HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ TỈNH HÒA BÌNH ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 02 trang, gồm 05 câu) Câu I (4,0 điểm). 1. (2,0 điểm). a) Tại sao khu vực tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất ? Giải thích sự khác biệt về số giờ chiếu sáng trong ngày 22/6 tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam. b) Xác định tọa độ địa lí của thành phố Hạ Long (Bắc Bán Cầu), biết rằng ngày 22/12 góc nhập xạ giữa trưa bằng 45 0 41’ và khi ở Luân Đôn là 23h04’40” ngày 18/04/2015 thì tại Hạ Long là 6h13’00” ngày 19/04/2015. 2. (2,0 điểm). a) Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết thổ nhưỡng (đất) là gì ? Vì sao đất ở khu vực ôn đới lục địa nửa khô hạn có độ phì cao nhất thế giới ? b) Tại sao sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất chủ yếu là do sự tác động của yếu tố khí hậu ? Câu II (4,0 điểm). 1. (2,0 điểm). So sánh sự khác biệt giữa các vòng đai nhiệt theo vĩ độ và vành đai nhiệt theo độ cao. Nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về độ cao của các vành đai cùng tên ở các sườn đối xứng nhau là gì ? 2. (2,0 điểm). Chứng minh rằng sự khác biệt chế độ nước sông là do sự tác động của nhiều nhân tố. Tại sao thủy triều có chu kỳ 24h52’ ? Câu III (4,0 điểm). 1. (2,0 điểm). Dải hội tụ nhiệt đới chi phối như thế nào tới gió Mậu dịch ở bán cầu Bắc ? Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ. 2. (2,0 điểm). Cho bảng số liệu: BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ CỦA HAI BÁN CẦU Đơn vị: 0 C Vĩ độ 0 0 20 0 30 0 40 0 50 0 60 0 70 0 80 0 Bán cầu Bắc 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29,0 32,2 31,0 Bán cầu Nam 1,8 5,9 7,0 4,9 4,3 11,8 19,5 28,7 Nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt theo vĩ độ của hai bán cầu. Câu IV (3,0 điểm). 1. (1,5 điểm). Cho bảng số liệu: TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN PHÂN THEO NHÓM NƯỚC, THỜI KỲ 1960 - 2005 Đơn vị: % Thời kỳ 1960 - 1965 1975 - 1980 1985 - 1990 1995 - 2000 2004 - 2005 Thế giới 1,9 2,0 1,7 1,5 1,2 Phát triển 1,2 0,8 0,5 0,2 0,1 Đang phát triển 2,3 2,4 2,1 1,9 1,5 Nhận xét và giải thích sự thay đổi tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên phân theo nhóm nước và thế giới thời kỳ 1965 - 2005. 2. (1,5 điểm). Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta gây ra sức ép như thế nào đến kinh tế, xã hội và môi trường ? Câu V (5,0 điểm). 1. (2,0 điểm). Các nhân tố bên trong ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành cơ cấu kinh tế ? Tại sao các nước đang phát triển cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ? 2. (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI, THỜI KỲ 1950 - 2003 Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than (triệu tấn) 1 820 2 603 2 936 3 770 3 387 5 300 Dầu mỏ (triệu tấn) 523 1 052 2 336 3 066 3 331 3 904 Điện (tỉ kWh) 967 2 304 4 962 8 247 11 832 14 851 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất than, dầu mỏ và điện của thế giới, thời kỳ 1950 - 2003. b) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của thế giới thời kỳ 1950 - 2003. HẾT NGƯỜI RA ĐỀ Vũ Xuân Thanh Điện thoại liên hệ: 0979.343.614 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm I 4,0 đ 1 a. Khu vực tiếp xúc giữa các mảng kiển tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất. Giải thích sự khác biệt về chế độ chiếu sáng tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam trong ngày 22/6 1,50 * Khu vực tiếp xúc giữa các mảng kiển tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất do: - Theo Thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau (diễn giải) - Khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Những chỗ tiếp xúc của các mảng thường là các khu vực bất ổn (diễn giải) - Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao (diễn giải) - Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, mắc-ma sẽ trào lên tạo thành các dãy núi ngầm (diễn giải) * Nguyên nhân sự khác biệt chế độ chiếu sáng tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam trong ngày 22/6 - Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương, giữa trục Trái Đất và đường phân chia sáng - tối có sự thay đổi vị trí (diễn giải). - 22/6 vòng cực Bắc nằm hoàn toàn trước đường phân chia sáng - tối nên có ngày dài 24 h (ngày địa cực) còn vòng cực Nam nằm hoàn toàn sau đường phân chia sáng - tối nên có đêm dài 24 h (đêm địa cực). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Xác định tọa độ địa lí 0,50 - Xác định vĩ độ: 22/12 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Chí tuyến Nam. Khi đó, góc nhập xạ mọi địa điểm thuộc Bắc bán cầu được tính theo công thức: h 0 = 90 0 - (φ A + 23 0 27’) → φ HL = (90 0 - 23 0 27’) - h 0 → φ HL = (90 0 - 23 0 27’) - 45 0 41’ = 20 0 52’B - Xác định kinh độ: Thành phố Hạ Long có kinh độ Đông do có giờ sớm hơn so với Luân Đôn → λ HL = ((6h13’ + 24) - 23h4’40”) x 15 = 7 0 8’20”Đ → Tọa độ địa lí của Hạ Long (20 0 52’B; 7 0 8’20”Đ) 0,25 0,25 2 a. Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết thổ nhưỡng. Đất ở khu vực ôn đới lục địa nửa khô hạn có độ phì cao nhất thế giới 1,00 * Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết thổ nhưỡng - Sự khác biệt giữa đất với các thành phần tự nhiên khác ở chỗ đất có độ phì (là khả năng cung cấp nước, không khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển). - Độ phì là một thuộc tính khách quan, phụ thuộc vào các yếu tố hình thành đất, đặc biệt là thực vật (diễn giải) → độ phì là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết đất. * Đất ở khu vực ôn đới lục địa nửa khô hạn có độ phì cao nhất thế giới do: - Độ phì của bất cứ loại đất nào đều chịu ảnh hưởng của 2 nhóm nhân tố chính là nhiệt, ẩm và sinh vật (diễn giải). - Khu vực khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn có điều kiện nhiệt ẩm thấp 0,25 0,25 0,25 nhưng phân hóa đều trong năm, quá trình rửa trôi hầu như không có nên độ phì được tích tụ nhiều năm (đất séc-nô-đi-om) (diễn giải). 0,25 b. Sự phân bố các thảm thực vật là do sự tác động của yếu tố khí hậu 1,00 - Khí hậu là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng. - Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định (diễn giải). - Nước và độ ẩm là môi trường để SV phát triển (diễn giải). - Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu II 4,0 đ 1 So sánh sự khác biệt giữa vòng đai nhiệt theo vĩ độ và vành đai nhiệt theo độ cao. Nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về độ cao của các vành đai cùng tên ở các sườn đối xứng 2,00 a. So sánh sự khác biệt giữa vòng đai nhiệt theo độ vĩ độ và vành đai nhiệt theo độ cao: - Bề ngoài, các vành đai nhiệt theo độ cao có sự thay đổi từ thấp lên cao tương tự sự thay đổi vòng đai nhiệt theo độ vĩ độ. - Khác nhau về nguyên tắc giảm nhiệt: giảm theo vĩ độ do sự thay đổi góc nhập xạ còn giảm theo độ cao do sự thay đổi bức xạ sóng dài (diễn giải). - Khác nhau về tốc độ giảm nhiệt: tại bán cầu Bắc, đi từ Xích đạo về cực cứ 1.300 km nhiệt độ giảm 6 0 C nhưng với miền núi chỉ cần lên cao 1.000 m cũng có sự hạ nhiệt tương đương. - Khác biệt về sự tác động của chế độ nhiệt đối với các thành phần lớp vỏ địa lí: mưa,… (diễn giải). - Khác nhau về chế độ và cường độ chiếu sáng của đai băng tuyết vĩnh cửu trên núi cao ở nhiệt đới với vùng cực (diễn giải). - Khác nhau về độ dài ngày và đêm giữa khu vực vĩ độ thấp, vĩ độ cao với miền núi (diễn giải). b. Nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về độ cao của các vành đai cùng tên ở các sườn đối xứng: - Sự khác nhau về hướng phơi của sườn, xảy ra phổ biến ở khu vực ngoại chí tuyến với 2 sườn nam, bắc rất khác nhau (diễn giải). - Sự khác nhau về hướng gió: sườn đón gió sẽ nhận được nhiều hơi ẩm, sườn khuất gió thường khô khan (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Chứng minh sự khác biệt chế độ nước sông do tác động của nhiều yếu tố. Chu kỳ thủy triều là 24h52’ 2,00 a. Sự khác biệt chế độ nước sông do tác động của nhiều yếu tố: - Chế độ mưa: Khu vực địa hình thấp và vùng vĩ độ thấp chế độ nước sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa (diễn giải). - Băng, tuyết tan: khu vực địa hình cao và vùng vĩ độ cao chế độ nước sông còn phụ thuộc vào lượng băng tuyết tan (diễn giải). - Nước ngầm: Khu vực đá thấm nước (khu vực đá vôi) nước ngầm có vai trò đáng kể trong điều hòa chế độ nước sông. - Địa thế: Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến chế độ nước sông (diễn giải). - Thực vật có vai trò lớn trong điều hòa chế độ dòng chảy (diễn giải). - Hồ, đầm có tác dụng điều hòa nước sông rõ rệt: Mùa lũ nước sông được giữ lại trong các hồ, đầm; mùa cạn nước từ các hồ, đầm chảy ra sông. b. Thủy triều có chu kỳ 24h52’ là do: 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất hết 27,32 ngày. Trong một ngày, Mặt Trăng di chuyển được một góc khoảng 13 0 . - Do hướng vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trùng với hướng Trái Đất tự quay quanh trục nên muốn thủy triểu xảy ra tại thời điểm ngày hôm trước Trái Đất phải di chuyển một quãng thời gian tương ứng 13 0 (khoảng 52’). 0,25 0,25 Câu III 4,0 đ 1 Chi phối của dải hội tụ nhiệt đới tới gió Mậu dịch ở bán cầu Bắc. Tác động của địa hình đến nhiệt độ 2,00 a. Chi phối của dải hội tụ nhiệt đới tới gió Mậu dịch ở bán cầu Bắc - Khái niệm dải hội tụ nhiệt đới (diễn giải). - Mùa hạ: + Dải hội tụ dịch chuyển lên phía Bắc, riêng khu vực Thái Bình Dương dải hội tụ nhiệt đới nằm sát Xích đạo nên có gió Mậu dịch thổi từ áp cao chí tuyến về Xích đạo. + Trên các lục địa hình thành các trung tâm áp thấp, dải hội tụ theo các trung tâm áp thấp vượt Xích đạo, gió Đông Nam từ áp cao chí tuyến Nam vượt Xích đạo, chuyển hướng, lấn át gió Mậu dịch khu vực này trong mùa hạ. - Mùa đông: Dải hội tụ dịch chuyển về phía Nam nên các khu vực đều có gió Mậu dịch thống trị (diễn giải). b. Tác động của địa hình đến nhiệt độ: - Nhiệt độ thay đổi theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm: trung bình lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6 0 C. Càng xuống thấp nhiệt độ càng tăng: trung bình xuống 100 m nhiệt độ tăng 1 0 C. - Sườn núi khác nhau nhiệt độ khác nhau: sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng (diễn giải). - Độ dốc khác nhau có nhiệt độ khác nhau: nơi có độ dốc nhỏ có nhiệt độ cao hơn nơi có độ dốc lớn (diễn giải). - Biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình: nơi bằng phẳng, nhiệt độ ít thay đổi hơn khu vực trũng; giữa cao nguyên và đồng bằng cũng có khác biệt (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt theo vĩ độ của 2 bán cầu 2,00 a. Nhận xét - Biên độ nhiệt của 2 bán cầu có xu hướng chung là tăng dần từ Xích đạo về hai cực: bán cầu Bắc (dẫn chứng); bán cầu Nam (dẫn chứng). - Cùng một vĩ độ, biên độ nhiệt độ năm của Bán cầu Bắc luôn lớn hơn nhiệt độ của bán cầu Nam (dẫn chứng). - Ở bán cầu Bắc, biên độ nhiệt độ năm tăng liên tục (dẫn chứng) trong khi ở bán cầu Nam vĩ độ 40 0 N - 50 0 N biên độ nhiệt độ năm lại giảm (dẫn chứng). b. Giải thích - Càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn (diễn giải). - Do sự phân bố không đồng đều giữa lục địa và đại dương giữa bán cầu Bắc với bán cầu Nam (diễn giải). - Khoảng 40 0 N - 50 0 N bề mặt đệm chủ yếu là đại dương (diễn giải). 0,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu IV 3,0 đ 1 Nhận xét và giải thích sự thay đổi tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên phân theo nhóm nước và thế giới thời kỳ 1965 - 2005 1,50 a. Nhận xét Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên phân theo nhóm nước và thế giới có xu hướng giảm trong thời kỳ 1965 - 2005, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các nhóm nước: - Toàn thế giới có xu hướng giảm, tốc độ giảm chậm so với nhóm nước phát triển và đang phát triển (dẫn chứng). - Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn nhiều so với thế giới và nhóm nước đang phát triển và giảm nhanh (dẫn chứng). - Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm khá nhanh (dẫn chứng), tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức trung bình thế giới và cao hơn nhiều so với các nước phát triển (dẫn chứng). b. Giải thích - Xu hướng chung của thế giới làm giảm và duy trì ở mức độ trung bình nhờ sự phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ trong lĩnh vực y tế,… (diễn giải). - Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm nhanh do mức sinh thấp lại giảm nhanh, mức tử cao vì số người già nhiều (diễn giải). - Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao và có xu hướng giảm do tỉ suất tử giảm nhanh trong khi tỉ suất sinh có giảm nhưng chậm hơn so với mức tử (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Sức ép của phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta đối với kinh tế, xã hội và môi trường 1,50 - Ở đồng bằng đất chật, người đông khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động và khai thác tài nguyên (diễn giải). - Ở miền núi và cao nguyên có đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật (diễn giải) - Ở thành thị (tập trung phần lớn ở các đồng bằng châu thổ) quá trình đô thị hóa không đi đôi với quá trình công nghiệp hóa nên khó khăn đến vấn đề giải quyết việc làm (diễn giải) - Ở nông thôn thừa lao động nhưng lại thiếu việc làm (diễn giải) - Vấn đề môi trường: + Suy thoái và ô nhiễm môi trường (diễn giải). + Không gian cư trú chật hẹp (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu V 5,0 đ 1 Ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. Các nước đang phát triển cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ 2,00 a. Ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến việc hình thành cơ cấu kinh tế - Nguồn lực trong nước là tiền đề vật chất để hình thành cơ cấu kinh tế (diễn giải). - Trình độ phát triển của sức sản xuất góp phần phá vỡ thế cân đối cũ để tạo nên cơ cấu kinh tế mới (diễn giải). - Đường lối, chính sách của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể có vai trò quan trọng hàng đầu trong hình thành cơ cấu kinh tế (diễn giải). - Thị trường và nhu cầu tiêu dùng trong nước là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế (diễn giải). b. Các nước đang phát triển cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ do: - Thực trạng phát triển kinh tế: + Đặc điểm các nước đang phát triển: là những nước nghèo, nông nghiệp vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân,… (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 + Mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội,… (diễn giải). - Các nhân tố tác động đến cơ cấu kinh tế luôn thay đổi, sự chuyển dịch là tất yếu và phù hợp quy luật (diễn giải). - Sự chuyển dịch phù hợp và gắn liền với xu thế chung của khu vực và thế giới (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 2 Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích 3,00 a. Vẽ biểu đồ - Biểu đồ thích hợp nhất là kết hợp cột (than, dầu mỏ) và đường (điện). - Yêu cầu vẽ chính xác, đủ thành phần, trực quan,… Đủ tên, chú giải và kí hiệu phân biệt các cột. - Thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0,25 đ b. Nhận xét và giải thích * Tính tốc độ tăng trưởng: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI THỜI KỲ 1950 - 2003 Đơn vị: % Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143,0 161,3 207,1 186,1 291,2 Dầu mỏ 100 201,1 446,7 586,2 636,9 746,5 Điện 100 238,3 513,1 852,8 1.223,6 1.535,8 * Nhận xét: Thời kỳ 1950 - 2003 sản lượng than, dầu mỏ và điện đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa các sản phẩm và các thời kỳ: - Than có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong ba sản phẩm (dẫn chứng), giai đoạn 1980 - 1990 có sự suy giảm, từ sau 1990 tăng trưởng trở lại (dẫn chứng). - Dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai sau điện (dẫn chứng). - Điện có tốc độ rất nhanh và nhanh hơn nhiều so với dầu mỏ và than (dẫn chứng). * Giải thích: - Than có tốc độ tăng trưởng chậm nhất do đây là năng lượng truyền thống, là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn, công nghiệp hóa học phát triển mạnh, tăng chậm lại do tìm được nguồn năng lượng khác thay thế (diễn giải). - Dầu mỏ tuy phát triển muộn hơn công nghiệp than nhưng do những ưu điểm (sinh nhiệt lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu,…) (diễn giải). - Điện là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học - kĩ thuật (diễn giải). 1,00 0,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20,00 . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ TỈNH HÒA BÌNH ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này. giải) - Khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Những chỗ tiếp xúc của các mảng thường là các khu vực bất ổn (diễn giải) - Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, ở chỗ tiếp. cung cấp nước, không khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thi t cho thực vật sinh trưởng và phát triển). - Độ phì là một thuộc tính khách quan, phụ thuộc vào các yếu tố hình thành đất, đặc biệt