Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng gặp phải những vấn nạn về những dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề. Cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng gặp phải những vấn nạn về những dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề. Cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. Hiện tại, môi trường đất ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung đang bị đe dọa bởi các yếu tố ô nhiễm do tích lũy những chất độc qua các mùa vụ và những hoạt động khác của con người. Chính vì vậy chúng tôi tìm hiểu đề tài: “Nguyên nhân và giải pháp khắc phục ô nhiễm đất vùng ĐB Sông Cửu Long”. II. NỘI DUNG CHÍNH 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1. Tài nguyên đất Việt Nam: Tình hình sử dụng đất: Lãnh thổ Việt Nam có diện tích tự nhiên phần đất liền khoảng 33 triệu ha, trong đó khoảng 2/3 thuộc về miền núi và trung du, phần còn lại là đồng bằng châu thổ. Diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng vì dân số đông (85 triệu người, thống kê năm 2007) nên trung bình đất theo đầu người thấp, chỉ khoảng 0,1 ha/người, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới - thuộc loại quốc gia nghèo tài nguyên đất. Diện tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích đất đã sử dụng theo các mục đích khác nhau và chưa sử dụng được trình bày dưới đây. Bảng 1. Hiện trạng đất ở Việt Nam năm 2007 Nghìn ha Tổng diện tích Đất đã giao và cho thuê Cả nước 33121,2 23763,8 Đất nông nghiệp 24696 21262,7 Đất lâm nghiệp 14514,2 11210 Đất nuôi trồng thuỷ sản 715,1 704,3 Đất làm muối 14,1 13,2 Đất phi nông nghiệp 3309,1 1390,5 Đất ở 611,9 606 Đất chuyên dùng 1433,5 509,4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12,9 12,7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 97,2 81,8 Đất sông suối và mặt nước 1150,3 177,9 Đất phi nông nghiệp khác 3,4 2,8 Đất chưa sử dụng 5116 1110,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 01/01/2007) Đất ở Việt Nam rất đa dạng về loại và phong phú về khả năng sử dụng, bao gồm 31 loại và 13 nhóm. Riêng ở khu vực miền núi với diện tích gần 25 triệu ha đã có 6 nhóm và 13 loại đất. Phụ thuộc vào địa hình và điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, miền mà đất có tại đó có những đặc điểm riêng biệt. 1.2.Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long: 1.2.1. Vị trí địa lý: ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bở biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích tự nhiên là 4.060.400 ha (khoảng 12 % diện tích Việt Nam), có bờ biển từ Đông sang Tây dài trên 740 km với hải phận trên biển 360.000 km 2 . Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long 1.2.3. Tài nguyên đất đồng bằng sông Cửu Long: Hình 2. Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long Tổng diện tích đồng bằng sông Cửu Long không kể hải đảo là khoảng 3,96 triệu ha. Trong đó khoảng 2,6 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (chiếm 65%); trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất trồng cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng. 2. Ô NHIỄM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. Những khái niệm chung 2.1.1. Ô nhiễm đất: Đất bị ô nhiễm là đất bị thay đổi tính chất, chứa những chất độc hại đối với sự sống của con người và sinh vật. Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Theo nguồn gốc phát sinh thì có: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp Theo tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng… Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làm sạch của đất. 2.1.2. Khả năng tự làm sạch của đất: Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ các chất độc hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như: Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khả năng tự làm sạch cao. Đất nhiều mùn, nhiều acid humic Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thì khả năng tự làm sạch tốt hơn. Sự thoát nước và giữ ẩm Cấu trúc đất tốt. Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chất độc chất ô nhiễm nhanh chóng. Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn các môi trường khác (môi trường nước và không khí) do môi trường đất có các hạt keo đất có đặc tính mang điện, tỷ lệ diện tích hấp phụ lớn, khả năng trao đổi ion và hấp phụ chúng lớn mà các môi trường khác không có. Nhưng nếu mức độ ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì sự nhiễm bẩn trở nên nghiêm trọng. Khi đó, khả năng lây truyền ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường đất, nước mặt và nước ngầm và khuếch tán vào không khí rất nhanh. 