1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên LÊ HÔNG PHONG NAM ĐỊNH

8 4,2K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10 Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: …/04/2015 Câu I (4 điểm) 1. Kể tên các nhân tố ngoại lực. Các dạng nước có tác động như thế nào tới sự hình thành địa hình trên trái đất. 2. Phân biệt lớp vỏ phong hoá và lớp phủ thổ nhưỡng. Tại sao nói trong số các nhân tố của môi trường, khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Câu II (4 điểm) 1. So sánh quy luật địa đới và quy luật đai cao. Tại sao con người có thể dự báo được các thay đổi khi tác động vào tự nhiên. 2. Chế độ nước sông ngòi có phản ánh tính địa đới không? Tại sao? Vì sao nước ngầm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống của xã hội loài người? Câu III (4 điểm) 1. Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới khí áp và nhiệt độ không khí. Áp cao địa cực và áp cao Xibia khác nhau như thế nào? 2. Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa trung bình năm ở các đới (trên đất nổi) Bán cầu bắc Bán cầu Nam Các đới theo vĩ độ Lượng mưa (mm) Các đới theo vĩ độ Lượng mưa (mm) 0 - 10 0 1677 0 - 10 0 1872 10 - 20 0 763 10 - 20 0 1110 20 - 30 0 513 20 - 30 0 564 30 - 40 0 501 30 - 40 0 868 50 - 60 0 510 50 - 60 0 976 60 - 70 0 340 60 - 90 0 100 Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Câu IV (3 điểm) 1. Nhóm nhân tố tự nhiên sinh học có ảnh hưởng như thế nào tới tỷ suất sinh thô. Tại sao ở nhiều nước hiện nay, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số ngày càng tăng lên. 2. Tỷ lệ giới tính khi sinh của Việt Nam những năm gần đây có đặc điểm gì? Nguyên nhân vì sao có đặc điểm đó. Câu V (5 điểm): 1. Cơ cấu kinh tế là gì? Nhìn vào cơ cấu kinh tế thấy được biểu hiện gì của nền kinh tế. 2. Cho bảng số liệu về “Sản lượng thuỷ sản của Thế giới một số năm gần đây” – đơn vị: triệu tấn Năm 2006 2008 2010 2012 2013 - Thuỷ sản khai thác 90,0 89,7 88,6 91,3 90,5 - Thuỷ sản nuôi trồng 47,3 52,9 59,9 66,6 70,5 Tổng sản lượng thuỷ sản 137,3 142,6 148,5 157,9 161,0 a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển ngành thuỷ sản thế giới trong thời kì 2006 – 2013 b) Từ biểu đồ hãy nhận xét về tình hình phát triển ngành thuỷ sản thế giới trong thời gian qua và giải thích. HẾT Họ và tên thí sinh: SBD Người ra đề: Trần Thị Hồng Thúy SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2014 – 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10 Ngày thi: …/04/2015 Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm I 4đ 1 Kể tên các nhân tố ngoại lực. Các dạng nước có tác động như thế nào tới sự hình thành địa hình trên trái đất 2đ - Các nhân tố ngoại lực: các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa…), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…), sinh vật và con người. 0,5đ Ttác động của nước tới sự hình thành địa hình trên trái đất: - Nước tham gia vào các quá trình ngoại lực như phong hoá, xâm thực, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ góp phần hình thành và biến đổi địa hình trái đất. + Nước tham gia vào quá trình phong hoá: hình thành dạng địa hình đặc trưng là địa hình caxtơ… + Nước tham gia vào quá trình xâm thực hình thành các dạng địa hình xâm thực: các rãnh nông; mương xói, thung lũng sông… + Dòng nước tham gia vào quá trình vận chuyển và bồi tụ làm di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác và lắng đọng lại tạo thành các dạng địa hình bồi tụ như: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu… - Tác động của băng hà-> hình thành các dạng địa hình băng hà như: đồng bằng băng hà, hồ băng hà, địa hình phio… - Sóng đập tạo nên các dạng địa hình mài mòn như hàm ếch sóng bỡ, vách biển, nền mài mòn… Sóng cũng vận chuyển vật liệu tạo nên các dạng địa hình bồi tụ như bãi biển, thềm bồi tụ, doi đất, cồn ngầm dưới biển… - Trong quá trình hoạt động của dòng chảy bao giờ cũng đồng thời tồn tại hai dạng quá trình đối ngược nhau là quá trình xâm thực và quá trình bồi tụ. Tuy thuộc tương quan giữa 2 quá trình này mà địa hình dòng chảy tạo thành có thể khác nhau rõ rệt hoặc địa hình mài mòn hoặc địa hình bồi tụ… 0,75 0,25 0,25 0,25 2 Phân biệt lớp vỏ phong hoá và lớp phủ thổ nhưỡng. Tại sao nói trong số các nhân tố của môi trường, khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. 2đ - Phân biệt lớp vỏ phong hoá và lớp phủ thổ nhưỡng + Lớp vỏ phong hoá là lớp vật chất nằm ở phía ngoài cùng của vỏ Trái Ðất, ở phía dươi lớp phủ thổ nhưỡng và phía trên tầng đá gôc – do sự phong hoá 0,5 HDC ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ đá mẹ tạo thành. Sản phẩm phong hoá biến đổi tạo thành mẫu chất, mẫu chất chịu tác động sâu sắc của sinh vật dần dần trở thành đất.Lớp vỏ phong hoá dày hơn so với lớp phủ thổ nhưỡng và chỉ gồm các chất vô cơ (khoáng vật, đá). + Lớp phủ thổ nhưỡng là lớp vỏ vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa – nơi tiếp xúc với khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển (nằm phía trên lớp vỏ phong hoá – đôi khi ranh giới rất khó xác định). Nguồn gốc phát sinh rất phức tạp. Chiều dày mỏng hơn; Bao gồm cả vật chất vô cơ và hữu cơ. 0,5 - Nói khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật vì: Khí hậu có tác động trực tiếp chủ yếu qua các yếu tổ: nhiệt, độ ẩm, nước, ánh sáng. + Nhiệt độ: mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. VD: + Nước và độ ẩm không khí quyết định sự sống của sinh vật. Do đó tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của chúng. + Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của chúng. …VD: 0,25 0,25 0,25 0,25 II 4đ 1 So sánh quy luật địa đới và quy luật đai cao. Tại sao con người có thể dự báo được các thay đổi khi tác động vào tự nhiên. 2đ * So sánh quy luật địa đới và quy luật đai cao - Giống nhau: Là 2 quy luật phổ biến và quan trọng trên Trái đất; có tác động đến các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý trên Trái đất. - Khác nhau: + Quy luật địa đới là quy luật về sự phân bố các thành phần địa lý và cảnh quan đại lý theo vĩ độ. Còn quy luật đai cao là quy luật về sự phân bố các thành phần và cảnh quan địa lý theo đai cao. + Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là do …lượng bức xạ MT giảm từ XĐ -> 2 cực. Mà bức xạ MT là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng địa lý tự nhiên trên trái đất… Còn nguyên nhân dẫn tới quy luật đai cao là do sự giảm nhiệt theo độ cao và sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. + Phạm vi thể hiện của quy luật địa đới rộng hơn + Về đặc điểm: Sự thay đổi các vành đai ở quy luật địa đới không liên tục mà bị gián đoạn do sự giảm nhiệt không liên tục; Còn ở quy luật đai cao sự thay đổi các vành đai diễn ra liên tục và đồng nhất 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 * Con người có thể dự báo được các thay đổi khi tác động vào tự nhiên vì: Tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của tự nhiên: + trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào, các thành phần tự nhiên không tồn tại và phát triển một cách cô lập mà luôn xâm nhập vào nhau, găn bó mật thiết tạo nên một thể thống nhất, hoàn chỉnh (phân tích khái niệm, nội 0,25 dung quy luật +Trong thể thống nhất và hoàn chỉnh đó thì một thành phân thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Ví dụ: phá rừng, xây hồ thủy điện gây nên các tác động về môi trường con người hoàn toàn có thể lường trước được 0,25 2 Chế độ nước sông ngòi có phản ánh tính địa đới không? Tại sao? Vì sao nước ngầm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống của xã hội loài người? 2đ - Chế độ nước sông ngòi có phản ánh tính địa đới (dẫn chứng), do: + Chế độ nước sông phụ thuộc trước hết vào chế độ mưa mà chế độ mưa trên thế giới có sự phân bố tuân theo quy luật địa đới rõ rệt, hình thành các vành đai mưa nên chế độ nước sông cũng tuân theo quy luật này. Ví dụ phân tích (HS có thể phân tích thêm yếu tố khác đúng -> thưởng 0,25 đ nếu chưa đạt tối đa) 0,25 0,5 0,25 - Nước ngầm giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của XH loài người vì: + Nước ngầm là kho nước ngọt quan trọng nhất - có lượng dự trữ lớn nhất so với nước trên mặt (chiếm hơn 30% lượng nước ngọt trên TĐ trong khi nước ngọt trên mặt chỉ chiếm 0,3%) + Là nguồn nước sinh hoạt chính cho các khu dân cư và đô thị vùng cao (VD: Mehicô City), dân cư vùng đồng bằng khi nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn, bị chua mặn (VD: đb SCL); Là nguồn nước quan trọng cho sx và sinh hoạt trong thời kì mùa khô. + Là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sx nông nghiệp và công nghiệp. Các nguồn nước khoáng, nước nóng => có giá trị cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; nguyên liệu sản xuất nước giải khát; năng lượng địa nhiệt… 0,25 0,25 0,5 III 4đ 1 Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới khí áp và nhiệt độ không khí. Áp cao địa cực và áp cao Xibia khác nhau như thế nào? 2đ - Ảnh hưởng của địa hình tới khí áp và nhiệt độ không khí: + Ảnh hưởng của địa hình tới khí áp: Theo độ cao: càng lên cao, không khí càng loãng sức nén xuống bề mặt đất giảm nên khí áp giảm và ngược lại. + Ảnh hưởng tới nhiệt độ: Theo độ cao: càng lên coa nhiệt độ không khí càng giảm do càng cách xa nguồn cung cấp nhiệt từ bức xạ mặt đất… Cùng một dãy núi: sườn đón nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng do 0,25 0,25 0,25 có góc nhập xạ lớn hơn Cùng sườn đón nắng, độ dốc càng lớn nhiệt càng cao; cùng sườn khuất nắng độ dốc càng lớn nhiệt càng nhỏ… (tác động khác đúng: thưởng 0,25 nếu chưa đạt tối đa) 0,25 Áp cao ở cực tồn tại quanh năm (do ở cực, góc nhập xạ quanh năm nhỏ, nhiệt độ thấp, mưa ít - không khí khô -> khối khí co lại -> hình thành áp cao nhiệt lực tồn tại quanh năm); Áp cao Xibia: chỉ hoạt động theo mùa - vào mùa đông từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở BBC (do chuyển động biểu kiến của Mặt trời, vào thời gian này, MT chuyển động biểu kiến xuống BCN, vì thế BBC có góc nhập xạ nhỏ - là mùa đông, lục địa Á Âu rất lạnh, đặc biệt ở khu vực Xibia viễn đông của LB Nga -> khối khí co lại -> hình thành áp cao) 0,5 0,5 2 Nhận xét và giải thích về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. 2đ - Lượng mưa trung bình năm phân bố không đều theo vĩ độ từ xích đạo về 2 cực + Từ 0- 20 0 (khu vực nhiệt đới và xích đạo): mưa nhiều nhất (SL) Do: Diện tích đại dương và rừng XĐ lớn, nhiệt độ không khí cao quanh năm và K 2 đối lưu mạnh, hơi nước bốc lên mạnh; Áp thấp XĐ hút gió gây mưa lớn, gió mang hơi ẩm từ nơi khác đến; Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới thường xuyên… + Từ 20 – 40 0 (khu vực chí tuyến): mưa tương đối ít (chủ yếu <600mm) Do: Áp cao chí tuyến ngự trị quanh năm, khối không khí trên cao giáng xuống.Chỉ gió thổi đi, không có gió thổi đến, gió mậu dịch khô nóng hoạt động Tỷ lệ diện tích lục địa lớn. + Khu vực ôn đới (40 – 60): mưa tương đối nhiều (SL) Do: Áp thấp ôn đới hút gió và gió tây ôn đới phần lớn từ biển thổi vào hoạt động thường xuyên -> gây mưa phùn, độ ẩm cao. Hoạt động của xoáy thuận, tại đó không kí nóng vượt lên trên không khí lạnh ở mặt phân cách (frông) nên mưa nhiều. + Từ 60 0 về 2 cực lượng mưa ít và giảm nhanh (đặc biệt ở khu vực 2 cực lượng mưa rất ít) Do áp cao địa cực, nhiệt độ thấp, nước không bốc hơi được. - Cùng vĩ độ, lượng mưa của 2 bán cầu cũng có sự khác nhau, nhìn chung lượng mưa ở NBC lớn hơn BBC (SL) Do NBC có tỷ lệ diện tích đại dương lớn hơn nhiều so với BBC. Riêng khu vực từ > 60 0 , thì lượng mưa ở BBC lớn hơn NBC do ở những vĩ độ này, BBC có tỷ lệ diện tích đại dương lớn hơn. 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 IV 3đ 1 Nhóm nhân tố tự nhiên sinh học có ảnh hưởng như thế nào tới tỷ suất sinh thô. Tại sao ở nhiều nước hiện nay, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số ngày càng tăng lên. 1,5đ * Tác động của nhóm nhân tố tự nhiên sinh học tới tỷ suất sinh thô: - Kết cấu tuổi và giới: Con người chỉ có khả năng sinh đẻ trong một nhóm tuổi nhất định. Nếu có số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn, thì mức sinh cao và ngược lại. Kết cấu dân số trẻ -> S cao - Tuổi két hôn: Nếu kết hôn sớm thì phụ nữ sẽ sinh đẻ sớm và có thời gian có khả năng sinh đẻ dài và ngược lại. + Nhân tố khác: Điều kiện tự nhiên và môi trường sống: thuận lợi cho sự sinh sản thì mức sinh sẽ cao (VD: vùng nhiệt đới).mức chết cao thì mức sinh cao do tâm lý sinh bù. Tình trạng sức khoả có ảnh hưởng tới mức sinh… 0,5 0,25 0,25 * Ở nhiều nước hiện nay, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số ngày càng tăng lên vì: Nhiều nước hiện nay có xu hướng giảm sinh và tuổi thọ tăng lên => tỷ trọng dân số trong tuổi lao động so với tổng dân số tăng 0,5 2 Tỷ lệ giới tính khi sinh của Việt Nam những năm gần đây có đặc điểm gì? Nguyên nhân vì sao có đặc điểm đó. 1,5đ - Có hiện tượng mất cân bằng giới tỉnh khi sinh ở Việt Nam: tỷ lệ nam cao hơn nữ và ngày càng tăng - Do: Tâm lý thích có con trai; nhờ tiến bộ y học có thể sinh con theo ý muốn…. V 5đ 1 Cơ cấu kinh tế là gì? Nhìn vào cơ cấu kinh tế thấy được biểu hiện gì của nền kinh tế 2đ * Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. 0,5 - Nhìn vào cơ cấu ngành KT -> Thấy được vai trò vị trí của mỗi ngành trong nền kinh tế -> phản ánh trình độ phát triển, tính chất của nền kinh tế. VD: … - Nhìn vào cơ cấu thành phần kinh tế -> Thấy được vai trò, vị trí của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế, quyền sở hữu tài sản… VD - Nhìn vào cơ cấu lãnh thổ -> Trình độ phát triển kinh tế như thế nào. Trình độ phát triển càng cao -> sinh ra nhiều vùng chuyên môn hoá…. 0,5 0,5 0,5 2 a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển ngành thuỷ sản thế giới trong thời kì 2006 – 2013 1đ Biểu đồ cột chồng theo giá trị tuyệt đối (Yêu cầu vẽ đẹp, chính xác. Các dạng biểu đồ khác không cho điểm) b) Từ biểu đồ hãy nhận xét về tình hình phát triển ngành thuỷ sản thế giới trong thời gian qua và giải thích 2đ * Nhận xét: - Giai đoạn , ngành thuỷ sản thế giới phát triển mạnh, tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và liên tục: (dẫn chứng) - Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn lớn hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng nhưng có sự phát triển không đều giữa ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: + Ngành khai thác thuỷ sản phát triển chậm hơn và không ổn định, sản lượng thuỷ sản khai thác biến động không ổn định (dẫn chứng) + Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng liên tục và tăng mạnh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản lượng thuỷ sản (dẫn chứng) 0,25 0,25 0,25 0,25 * Giải thích: - Ngành thuỷ sản phát triển do: nhu cầu ngày càng tăng của người dân và các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản; ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để hiện đại hoá phương tiện khai thác, mở rộng ngư trường; đẩy mạnh nuôi thuỷ sản… - Ngành khai thác thuỷ sản phát triển chậm do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; nguồn lợi hải sản suy thoái… - Ngành nuôi trồng phát triển mạnh do có nhiều lợi thế: phát triển muộn hơn nên còn nhiều khả năng mở rộng diện tích nuôi, có khả năng nuôi thâm canh năng suất cao; chủ động đối tượng nuôi và thời điểm thu hoạch mang hiệu quả cao hơn và đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu của thị trường. 0,25 0,25 0,5 . DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10 Thời gian 180 phút (không kể thời. thi ch. HẾT Họ và tên thí sinh: SBD Người ra đề: Trần Thị Hồng Thúy SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC. THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2014 – 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10 Ngày thi: …/04 /2015 Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm I 4đ 1 Kể tên các

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w