Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên PHÚ THỌ

7 3.5K 35
Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên PHÚ THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG NĂM 2015 TỈNH PHÚ THỌ Thời gian làm bài 180 phút ĐỀ THI ĐÈ XUẤT (Đề này có 2 trang, gồm 5 câu) Câu I (4 điểm): 1. (2 điểm) a. Trình bày nguyên nhân của hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ. Ở những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h? Tại sao ở cực Bắc trong năm có hiện tượng ngày dài 24h và đêm dài 24h không bằng nhau? b. Phong hóa là gì? Có những loại phong hóa nào? Tại sao ở miền địa cực và hoang mạc phong hóa lí học lại thể hiện rõ nhất? 2. (2 điểm) Lớp phủ thổ nhưỡng là gì? Phân biệt lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa. Câu II (4 điểm): 1. (2 điểm) Giới hạn lớp vỏ địa lí có trùng với giới hạn của sinh quyển không? Tại sao nói sự phân bố mưa trên Trái đất vừa mang tính địa đới, vừa mang tính phi địa đới? 2. (2 điểm) Nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa. Tại sao nếu không có vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất, ở trong lục địa vẫn có mưa? Câu III (4 điểm): 1. (2 điểm) Tại sao vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tổng bức xạ ở cực cao hơn ở xích đạo nhưng nhiệt độ không khí ở đây vẫn thấp? 2. (2 điểm) Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA VÀ LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Hà Nội 1676 989 Huế 2868 1000 Thành phố Hồ Chí Minh 1931 1686 a. Thế nào là cân bằng ẩm? Tính lượng cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên b. Qua bảng số liệu hãy nhận xét và giải thích về cân bằng ẩm giữa 3 địa điểm trên? Câu IV (3 điểm): 1. (1,5 điểm) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô? Tại sao ở các nước phát triển hiện nay lại có tỉ suất tử thô cao hơn các nước đang phát triển? 2. (1,5 điểm) Tại sao nói sự phân bố dân cư ở nước ta là một hiện tượng xã hội có tính qui luật? Câu V (5 điểm): 1. (2 điểm) Nêu các nguồn lực theo các cách phân loại nguồn lực mà em biết? Phân tích vai trò của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế. 2. (3 điểm) SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG CỦA THẾ GIỚI THỜI KÌ 1960 – 2010 Năm Sản phẩm 1960 1970 1980 1990 2003 2010 Than ( triệu tấn) 2603 2936 3770 3387 5300 6270 Dầu mỏ (triệu tấn) 1052 2336 3066 3331 3904 5488 Điện (tỉ Kwh) 2304 4962 8247 11832 14851 22369 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp năng lượng của thế giới, thời kì 1960 – 2010. b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét về tốc độ tăng trưởng sản lượng các sản phẩm trên và giải thích. HẾT Người ra đề: Bùi Thị Hồng Thanh ĐT: 0912 489 998 HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HD CHẤM ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG KHỐI 10 NĂM 2015 TỈNH PHÚ THỌ HD CHẤM ĐỀ THI ĐÈ XUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm I (4,0đ) 1. a. Trình bày nguyên nhân của hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ. Ở những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h? Tại sao ở cực Bắc trong năm có hiện tượng ngày dài 24h và đêm dài 24h không bằng nhau? 1,0 - Nguyên nhân: Do Trái đất chuyển động xung quanh Mặt Trời luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 0 33 / và không đổi phương nên thời gian chiếu sáng ở các vĩ độ khác nhau và có sự thay đổi trong năm. 0,25 - Những nơi có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h: từ vòng cực về phía cực. 0,25 - Ở cực Bắc trong năm có hiện tượng ngày dài 24h và đêm dài 24h không bằng nhau vì: + Từ 21/3 đến 23/9, Trái đất ở vị trí xa Mặt trời, lực hút của Mặt trời với Trái đất nhỏ hơn nên tốc độ chuyển động trên quỹ đạo giảm, thời gian chuyển động dài hơn nên ở cực Bắc có số ngày dài 24h là 186 ngày. + Từ 23/9 đến 21/3 năm sau, Trái đất ở vị trí gần Mặt trời, lực hút của Mặt trời với Trái đất lớn hơn nên tốc độ chuyển động trên quỹ đạo nhanh hơn, thời gian chuyển động ngắn hơn nên ở cực Bắc có số đêm dài 24h chỉ là 179 ngày. 0,5 b. Phong hóa là gì? Có những loại phong hóa nào? Tại sao ở miền địa cực và hoang mạc phong hóa lí học lại thể hiện rõ nhất? 1,0 - Phong hóa là quá trình phá hủy, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật 0,25 - Có 3 loại phong hóa: phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. 0,25 - Ở miền địa cực và hoang mạc phong hóa lí học lại thể hiện rõ nhất vì: + Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau, xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của 0,5 nước… + Ở miền địa cực và hoang mạc có sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (ngày – đêm) lớn, có sự đóng băng của nước… nên phong hóa lí học rất phổ biến. 2. Lớp phủ thổ nhưỡng là gì? Phân biệt lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa. 2,0 - Lớp phủ thổ nhưỡng (thổ nhưỡng quyển) là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt các lục địa – nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển và sinh quyển. 0,5 - Phân biệt lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa: 1,5 + Vị trí: - LPTN: trên bề mặt các lục địa. - LVPH: nằm dưới LPTN, trên đá gốc. + Độ dày: LVPH dày hơn (vài chục mét) LPTN (vài mét). + Thành phần: - LPTN: gồm các chất khoáng và chất hữu cơ. - LVPH: chỉ có chất khoáng. + Đặc trưng: - LPTN: có độ phì ( diễn giải). - LVPH: không có độ phì. + Vai trò: - LPTN: là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, địa bàn phân bố dân cư và các cơ sở sản xuất. - LVPH: là cơ sở để tạo nên LPTN. + Thời gian hình thành: LVPH hình thành trước LPTN. II (4,0 đ) 1. Giới hạn lớp vỏ địa lí có trùng với giới hạn của sinh quyển không? Tại sao nói sự phân bố mưa trên Trái đất vừa mang tính địa đới, vừa mang tính phi địa đới? 2,0 - Sinh quyển là một bộ phận của lớp vỏ địa lí, có giới hạn theo giới hạn của lớp vỏ địa lí. Tuy nhiên sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất. 0,5 - Sự phân bố mưa vừa mang tính địa đới, vừa mang tính phi địa đới: * Tính địa đới: + Khu vực Xích đạo: mưa nhiều nhất do áp thấp, nhiệt độ cao, có nhiều đại dương và rừng Xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh. + Hai khu vực chí tuyến: mưa ít do áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn. + Hai khu vực ôn đới: mưa trung bình do áp thấp, gió Tây ôn đới thổi từ biển vào. + Hai khu vực cực: mưa ít nhất do áp cao, lạnh, nước không bốc lên được. 0,75 * Tính phi địa đới: + Từ Xích đạo đến vòng cực: nửa cầu Nam mưa nhiều hơn vì có diện tích đại dương lớn hơn lục địa, nửa cầu Bắc ngược lại. + Từ vòng cực về cực: nửa cầu Nam là lục địa Nam Cực, mưa ít hơn, nửa cầu Bắc là Bắc Băng Dương, mưa nhiều hơn. + Càng vào sâu trong lục địa, lượng mưa càng giảm vì ảnh hưởng của khối khí biển giảm. + Bờ đông và bờ tây lục địa có lượng mưa khác nhau, liên quan đến hoạt động của dòng biến nóng và lạnh kết hợp với hoàn lưu khí quyển. + Càng lên núi cao, lượng mưa càng giảm, tới một độ cao nhất định sẽ không có mưa. + Ở các dãy núi cao, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa. 0,75 2. Nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa. Tại sao nếu không có vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất, ở trong lục địa vẫn có mưa? - Ví dụ minh họa: + Ở Xích đạo, lượng mưa nhiều, mưa quanh năm, nên sông ngòi đầy nước quanh 2,0 1,0 năm. + Ở khu vực nhiệt đới gió mùa có sự phân mùa thành một mùa mưa và một mùa khô, nên sông có một mùa lũ và một mùa cạn. - Nếu không có vòng tuần lớn của nước trên Trái Đất, ở trong lục địa vẫn có mưa vì: + Nước trên Trái đất tham gia vào hai vòng tuần lớn và nhỏ. + Trên lục địa, nước từ ao hồ, sông suối, thực vật… bốc hơi, tham gia vào vòng tuần hoàn nhỏ của nước trên lục địa, gây mưa ngay tại bề mặt lục địa. 1,0 III (4,0đ) 1. Tại sao vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tổng bức xạ ở cực cao hơn ở xích đạo nhưng nhiệt độ không khí ở đây vẫn thấp? 2,0 - Tổng bức xạ ở cực cao hơn ở xích đạo chủ yếu do thời gian chiếu sáng ở cực dài hơn ở xích đạo (vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tại cực có 6 tháng ngày, xích đạo chỉ có 3 tháng ngày). 0,5 - Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt Trời (được quy định bởi sự chi phối của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng), còn phụ thuộc vào tính chất của bề mặt đệm: + Ở xích đạo: do chủ yếu là đại dương và rừng rậm nên không khí có nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều hơn. + Ở cực: do chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi hầu hết lượng bức xạ của Mặt Trời. 0,5 0,5 0,5 2. a. Thế nào là cân bằng ẩm? Tính lượng cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên 2,0 - Cân bằng ẩm là hiệu số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi. 0,25 - Bảng tính cân bằng ẩm của một số địa điểm (Đơn vị: mm) Địa điểm Cân bằng ẩm Hà Nội 678 Huế 1868 TP Hồ Chí Minh 245 0,5 b. Nhận xét và giải thích về cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên: - Các địa điểm đều có cân bằng ẩm dương (dc) do có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi. - Cân bằng ẩm giữa các địa điểm có sự khác nhau do sự chênh lệch giữa lượng mưa và lượng bốc hơi của từng địa điểm + Huế: cân bằng ẩm lớn nhất (dc) do có lượng mưa lớn nhất (do có bức chắn địa hình vuông góc với hướng gió, ảnh hưởng bão và dải hội tụ), lượng bốc hơi không quá cao (do có 1 – 2 tháng nhiệt độ thấp). + Hà Nội: cân bằng ẩm cao hơn TP HCM nhưng lại thấp hơn Huế (dc) mặc dù có lượng mưa thấp hơn 2 địa điểm trên nhưng lại có lượng bốc hơi thấp nhất (trong năm có 1 mùa đông lạnh, lượng bốc hơi ít) + TP.HCM: cân bằng ẩm thấp nhất (dc) do lượng mưa khá cao nhưng lượng bốc hơi lớn nhất (do nhiệt độ quanh năm cao, mùa khô sâu sắc). 0,5 0,25 0,25 0,25 IV (3,0đ) 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô? Tại sao ở các nước phát triển hiện nay lại có tỉ suất tử thô cao hơn các nước đang phát triển? 1,5 a. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất tử thô: - Nhân tố tự nhiên – sinh học: sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ, cơ cấu tuổi và giới tính dẫn đến sự khác biệt về mức chết. - Nhân tố môi trường sống tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và ảnh hưởng đến mức chết. - Nhân tố kinh tế – xã hội: + Mức sống của dân cư: mức sống ngày càng cải thiện và nâng cao thì mức chết càng thấp và ngược lại. + Trình độ phát triển của y học: trình độ y học càng cao, mạng lưới y tế ngày càng 1,0 phát triển làm giảm mức chết, đặc biệt là tử vong tr“ sơ sinh. + Trình độ văn hóa tỉ lệ nghịch với mức chết. - Các nhân tố khác: chiến tranh, dịch bệnh, tai nạn, thiên tai… b. Tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển cao hơn so với nhóm nước đang phát triển, vì: Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già (tỉ lệ người già trong tổng số dân lớn), còn nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số tr“ (tỉ lệ người già trong tổng số dân nhỏ)  Tỉ lệ tử thô của nhóm nước phát triển cao hơn so với nhóm nước đang phát triển. 0,5 2. Tại sao nói sự phân bố dân cư ở nước ta là một hiện tượng xã hội có tính qui luật? 1,5 - Khái niệm phân bố dân cư: là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. - Phân bố dân cư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: sự phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử định cư, chuyển cư, điều kiện tự nhiên - Sự phân bố dân cư nước ta có tính quy luật: + Những nơi có mật độ dân số cao là những nơi có trình độ phát triển kinh tế cao, tập trung các ngành công nghiệp, dịch vụ, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên… + Nơi dân cư thưa thớt thì những điều kiện trêAn ngược lại. 0,5 0,5 0,25 0,25 V (5,0đ) 1. Nêu các nguồn lực theo các cách phân loại nguồn lực mà em biết? Phân tích vai trò của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế. 2,0 - Có 2 cách phân loại nguồn lực: + Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực gồm: . Vị trí địa lí (tự nhiên; kinh tế, chính trị, giao thông) . Nguồn lực tự nhiên (đất, nước, khí hậu, nước, sinh vật, biển, khoáng sản). . Nguồn lực kinh tế - xã hội (dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường…). + Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có: . Nguồn lực trong nước. . Nguồn lực nước ngoài. 0,5 0,5 - Vai trò của vị trí địa lí: + Tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia (dẫn chứng). + Góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế trong xu thế hội nhập hiện nay (dẫn chứng). 0,5 0,5 2. Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích: 3,0 a. Vẽ biểu đồ - Xử lý số liệu: Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của thế giới, thời kì 1960 – 2010 ( đơn vị: %) Năm Sản phẩm 1960 1970 1980 1990 2003 2010 Than ( triệu tấn) 100 113 145 130 204 241 Dầu mỏ ( triệu tấn) 100 222 291 317 371 522 Điện( tỉ Kwh) 100 215 358 514 645 971 - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn, có tên biểu đồ, có chú giải 0,5 1,0 b. Nhận xét, giải thích: - Từ 1960 – 2010 sản lượng than, dầu mỏ, điện của thế giới nhìn chung đều có xu hướng tăng do nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng nhiều, khoa học kĩ thuật phát 0,5 triển giúp sản lượng các sản phẩm năng lượng tăng. - Tuy nhiên tốc độ tăng của các sản phẩm không đều: + Than có tốc độ tăng chậm nhất và không ổn định ( dẫn chứng) do tính năng của than không nổi trội như dầu, sử dụng than ảnh hưởng xấu đến môi trường… + Dầu mỏ có tốc độ tăng khá nhanh và tăng liên tục ( dẫn chứng) do có nhiều ưu điểm: nhiệt lượng cao, thuận lợi trong sử dụng, vận chuyển. + Điện có tốc độ tăng nhanh nhất và tăng liên tục ( dẫn chứng) do nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng mạnh. 1,0 HẾT . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG NĂM 2015 TỈNH PHÚ THỌ Thời gian làm bài 180 phút ĐỀ THI ĐÈ XUẤT (Đề này. 489 998 HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HD CHẤM ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG KHỐI 10 NĂM 2015 TỈNH PHÚ THỌ HD CHẤM ĐỀ THI ĐÈ XUẤT HƯỚNG DẪN. thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật 0,25 - Có 3 loại phong hóa: phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. 0,25 - Ở miền địa cực và hoang

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan