1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Kỹ năng tiết kiệm tiền

10 441 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

Kỹ năng , tiết kiệm tiền Kỹ năng tiết kiệm tiền

Lời ngỏ Bạn có biết Emma Watson là ngôi sao trẻ tiết kiệm nhất Hollywood không? 2. Tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Đặt mục tiêu tiết kiệm 3. Bạn đã biết gì về các hình thức tiết kiệm tiền hiện nay? Những rào cản khi thực hiện tiết kiệm và bí quyết để vượt qua. 5. Sự thật về chất lượng sản phẩm dịch vụ qua các kênh quảng cáo và tiếp thị 6. Cân nhắc trước khi chi tiêu để giảm chi phí. Kỹ năng thương lượng – đàm phán. 8. Những dịch vụ ngân hàng thích hợp với nhu cầu tiết kiệm của học sinh. 8. Những bí quyết được bật mí để bạn tiết kiệm thành công. Lời Kết. TRANG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 3 4 6 9 11 13 15 17 20 24 27 MỤC LỤC 2. Tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Đặt mục tiêu tiết kiệm Các bạn học sinh thân mến! Dự án Giáo dục Tài chính cho học sinh THPT do Tổ Chức Cứu trợ trẻ em phối hợp với Sở GDĐT TP.HCM thực hiện, với sự tài trợ của Quỹ Citi đã được triển khai từ ngăm 2009 đến nay. Mục tiêu của chương trình là dạy cho học sinh các khái niệm về tiền và cách quản lý tiền một cách khôn khéo và hiệu quả. Không những thế nó còn tạo cơ hội để các bạn tiếp cận những kỹ năng cơ bản liên quan đến việc làm ra tiền, tiêu tiền, lập ngân sách, và tiết kiệm. Nhờ đó giúp các bạn có thể đưa ra các quyết định về tài chính tốt hơn để sẵn sàng cho giai đoạn chuẩn bị làm người lớn của mình. Trong các kỹ năng ở trên, tiết kiệm là một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng, không chỉ trong vấn đề quản lý tiền bạc mà còn với mọi lĩnh vực trong đời sống như tiết nghiệm tài nguyên, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm thời gian…Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức và có hiệu quả của cải vật chất, tiền bạc, thời gian công sức của bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cũng cần phân biệt giữa việc tiết kiệm hợp lý và tiết kiệm thái quá hay còn gọi là keo kiệt, hà tiện. Vì vậy, các bạn trẻ nên tiết kiệm một cách hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của bản thân, cũng như cần thực hành thường xuyên để tiết kiệm trở thành một thói quen và kỹ năng tốt. Trong khuôn khổ chương trình giáo dục tài chính, cuốn cẩm nang này sẽ là người bạn đồng hành giúp các bạn tìm hiểu về kỹ năng tiết kiệm tiền dành riêng cho tuổi teen. Đó là những bí quyết và câu chuyện rất gần gũi và thực tế, bạn cũng hoàn toàn có thể bắt đầu thực hiện khoản tiết kiệm nho nhỏ của mình cùng với quá trình đọc cuốn cẩm nang này. Thân ái. 3 4 X inh đẹp, tài năng và có hình ảnh trong sạch, không scandal - ngôi sao người Anh này kiếm được 10 triệu bảng Anh cho vai diễn Her- mione Granger trong Harry Potter. Nhưng bạn có biết rằng cô ấy khiến mọi người ngạc nhiên và thán phục còn vì 1 khía cạnh khác nữa– đó là lối sống tiết kiệm và giản dị của mình. Hiện tại, Emma Watson đã ở tuổi 21, cô nữ sinh trường đại học Brown danh tiếng của Mỹ sở hữu khoảng 32 triệu đôla. Emma cũng là một trong những nữ diễn viên trẻ có cát- sê cao nhất Hollywood. Nhưng với cuộc sống của một sinh viên Đại học, chắc bạn phải rất ngạc nhiên khi cô ấy sống rất giản dị và tiết kiệm. Khác với các ngôi sao trẻ khác thích chứng tỏ sự nổi tiếng và nhiều tiền bằng xe hơi sang trọng, Emma vẫn đi học bằng tàu điện ngầm và cũng chỉ dùng 75 USD mỗi tuần để tiêu vặt thôi. Ngôi sao người Anh hiện theo học tại trường Đại học Brown tại Mỹ, chỉ ở trong một nhà trọ dành cho sinh viên và cô hầu như không dùng đến khối tài sản khổng lồ kiếm được khi tham gia loạt phim Harry Potter. Chia sẻ trên tạp chí Vogue của Anh, Emma Watson cho biết: “Sau khi hoàn thành phần 3 và 4 của bộ phim Harry Potter thì tiền bạc thực sự trở thành một vấn đề nghiêm túc với tôi. Tôi không hề có ý tưởng gì về việc quản lý số tiền lớn như vậy. Tôi thấy mình cần thiết phải học cách quản lý tiền”. Để đối mặt với vấn đề này, Emma quyết định tham gia vào một lớp học về giáo dục tài chính, quản lý chi tiêu và tiết kiệm tại ngân hàng Coutts vào năm 2005. Lúc ấy, Emma mới 15 tuổi. Bạn thấy đấy, mặc dù ăn mặc khá giản dị nhưng Emma vẫn rất xinh đẹp. Cô ấy không tốn thời gian la cà tiệc tùng như các sao teen trên thế giới khác, cũng không đi shopping mua sắm hàng hiệu nên có nhiều thời gian hơn cho việc học tập và công việc. Và điều quan trọng là cô ấy luôn chủ động vạch ra kế hoạch làm việc và học tập hiệu quả cho mình. Đáng ngưỡng mộ quá phải không! 5 6 Tiết kiệm tiền là: Chúng ta tiết kiệm vì 03 lý do chính sau đây: Đặt mục tiêu tiết kiệm : - Là hình thức dành tiền để sử dụng trong tương lai. - Là những đầu tư vào tài sản: nhà cửa, đất đai, vàng, đô la, hay đầu tư chứng khoán, trái phiếu….tức là những gì ta có thể được bán để chuyển thành tiền mặt khi cần. Ở tuổi học sinh như chúng ta, các bạn có thể tiết kiệm tiền để làm những việc nhỏ như mua quà cho bạn bè, đi xem phim, mua 1 cuốn sách hay…; hoặc để thực hiện những mục tiêu lớn hơn như tiết kiệm tiền để học Đại học, mua laptop, hay đi du lịch. Mỗi bạn hoặc mỗi gia đình đều có những lý do khác nhau để tiết kiệm. Tiết kiệm giúp chúng ta ứng phó được với những sự kiện không mong đợi như ốm đau, tai nạn…,hay thực hiện được những kế hoạch tương lai như đám cưới, xây nhà Khoản tiết kiệm cũng cho phép chúng ta tận hưởng được sự thoải mái của cuộc sống như đi du lịch, giải trí…Và cũng rất ý nghĩa khi sử dụng khoản tiết kiệm để chia sẻ với những người gặp khó khăn như làm từ thiện, công tác xã hội… Để có quyết tâm thực hiện tiết kiệm, các bạn hãy xây dựng mục tiêu tiết kiệm rõ ràng. Mỗi bạn có những mục tiêu tiết kiệm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia mục tiêu tiết kiệm thành 2 nhóm: 1. Chi phí cho các trường hợp khẩn cấp: hư xe, mất điện thoại, tai nạn 1. Mục tiêu ngắn hạn: là mục tiêu dưới 1 năm. 2. Đầu tư cho tương lai: học tiếng Anh để đi du học, học vi tính 2 . Mục tiêu dài hạn: là mục tiêu mất thời gian trên 1 năm mới thực hiện được, hoặc mới đến mốc thời gian cần sử dụng tiền. 3. Mua sắm tài sản: mua xe, máy tính, điện thoại 7 Mục tiêu tiết kiệm thường gắn với một bản kế hoạch tiết kiệm cụ thể. Hãy cùng tham khảo mục tiêu tiết kiệm của Nga bên dưới nhé: Các bạn hãy nhớ : Tiết kiệm là chủ động để dành chứ không phải là khoản tiền thừa ra sau khi chi tiêu. Tiết kiệm khác với hà tiện, keo kiệt. Tiền tiết kiệm có thể có từ việc để dành thu nhập hay cắt giảm chi tiêu. Tiết kiệm chỉ thành công khi các bạn có mục tiêu rõ ràng và hợp lý. Mục tiêu tiết kiệm Ngắn hạn: Dài hạn: Đi du lịch Đà Lạt với cả lớp vào dịp Noel Mua quà sinh nhật cho bạn Tiết kiệm trong 5 tuần Tiết kiệm trong 12 tháng 100.000 đồng 20.000 đồng x 5 tuần 125.000 đ/ tháng x 12 tháng 1.5 triệu đồng Ngày 15/3/2012 Tháng 12/ 2012 Số tiền cần tiết kiệm mỗi tuần hoặc tháng Ghi chúKhi nào cần? Số tiền cần 1. 2. 3. 4. 8 9 Sau khi hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền và cách đặt ra mục tiêu tiết kiệm hợp lý. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm nhưng hình thức tiết kiệm tiền phổ biến hiện nay mà mọi người đang sử dụng nhé. CÁC CÁCH TIẾT KIỆM TIỀN ĐIỂM HẠN CHẾĐIỂM MẠNH Tiết kiệm tại nhà (bỏ ống heo, cất trong tủ, ngăn kéo…) Tiện lợi, khi cần có ngay, không cần thủ tục giấy tờ. Không an toàn vì có thể mất trộm, không có lãi suất, dễ hao hụt do 1 sự kiện đột xuất. Lúc nào gửi cũng được, không cần thủ tục giấy tờ. Không lãi suất, việc lấy tiền ra không phải lúc nào cũng thuận lợi. An toàn, có sinh lãi, khi cần tiền có thể rút ra ngay, có nhiều sản phẩm để lựa chọn Lãi thấp, phải có CMND để làm thủ tục, phải có người giám hộ, chỉ tiết kiệm được khi có 1 món tiền nhất định, có thể tốn phí. Gửi tiết kiệm ngân hàng (mở sổ tiết kiệm hay gửi tiết kiệm tích lũy theo thời gian) Gửi cha mẹ, thầy cô, bạn bè, người thân. Vậy là với mỗi hình thức tiết kiệm đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Việc lựa chọn hình thức tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tiết kiệm của bạn, số tiền bạn có, nhu cầu và điều kiện gia đình của bạn. 10 . trẻ tiết kiệm nhất Hollywood không? 2. Tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Đặt mục tiêu tiết kiệm 3. Bạn đã biết gì về các hình thức tiết kiệm tiền hiện nay? Những rào cản khi thực hiện tiết. trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng, không chỉ trong vấn đề quản lý tiền bạc mà còn với mọi lĩnh vực trong đời sống như tiết nghiệm tài nguyên, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm thời. để tiết kiệm trở thành một thói quen và kỹ năng tốt. Trong khuôn khổ chương trình giáo dục tài chính, cuốn cẩm nang này sẽ là người bạn đồng hành giúp các bạn tìm hiểu về kỹ năng tiết kiệm tiền

Ngày đăng: 27/07/2015, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN