuyết rơi. - Thời tiết khu Tây Bắc có tính chất riêng biệt. Bão hiếm khi đổ bộ trực tiếp vào TB nhưng vẫn chiu ảnh hưởng khi bão vào MB và ĐBBB. Mùa nóng hay có dông kèm theo mưa đá.Vùng núi cao nhiệt độ hạ thấp và trên các cao nguyên thường có sương muối. Ngoài ra vùng còn chịu tác động mạnh của lũ quét. 0,25 0,5 0,5 0,25 5 Địa lý dân cư 3.0đ 1 Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 - 2007 1,5 - Cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế của nước ta có sự chênh lệch lớn. Phần lớn lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản; các khu vực còn lại chiếm tỉ trọng còn 0,25 nhỏ. * Nguyên nhân: do nước ta có điểm xuất phát là nước nông nghiệp, đại bộ phận dân số sống ở nông thôn, với hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Cơ cấu lao động ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng còn chậm. + Tỉ trọng lao động trong khu vực I ngày càng giảm (dc). + Tỉ trọng lao động trong khu vực II ngày càng tăng (dc). + Tỉ trọng lao động ttrong khu vực III cũng ngày càng tăng (dc). * Nguyên nhân: là do nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nên nhu cầu về nguồn lao động lớn, trình độ cũng ngày một gia tăng. 0,25 0,5 0,5 2 Hãy cho biết vấn đề cần đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở nước ta 1,5 - Chú ý việc hình thành các đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn, điều chỉnh dòng di cư nông thôn ra thành thị. - Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ,qui mô dân số, lao động với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị. Số dân tăng quá lớn sẽ làm phức tạp môi trường đô thị, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội. - Phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội với kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị. - Qui hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ đô thị để vừa đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện đáng kể điều kiện sống. 0,5 0,5 0,25 0,25 6 Địa lí kinh tế- xã hội ngành 3.0 đ 1 Việc phát triển chăn nuôi có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển các vùng nông thôn ở nước ta vì: 1,5 - Chăn nuôi sẽ cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo chất dinh dưỡng của con người nhằm nâng cao thể chất. Trong khi nước ta có thị trường rộng. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm: thịt, sữa, , nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giày da, công nghiệp dược phẩm tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng. - Đẩy mạnh chăn nuôi giải quyết vấn đề lao động, việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. - Phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện vốn, kinh tế hộ gia đình, khai thác tốt hơn các thế mạnh về tự nhiên. Mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt. Vì vậy, nhà nước ta coi chăn nuôi là một định hướng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhằm đa dạng hóa nông nghiệp. 0,25 0,25 0,5 0,5 2 Hà Nội có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất của cả nước. 1,5 * Cơ sở hạ tầng: - Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền của đất nước và các nước trên thế giới. Có sân bay quốc tế lớn Nội Bài. - Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch:đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường 0,75 sông) - Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo. * Cơ sở vật chất - kĩ thuật: - Cơ sở lưu trú: có nhiều khách sạn qui mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao (Deawoo, Nikko, Horison, Hilton, Melia, ). - Có nhiều công ty lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới. - Đội ngũ lao động tham gia hoạt động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao. 0,75 7 Địa lí các ngành 3,0 đ 1 Vẽ biểu đồ 1,0 - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền - Đúng khoảng cách năm, có tên, chú giải, chính xác về số liệu 2 Giải thích tại sao các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất được phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ. 2,0 a) Nhận xét: - Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta ngày càng thay đổi mạnh - Sự thay đổi diễn ra theo hướng: + Giảm nhanh tỉ trọng của thủy điện (dc) + Sản lượng từ than tuy giảm nhưng rất chậm (dc) + Tỉ trọng sản lượng điện từ điêzen, đặc biệt là từ tuốc bin khí tăng vọt (dc) b) Giải thích - Cơ cấu sản lượng điện thay đổi mạnh phù hợp với việc khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của nước ta (dầu khí) - Sản lượng từ thủy điện tăng liên tục, nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với sản lượng điện từ khí. Vì thế tỉ trọng sản lượng điện từ thủy điện giảm mạnh. - Tỉ trọng nhiệt điện từ than giảm do sản lượng điện tăng chậm và ảnh hưởng đến môi trường. - Nhiệt điện từ khí tăng vọt nhờ việc đưa khí thiên nhiên từ thềm lục địa vào bờ để sản xuất điện dẫn đến trong cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn nghiêng hẳn về loại hình này. 1,0 1,0 Tổng điểm 20,0 Người ra đề: Lê Phương Linh - đt: 0983981006 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Năm học: 2014-3015. Môn: Địa Lí – Khối 11 Thời gian. TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG (HDC gồm có 05 trang) HDC ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Năm học: 2014-3015. Môn: Địa Lí – Khối 11 Thời gian làm bài: 180. chế. 0,25 4 Địa lí tự nhiên Việt Nam (sự phân hoá đa dạng) 3,0 đ 1 Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 1,5 - Vị trí địa lí: MB và ĐBBB

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:20

Xem thêm: Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên BẮC GIANG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w