1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề kiểm tra Vật Lý kiến thức chung

6 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 367 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN II CLB Vật lý – Sáng tạo Năm học 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên : Lớp : Thành viên nhóm : Tên Lửa Nước (TLN) Thiên Văn Học (TVH) Vật Lý (VL) NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI LÀM BÀI Thành viên chọn 1 trong 3 nhóm sau : Nhóm A : là thành viên thuộc 1 trong 3 nhóm TLN, TVH, VL ( chấm theo thang điểm 10) Nhóm B : là thành viên thuộc 2 trong 3 nhóm TLN, TVH, VL (chấm theo thang điểm 15) Nhóm C : là thành viên thuộc cả 3 nhóm TLN, TVH, VL (chấm theo thang điểm 20) I. Trắc nghiệm và câu hỏi kiến thức chung : A. Phần chung (5 điểm) : chọn đáp án bạn cho là đúng (có thể có 1 hoặc nhiều đáp án) Câu 1 : Hiện tượng nào sau đây liên quan đến lực hấp dẫn : A. Cơn dông, bão. B. Động đất. C. Thuỷ triều. D. Nhật - nguyệt thực. E. Sự chuyển động quay của Trái đất. Câu 2 : Quãng đường vật đi được trên máng nghiêng : A. Tỉ lệ với bình phương thời gian. B. Bằng vận tốc nhân với thời gian của vật đi được. C. Cả 2 đáp án đều đúng. D. Cả 2 đáp án đều sai. Câu 3 : Người soi gương phẳng muốn thấy ảnh toàn thân thì phải : A. Mắt phải nằm trong thị trường gương. B. Toàn thân phải nằm trong thị trường gương. C. Gương phải đủ lớn. D. Tất cả đều đúng. Câu 4 : Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng chỉ xảy ra khi : A. Mặt trời nẵm giữa Trái đất và Mặt trăng. B. Cả 3 thiên thể đồng phẳng. C. Mặt trăng nằm trong vùng bóng tối của Trái đất. D. Trái đất nằm trong vùng bóng tối của Mặt trăng. Câu 5 : Đối tượng nghiên cứu của Vật Lý Học : A. Sự biến đối từ chất này sang chất khác. B. Sự sinh trưởng và phát triển của các sự vật hiện tượng. C. Các quy luật tổng quát của các sự vật hiện tượng tự nhiên. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6 : Vật lý đại cương hệ thống những tri thức vật lý cơ bản về những lĩnh vực : A. Cơ, Nhiệt, Điện, Quang, Vật lý nguyên tử và hạt nhân. B. Động học, Động lực học, Vật rắn, Điện. C. Động học, Động lực học, Vật rắn, Điện, Nhiệt. D. Động học, Động lực học, Vật rắn, Điện, Chất lưu, Nhiệt. Điểm/ Nhận xét Câu 7 : Trọng lực có đặc điểm nào sau đây : A. Là lực hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên một vật, có tính đến ảnh hưởng của chuyển động tự quay của Trái đất. B. Phụ thuộc vào vĩ độ địa lí. C. Có biểu thức độ lớn P = mg, với m là khối lượng của vật và g là gia tốc trọng trường. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 8 : Phát biểu đúng về khối lượng : A. Là thước đo về lượng (nhiều hay ít) hay mức độ đậm đặc (loãng hay đặc) của vật chất. B. Là sức nặng của vật trên mặt đất. C. Đồng nghĩa với trọng lượng. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 9 : Gió là hiện tượng : A. Khi có một vật hay chất điểm nào đó chuyển động. B. Khi có sự thay đổi nhiệt độ, áp suất trong không khí. C. Xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi. D. Do sự chuyển động quay của Trái đất. Câu 10 : Tại sao những vật rất nhẹ lại rất khó ném ra xa ? Trả lời : B. Phần riêng (3 điểm) : thành viên làm theo nhóm đã chọn (đánh dấu check vào nhóm làm bài) o Nhóm Tên Lửa Nước Câu 1 : Tên Lửa Nước (TLN) chuyển động bay lên được nhờ : A. Chuyển động phản lực. B. Định luật III Newton. C. Cả 2 đáp án đều đúng. D. Cả 2 đáp án đều sai. Câu 2 : TLN gồm các phần chính là : A. 2 phần chính : phần thân TLN và phần giàn phóng. B. 3 phần chính : đỉnh, thân và cánh. C. 3 phần chính : đầu, thân và giàn phóng. D. Chỉ 1 phần là thân TLN. Câu 3 : Các loại thi đấu TLN là : A. Thi đấu bắn tầm xa. B. Thi đấu bắn tầm cao. C. Thi đấu bắn hồng tâm. D. Cả 3 thể loại thi đấu trên. Câu 4 : Khi thi đấu TLN cần ít nhất bao nhiêu thành viên 1 nhóm : A. 2 B. 3 C. 4 D. Tuỳ theo thể loại đấu Câu 5 : Vật liệu làm giàn phóng gồm : A. Ống nước PVC B. Ống nhôm hoặc ống sắt C. Cả 2 đáp án trên đều đúng D. Cả 2 đáp án trên đều sai Câu 6 : Hãy nêu 2 vấn đề chính khiến TLN không bay lên được (viết cách nhau bởi dấu “,”) : o Nhóm Thiên Văn Học Câu 1 : Hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh chính : A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 2 : Ngôi sao nào ở thiên đỉnh Bắc mà người ta dùng để định hướng Bắc : A. Sao Bắc Đẩu B. Sao Bắc cực C. Sao Thiên Lang D. Đáp án A, B đều đúng Câu 3 : Trận mưa sao băng nào sau đây nằm trong tháng 12 : A. Quadrantids B. Lyrids C. Perseids D. Geminids Câu 4 : Khu vực nằm giữa Hoả Tinh và Mộc tinh gọi là gì : A. Vành đai Kuiper B. Vành đai tiểu hành tinh C. Đĩa phân tán D. Đám mây Oort Câu 5 : Hành tinh nào sau đây lớn nhất (xét về đường kính) : A. Hoả tinh B. Thổ tinh C. Mộc tinh D. Thiên Vương tinh Câu 6 : Hãy kể thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt Trời từ trong ra xa, tính từ Mặt trời (cách nhau bởi dấu “,”) : o Nhóm Vật Lý Câu 1 : “Ông như một đứa trẻ dạo chơi trên biển, may mắn nhặt được vài con ốc đẹp, còn trước mặt là biển cả khoa học mênh mông…” là câu nói khiêm tốn khi kể về bản thân mình, câu nói này là của nhà Vật Lý : A. Galileo B. Einstein C. Newton D. Aristotle Câu 2 : Trường hấp dẫn của Trái Đất do khối lượng của Trái Đất tác động lên các vật thể ở gần bề mặt gọi là : A. Trường trọng lực B. Trọng trường C. Trường lực D. Đáp án A, B đều đúng Câu 3 : Hai gương phẳng đặt vuông góc nhau. Một điểm sáng S nằm bên trong vùng thị trường 2 gương. Hỏi có bao nhiêu ảnh qua hệ 2 gương phẳng này ? A. 2 B. 3 C. 4 D. Một đáp án khác Câu 4 : Thả rơi hòn bi sắt và lông chim ở cùng một điểm và cùng một lúc. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì : A. Lông chim và hòn bi sắt đều rơi nhanh như nhau. B. Hòn bi sắt luôn rơi nhanh hơn long chim. C. Lông chim rơi nhanh hơn bi sắt, vì nó nhẹ hơn. D. Thời gian rơi của hòn bi sắt và tuỳ thuộc vào kích thước của hòn bi. Câu 5 : Nếu trong thời gian khảo sát chuyển động, vector vận tốc và vector gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với nhau thì chuyển động có tính chất : A. Thẳng. B. Tròn C. Tròn đều D. Đều. Câu 6 : Có mấy loại chuyển động và đó là chuyển động nào ? m 1 m 2 α II. Bài tập tự luận (6 điểm) : Lưu ý : Thành viên nhóm A chọn 1 bài, thành viên nhóm B chọn 2 bài, thành viên nhóm C làm hết cả 3 bài. Lớp 10 Bài 1 (2 điểm) : Cho 1 con lắc đơn vật lý có chiều dài là 2 m. Kéo con lắc đơn ra khỏi VTCB một góc 30 o rồi truyền cho nó vận tốc v = 0.5 m/s. a) Xác định độ cao mà con lắc có thể lên được sau khi thả tay từ vị trí 30 o . b) Tính vận tốc và lực căng của dây khi vật qua VTCB. Bài 2 (2 điểm): Một vật đặt ở chân mặt phẳng nghiêng hợp với mặt đất 1 góc 30 o . Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Vật được truyền một vận tốc ban đầu là 2 m/s theo phương song song với mặt phẳng nghiêng và hướng lên trên. Vẽ hình, phân tích lực. a) Tính gia tốc của vật. b) Tính độ cao H mà vật đạt đến. c) Sau khi đến độ cao H thì vật sẽ chuyển động như thế nào ? (vật chuyển động đến vị trí nào và có giá trị gia tốc bằng bao nhiêu ? ). Bài 3 (2 điểm) : Cho hệ 2 vật như hình vẽ. Giả sử hệ chuyển động theo m 2 đi xuống. Tính vận tốc chuyển động của hệ vật này (phân tích lực trên hình). C A B C q 1 M 4 cm 6 cm 4 cm 10 cm 10 cm q 2 R 1 Lớp 11 Bài 1 (2 điểm) : Tìm cường độ điện trường tại các điểm M, N, C như hình vẽ. Biết q 1 = 2 nC, q 2 = -12nC, ε = 1. Bài 2 (2 điểm) : Cho mạch điện như hình vẽ. Điện trở của Ampere kế và các dây nối không đáng kể. R1= R2 = R3 = R4 = 10 Ω. Tìm số chỉ của ampere kế ? Bài 3 (2 điểm) : Cho một mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r = 2 Ω. Đèn Đ (7 V – 7W), R 1 = 18 Ω, R 2 = 2 Ω, R x là biến trở. Điều chỉnh biến trở và và đóng K để đèn sáng bình thường và đạt công suất tiêu thụ cực đại. a) Tìm suất điện động E và điện trở Rx của biến trở. b) Tìm khoá K mở, đèn sáng thế nào ? Lớp 12 + + N R 3 R 4 R 2 B A B A R 1 C R x Đ R 2 (E, r) K A M Lưu ý : Lớp 12 làm hết tất cả 12 câu, chấm theo thang điểm riêng. (0,5 đ/câu) Câu 1 : Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động điều hoà của con lắc lò xo. A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian. B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian. C. Quỹ đạo là một đường thẳng. D. Quỹ đạo là một đường hình sin. Câu 2 : Phương trình dao động sóng tại nguồn có dạng s = 3.cos2πt (cm). Tốc độ truyền sóng 1 m/s. Phương trình dao động sóng tại M cách nguồn 5 cm là A. s M = 3cos2π(t – 0,05) (cm). B. s M = 3cos2π( 2,0 t – 20) (cm). C. s M = 3cos2π( 3,0 t – 0,6) (cm). D. s M = 3cos2π( 3,0 t – 10) (cm). Câu 3 : Một lò xo treo theo phương thẳng đứng, khi gắn một vật m1 vào lò xo, thì nó dao động với chu kì T 1 = 1,5 s; khi gắn vật m 2 vào lò xo, thì nó dao động với chu kì T 2 = 0,9 s. Hỏi khi gắn vật m = (m 1 – m 2 ), thì chu kì T của hệ nhận giá trị nào sau đây ? A. T = 0,6 s. B. T = 0,3 s. C. T = 0,72 s. D. T = 1,2 s. Câu 4 : Khung dao động của máy thu có các thông số L = 0,3/π mH, C = 1,2/π nF. Máy đang thu sóng vô tuyến có bước sóng bằng : A. 240 m B. 480 m C. 200 m D. 360 m Câu 5 : Trên sợi dây 2 m, hai đầu cố định người ta tạo sóng dừng với tần số 8 Hz. Vận tốc truyền sóng là 4 m/s. Số bụng sóng bằng ? A. 6 B. 7 C. 5 D. 8 Câu 6 : Điều kiện để con lắc đơn dao động điều hoà là : A. Con lắc đủ dài và không ma sát. B. Khối lượng con lắc không quá lớn. C. Góc lệch nhỏ và không ma sát. D. Không ma sát và khối lượng không quá lớn. Câu 7 : Một vật nặng gắn vào lo xo có độ cứng là 20 N/m, dao động với biên độ 5 cm. Khi vật nặng cách vị trí biên 1 cm, thì nó có động năng là : A. 0,0245 J. B. 0,009 J. C. 0,016 J. D. 0,05 J. Câu 8 : Nguyên tắc chọn sóng của mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến dựa trên hiện tượng A. cảm ứng điện từ. B. lan truyền sóng điện từ. C. cộng hưởng. D. từ trễ. Câu 9 : Sóng điện từ được dùng để truyền thông qua vệ tinh là : A. sóng dài và cực dài. B. sóng trung. C. sóng ngắn. D. sóng cực ngắn. Câu 10 : Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc : A. Khối lượng của con lắc. B. Trọng lượng của con lắc. C. Tỉ số của trọng lượng và khối lượng của con lắc. D. Khối lượng riêng của con lắc. Câu 11 : Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp đang có cộng hưởng. Nếu tăng tần số của điện áp xoay chiều áp vào hai đầu mạch thì : A. mạch có tính dung kháng. B. tổng trở mạch tăng. C. cường độ dòng điện qua mạch tăng. D. điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở thuần giảm. Câu 12 : Cho đoạn mạch xoay chiều như hình vẽ trong đó L là cuộn thuẩn cảm. Cho biết U AB = 50 V, U AM = 50 V, U MB = 60 V. Khi này điện áp UR có giá trị : A. 30 V B. 50 V C. 20 V. D. 40 V. Hết A B . THỊ SÁU ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN II CLB Vật lý – Sáng tạo Năm học 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên : Lớp : Thành viên nhóm : Tên Lửa Nước (TLN) Thiên Văn Học (TVH) Vật Lý (VL) NHỮNG. A, B, C đều đúng. Câu 6 : Vật lý đại cương hệ thống những tri thức vật lý cơ bản về những lĩnh vực : A. Cơ, Nhiệt, Điện, Quang, Vật lý nguyên tử và hạt nhân. B. Động học, Động lực học, Vật rắn,. 2 : Quãng đường vật đi được trên máng nghiêng : A. Tỉ lệ với bình phương thời gian. B. Bằng vận tốc nhân với thời gian của vật đi được. C. Cả 2 đáp án đều đúng. D. Cả 2 đáp án đều sai. Câu 3 :

Ngày đăng: 27/07/2015, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w