SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2015 Môn: Địa lý – Lớp 10 Câu I (4.0 điểm) 1. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kỳ nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? 2. Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Câu II (4.0 điểm) 1. Frông là gì? Nêu sự phân bố các Frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái đất. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời có tác động như thế nào đến hoạt động của Frông? 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái đất. Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở khu vực từ 20º đến 40 º vĩ Bắc và Nam? Câu III (3.0 điểm) Cho bảng số liệu: Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và các nhóm nước giai đoạn 1950-2009 (đơn vị: %) Năm 1950 1970 1990 2009 Toàn Thế giới 29.2 37.7 43.0 50.0 Nước phát triển 54.9 66.7 73.7 75.6 Nước đang phát triển 17.8 25.4 34.7 44.0 Qua bảng số liệu trên, nhận xét và giải thích về tỉ lệ dân số thành thị của Thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2009 Câu IV (4.0 điểm) 1. Tại sao các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí đều chịu sự chi phối của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh? Phân tích ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. 2. Hãy chứng minh nước trên Trái đất tuần hoàn theo vòng khép kín và tác động của tuần hoàn nước. Câu V (5.0 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực của Thế giới năm 1990 và 2008 (đơn vị: triệu tấn) Năm 1990 2008 Tổng số 1950.0 3227.6 Lúa mỳ 592.4 689.9 Lúa gạo 511.0 685.0 Ngô 480.7 822.7 Các cây lương thực khác 365.9 1030.0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu sản lượng lương thực của Thế giới năm 1990 và 2008. 2. Nhận xét về quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực của Thế giới qua các năm 1990 và 2008. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Địa lý – Lớp 10 Câ u Ý Nội dung Điể m I 1 Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kỳ nóng và lạnh ở mỗi bán cầu 2,00 - Thời kỳ nóng ở Bắc bán cầu dài hơn thời kỳ nóng ở Nam bán cầu, ngược lại thời kỳ lạnh ở Bắc bán cầu ngắn hơn ở Nam bán cầu Giải thích: - Từ 21/3 đến 23/9 là thời kỳ nóng ở Bắc bán cầu. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở xa Mặt Trời. Do vậy, sức hút ở Mặt Trời yến hơn => vận tốc Trái Đất giảm => Thời gian Trái Đất chuyển động 186 ngày đế đi hết chặng đường này. - Từ 23/9 đến 21/3 là thời kỳ nóng ở Nam Bán Cầu. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở gần Mặt Trời hơn. Do vậy sức hút của Mặt Trời mạnh hơn => vận tốc của Trái Đất tăng => thời gian Trái Đất chuyển động chỉ cần 179 ngày để thực hiện quãng đường còn lại. 0,5 0,75 0,75 2 Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật a. Thế giới có nhiều loại đất khác nhau: - Bất kỳ loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: đá…, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, và con người. - Các nhân tố có sự tác động và mối quan hệ giữa chúng khác nhau ở trong việc hình thành mỗi loại đất. b. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật - Đất tác động đến sinh vật: Các đặc tính lý hoá của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vậy (lấy ví dụ) - Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật có tác động chủ đạo trong việc hình thành đất (nêu rõ vai trò của thực vật, vi sinh vật, động vật) 0,5 0,5 0,5 0,5 II 1 Frong là gì? Nêu sự phân bổ các Frong theo trình tự từ Cực Bắc tới Cực Nam. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động của Frong? - Frong là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió. 0,5 - Trình tự F từ Cực Bắc tới Cực Nam + Frong địa cực (FA) + Frong ôn đới (FP) + Frong ôn đới (FP) + Frong địa cực (FA) - Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, kèm theo chuyển động của các khối khí và Frong. - Về mùa Hạ, các Frong chuyển động về phía cực. Về mùa Đông, các Frong chuyển động về phía xích đạo. 0,5 0,5 0,5 2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất. Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở 20-40 o vĩ Bắc, Nam. a. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa - Các khu khí áp thường hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao => mưa nhiều. Các khu áp cao, không khí ẩm không bốc hơi lên được và có gió thổi đi => mưa ít. - Frong: Sự tranh chấp giữa không khí nóng và không khí lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí sinh ra mưa (giải thích) - Gió: Gió thổi từ đại dượng có nguồn ẩm lớngây mưa nhiều. Khu vực có hoạt động của gió mùa thường mưa lớn. - Dòng biển: Dòng biển nóng chảy qua => mưa nhiều. Dòng biển lạnh chảy qua => mưa ít (giải thích) - Địa hình: + Độ cao: cùng sườn đón gió càng lên cao mưa nhiều, đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí giảm => mưa ít. + Cùng dãy núi: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, khô ráo. b. Các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở 20-40 o vĩ Bắc, Nam: - Khu vực này rất khô hạn do có sự thống trị của vành đai áp cao, dòng …từ trên cao khí quyền xuống. - Ven bờ Tây các lục địa có hoạt động của dòng biển lạnh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 III Nhận xét và giải thích tỉ lệ dân số thành thị của Thế Giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2009 a. Nhận xét: - Tỉ lệ dân thành thị của Thế Giới và cả nhóm nước đều có xu hướng tăng liên tục qua các năm (dẫn chứng) 0,5 - Tỉ lệ dân số thành thị khác nhau giữa hai nhóm nước – nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân số thành thị cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển (dẫn chứng) - Nhìn chung các nước đang phát triển có nước tăng dân số thành thị nhanh hơn mức tăng của các nước đang phát triển b. Giải thích: - Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh và đang có sự chuyển dịch sang nền kinh tế công nghiệp, tri thức. - Các nước kinh tế phát triển có quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa diễn ra từ rất sớm, kinh tế phát triển ở trình độ cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh, nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế. - Hiện nay các nước đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị tự phát diễn ra ở nhiều nước nên tỉ lệ dân số thành thị tăng nhanh hơn. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 IV 1 Tại sao các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ Địa lí đều chịu sự chi phối của qui luật thống nhất và hoàn chỉnh? Phân tích ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. a. Giải thích: - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí. - Giữa các thành phần tự nhiên đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực, ngoại lực nên không tồn tại và phát triển một cách cô lập. - Các thành phần tự nhiên luôn tác động, xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất, năng lượng với nhau nên gắn bó mật thiết để tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh. b. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. - Trước khi khai thác lãnh thổ cần thiết phải nghiên cứu kĩ và đánh giá toàn diện các điều kiện địa lí của lãnh thổ đó. - Bất cứ tác động nào của con người vào tự nhiên chính là sự can thiệp của các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên, làm cho tự nhiên thay đổi và con người có thể dự đoán sự thay đổi này. - Những tác động tiêu cực (phá rừn, xây đập, thải khí, rác thải,…) sẽ gây ra hậu quả. Những tác động tích cực (trồng rừng…) đảm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 bảo cho môi trường tự nhiên phát triển bền vững. 2 Chứng minh nước trên Trái Đất tuần hoàn theo vòng khép kín và tác động của vòng tuần hoàn nước - Nước trong tự nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác dưới dạng các vòng tuần hoàn nước. Với nhiều quá trình: bốc hơi => mưa=> bố hơi => mưa… - Vòng tuần hoàn nhỏ: diễn ra trong phạm vi hẹp, nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lành => mưa rơi xuống biển, đại dương. - Vòng tuần hoàn lớn: diễn ra trên qui mô toàn cầu, liên quan giữa lục địa và đại dương. Nước bốc hơi => mây, mây được đưa sâu vào đất liền gặp lanh => mưa hay tuyết (vùng núi cao, vĩ độ cao). Mưa, tuyết tan => chảy theo sông, các dòng nước ngầm từ đất liền => biển, biển lại bốc hơi. - Vòng tuần hoàn tác động sâu sắc đến chế độ nước sông, thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất 0,5 0,5 0,5 0,5 V 1 Vẽ biểu đồ a. Tính tỉ lệ bán kính: b. Xử lý số liệu: Cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới năm 1990 và 2008 (đơn vị: %) Năm 1990 2008 Tổng số 100.0 100. 0 Lúa mỳ 30.4 21.4 Lúa gạo 26.2 21.2 Ngô 24.6 25.5 Các cây lương thực khác 18.8 31.9 c. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ hình tròn - Có số liệu, chú thích, tên biểu đồ. 0.5 0.5 2 2 Nhận xét: - Quy mô: Sản lượng lương thực của Thế giới có xu hướng tăng: 1.65 lần - Cơ cấu: Có sự thay đổi + Lúa mỳ: giảm tỷ trọng (dẫn chứng) 0.5 1.5 + Lúa gạo: giảm tỷ trọng (dẫn chứng) + Ngô: tăng tỷ trọng (dẫn chứng) + Các cây lương thực khác: tỷ trọng tăng mạnh (dẫn chứng) . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2015 Môn: Địa lý – Lớp 10 Câu I (4.0 điểm) 1. Giải thích tại. lượng lương thực của Thế giới qua các năm 1990 và 2008. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Địa lý – Lớp 10 Câ u Ý Nội dung Điể m I 1 Giải thích tại. Trái đất. Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở khu vực từ 20º đến 40 º vĩ Bắc và Nam? Câu III (3.0 điểm) Cho bảng số liệu: Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và các nhóm nước