2.2. Thực trạng ô nhiễm đất vùng ĐB Sông Cửu Long. Hiện nay, môi trường đất ở đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải những thực trạng đáng lo ngại, đó là: Chế độ ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Ngập lũ ở ĐBSCL hàng năm đã tác động nhiều mặt đến điều kiện sinh sống của người dân, đến cơ sở hạ tầng, đến phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và đặc biệt là tác động đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Chế độ ngập mặn ở ĐBSCL chịu sự chi phối của chế độ bán nhật triều trên biển Đông và chế độ nhật triều biển Tây vịnh Thái Lan, tập trung ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang với tổng diện tích khoảng 1,4-1,5 triệu ha. Những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu canh tác nông nghiệp lúa nước truyền thống sang nuôi tôm nước mặn đã làm cho diễn biến xâm nhập mặn gia tăng nhanh chóng, tạo nên các áp lực mới đối với hệ canh tác nước ngọt ở khu vực ĐBSCL. Đặc biệt ĐBSCL còn có vùng đất phèn khá lớn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. Tác động của các hoạt động canh tác nông-lâm-ngư đã diễn ra quá trình lan truyền phèn có tác động đến môi trường đất và nước. Trong cơ cấu kinh tế của ĐBSCL hiện nay, khu vực nông - lâm - ngư chiếm 48%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22%; khu vực dịch vụ chiếm 30%. Điều đó cho thấy kinh tế ở đây vẫn chủ yếu là nền kinh tế phụ thuộc sinh thái, trong đó trạng thái và chất lượng môi trường nước, môi trường đất và các hệ sinh thái có tính chất quyết định đến các chất lượng và sản lượng các sản phẩm nông - lâm - ngư. ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất toàn quốc nhưng nơi đây lại đang phải đối mặt với một số vấn đề môi trường cần giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững trong khu vực. Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, đô thị hóa làm biến đổi đất, suy thoái đất gây ô nhiễm môi trường. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha, đến năm 2006 đã là 699.200 ha, với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng 1.171.001 tấn, chiếm trên 70% sản lượng nuôi trồng và trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Diện tích trồng lúa cả năm giảm dần: Năm 2000 là 3.945.800 ha, đến năm 2006 là 3.773.200 ha (trồng lúa mùa, lúa đông xuân và lúa hè thu). Các hệ sinh thái đất ngập nước bị tác động cả về quy mô và chất lượng các hệ sinh thái trong khu vực. Sự cố cá chết hàng loạt ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, tôm chết kéo dài ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng gây thiệt hại kinh tế lớn đến phát triển kinh tế - xã hội ở đây. Tổng lượng bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL khoảng 456 triệu m 3 /năm. Đặc biệt, trong nông nghiệp hàng năm sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học, 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm nuôi trồng thủy sản gây tác động nhiều mặt tới môi trường và sức khỏe con người. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm ngập úng ở khu vực ĐBSCL đã bị suy giảm do quá trình khai hoang phát triển canh tác nông nghiệp, phá rừng nuôi trồng thủy sản. Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực chỉ còn khoảng 356.200 ha - trong đó, rừng tự nhiên chỉ chiếm khoảng 15% và còn lại 85% là rừng trồng tái sinh. Tại vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá được ghi nhận và rất nhiều loại nhuyễn thể, giáp xác sinh sống. Tuy nhiên hệ sinh thái ở đây đã bị suy giảm nghiêm trọng. Sau nhiều năm cải tạo đến nay diện tích đất phèn còn khoảng 1,6 triệu ha (41%). Trong đó, khoảng 886.000 ha đất thuần phèn và 658.000 ha đất phèn mặn. Đất phèn tiềm tàng có diện tích 613.000 ha, phân bố trên những vùng tiêu nước khá thuận lợi nên thích hợp với lúa nước. Vì thế, 72% diện tích đất phèn tiềm tàng được sử dụng cho nông nghiệp, 5% cho rừng và một phần là đất hoang. Đất phèn hoạt động tập trung chủ yếu ở vùng có khả năng tiêu nước kém. Tuy vậy, cũng có đến 62% diện tích được sử dụng cho nông nghiệp, 11% cho rừng và phần còn lại là đất hoang. Đất phèn mặn tập trung ven biển, với 46% diện tích nông nghiệp, 17% rừng, 10% nuôi tôm và phần còn lại chưa được sử dụng. Đây thực sự là nguồn ô nhiễm chua phèn đáng lưu ý đối với nước mặt ĐBSCL. ĐBSCL có khoảng 790.000 ha đất mặn (20%) trong tổng số gần 2 triệu ha tự nhiên bị ảnh hưởng mặn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Đông và vùng BĐCM. Trong đó, đất bị mặn dưới 2 tháng khoảng 100.000 ha (đều đã được sử dụng cho nông nghiệp), đất mặn từ 2- 4 tháng 520.000 ha (88% sử dụng cho nông nghiệp, 9% cho rừng và 3% đất hoang), và đất mặn quanh năm chiếm khoáng 170.000 ha (34% cho rừng, 25% nuôi tôm và 36% đất hoang). Trước đây khi công trình thuỷ lợi chưa phát triển diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trở lên khoảng 2,1 triệu ha. Nếu tính với độ mặn 0,4g/l (tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt) thì phạm vi ảnh hưởng mặn còn rộng [...]... do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nên diện tích bị ảnh 1,5 triệu ha Tuy nhiên ranh giới hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1,3 mặn trên sông chính, sông Vàm Cỏ Tây và các kênh nối thông ra biển lại có xu thế gia tăng 2.3 Nguyên nhân làm đất bị ô nhiễm: 2.3.1 Ô nhiễm tự nhiên: 2.3.1.1 Nhiễm phèn và nhiễm mặn: Nhiễm phèn: Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân. .. sâu để nuôi dưỡng cỏ khổng lồ thì nó ảnh hương rất lớn đối với môi trường đất 2.3.2.4 Hoạt động công nghiệp: Ô nhiễm đất do nước thải: Các nguồn thải này hầu hết chưa được xử lý triệt để đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Nguồn nước trên sông Tiền, sông Hậu và các cửa sông thông ra biển đã có các dấu hiệu nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh Quan trắc môi trường nước cho thấy các chỉ tiêu bị nhiễm. .. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây Xâm nhập mặn gia tăng vào mùa khô trên các sông lớn (sông Tiền, sông Hậu và sông rạch ven biển) Hiện nay, ĐBSCL đang có xu hướng chuyển diện tích đất nông nghiệp sang làm sân golf nhưng với đặc thù của cỏ sân golf - Cỏ mặt sân golf cần một lượng nước khổng lồ và lượng hóa chất... sống trong đất Tuy nhiên, đất lại là môi trường không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại các chất này tích lũy lâu dài trong đất, cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi trường đất Vì nguyên nhân này mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển do dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất bị ô nhiễm 2.3.2.6 Ô nhiễm do... kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng Ô nhiễm đất do khí thải Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất Ví dụ, các vùng đất gần... khoa học môi trường, nông dân…sẽ góp phần đẩy lùi ô nhiễm đất, nâng cao chất lượng canh tác, năng suất cây trồng vật nuôi, để đồng bằng sông Cửu Long xứng đáng là vựa lúa của cả nước TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Huy Bá (2005), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học kỹ thuật [2] Lê Đức (2005), Bài giảng ô nhiễm đất, ĐH Khoa học tự nhiên [3] Lê Văn Khoa (1999), Nông nghiệp và môi trường,... gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp Chế độ thủy văn Vì tất cả dòng chảy trên sông Cửu Long đều có cửa ra là biển nên tính chất thủy văn vùng ĐBSCL mang tính chất vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều và các yếu tố khí tượng khu vực Đông Nam Á chi phối Nguồn nước cung cấp cho dòng chảy trong sông chủ yếu là mưa Thủy triều ở biển Đông truyền rất sâu vào đất liền và chi phối đáng kể chế độ thủy... Diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là một tác nhân ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững tài nguyên ven biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh nhưng hậu quả là làm giảm thảm rừng ngập mặn Làm biến đổi môi trường đất, nước và môi trường sinh thái.Những tổn thất về rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt biến đổi về môi trường,... không về đất được Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô nhiễm điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều Môi trường đất ô nhiễm thì các loại sinh vật trong đất sẽ ảnh hưởng có loài sẽ chết như giun đất, kéo theo sự sinh trưởng kém của thực vật giun đất chết làm cho suy giảm độ thoáng khí của đất rễ cây hút nước kém làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp dẫn đến ảnh hưởng tới môi... cần thiết Biện pháp khắc phục ô nhiễm dầu trong đất • Cày xới lên và xử lí tầng đất ô nhiễm để nó co thể tiếp xúc với không khí làm cho dầu bay hơi hay vi sinh vật bị phân hủy • Xử lí đất bằng hóa chất • Trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu • Thì nghiệm bằng cách khác nhau, chon ra một phương pháp thích hợp • Bốc lớp đất bị ô nhiễm dầu (lớp mỏng đi xử lí) • Tạo cho đất khả năng tự làm . chúng tôi tìm hiểu đề tài: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục ô nhiễm đất vùng ĐB Sông Cửu Long . II. NỘI DUNG CHÍNH 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1. Tài nguyên. tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long 1.2.3. Tài nguyên đất đồng bằng sông Cửu Long: Hình 2. Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long Tổng. nước mặt và nước ngầm và khuếch tán vào không khí rất nhanh. 2.2. Thực trạng ô nhiễm đất vùng ĐB Sông Cửu Long. Hiện nay, môi trường đất ở đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải những thực trạng