1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên THÁI BÌNH

6 1,4K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH VÀ ĐB BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Người ra đề Nguyễn Đức Tùng ĐT : 0917337299 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐB BẮC BỘ NĂM 2015 MÔN THI: ĐỊA LÝ - LỚP: 10 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang Câu 1(4,0điểm). a. So sánh lớp vỏ đại dương và lớp vỏ lục địa của Trái Đất. Cho biết những khu vực nào của lớp vỏ Trái Đất thường mất ổn định và giải thích. b. Nêu các loại đất chủ yếu ở vùng ôn đới. Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất nói chung. Câu 2(4,0điểm) a. Hiện tượng nước biển dâng là biểu hiện của quy luật nào? Trình bày và giải thích cho quy luật nói trên. b. Vì sao thủy chế sông ngòi ở khu vực ôn đới gió mùa thường khắc nghiệt hơn sông ngòi ở khu vực ôn đới hải dương? Câu 3(4,0điểm) a. Cơ chế gió mùa thường hình thành ở khu vực nào trên Trái Đất? Phân tích ảnh hưởng cơ chế gió này đến khí hậu trên Trái Đất. b. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa mưa Frông và mưa hội tụ nhiệt đới. Câu 4(3,0 điểm) a. Phân tích tác động của cơ cấu dân số già đối với phát triển kinh tế xã hội. b.Vì sao gia tăng dân số tự nhiên là động lực chính của gia tăng dân số thế giới? Hãy liên hệ vấn đề này với Việt Nam. Câu 5(5,0 điểm) a.Nguồn lực phát triển kinh tế là gì? Vì sao đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, việc khai thác các nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng? b. Cho bảng số liệu Sản xuất lương thực của thế giới qua các năm. Đơn vị: triệu tấn Cây lương thực 1980 2003 Lúa mì 444,6 557,3 Lúa gạo 397,6 585,0 Ngô 394,1 635,7 Tổng 1561,0 2021,0 - Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốt nhất về quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới qua các năm nói trên. - Từ biểu đồ đã vẽ kết hợp với kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới trong thời gian nói trên. H?t ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 10. Câu hỏi Nội dung Điểm Câu1 So sánh lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương của Trái Đất… 4,0đ a. So sánh * Giống nhau: + Đều thuộc lớp vỏ Trái Đất + Cấu tạo chủ yếu là các đá… + Nằm trên lớp Manti, chịu chi phối tác động nhiều của lớp này. Đều chịu tác động thường xuyên của nội lực và ngoại lực, các quá trình trao đổi vật chất năng lượng. * Khác nhau + Độ dày lớp vỏ lục địa lớn hơn nhiều. Nơi dầy nhất của lớp vỏ lục địa lên đến 70 km, nơi mỏng nhất thuộc lớp vỏ đại dương 5km. + Cấu tạo lớp vỏ lục địa phức tạp hơn, nhiều tầng đá hơn, ngoài trầm tích và ba dan, ở đây có tầng grnit với khối lượng rất lớn. Ngược lại lớp vỏ đại dương chỉ có Man ti và trầm tích + Khối lượng vật chất của lớp vỏ đại dương ít hơn lớp vỏ lục địa + Tính bền vững của lớp vỏ đại dương kém hơn. Chịu tác động ngoại lực hạn chế hơn lớp vỏ lục địa. *Khu vực mất ổn định + Các hệ thống núi trẻ, các sống núi ngầm đại dương( núi trẻ Coocđie, An pơ, Hymalaya,…sống núi ngầm Đại Tây Dương…), ven bờ một số đại dương(TBD,ĐTH) + Nơi tiếp xúc và tách giãn các mảng kiến tạo. Ở các khu vực này hay xẩy ra động đất núi lửa * Vì +Theo thuyết kiến tạo mảng, lớp vỏ trái đất được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. + Các núi trẻ nơi vẫn còn chịu tác động mạnh của tân kiến tạo. Các khu vực thường hay chịu tác động va đập các mảng kiến tạo, sự tách giãn các mảng tạo điều kiện các dòng vật chất nóng chảy đi lên b. Các loại đất và các nhân tố… 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 - Đất đen, pốt dôn, nâu và xám. - Các nhân tố chính + Đá mẹ cơ sở vật chất ban đầu hình thành đất, cung cấp vật chất vô cơ cho đất… + Sinh vật: thực vật cung cấp cấp xác vật chất hữu cơ( cành khô lá rụng…)rễ thực vật phá hủy đá…vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ tổng hợp thành mùn. + Khí hậu, môi trường cho các quá trình phong hóa, tác động rửa trôi tích tụ thành phần, tạo điều kiện cho sinh vật phát triển, vi sinh vật phân giải tổng hợp mùn. + Thời gian điều kiện cần cho việc hình thành đất, quy định tuổi của đất đá. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu2 Hiện tượng Trái Đất ấm lên là biểu hiện của quy luật… 4,0đ a. Hiện tượng nước biển dâng là: - Biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí - Nguyên nhân hình thành quy luật này là do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực vì thế chúng không tồn tại độc lập mà luôn xâm nhập vào nhau… - Hiện tượng nước biển dâng là do con người thông qua các hoạt động sống và sản xuất thải vào môi trường nhiều các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất ấm lên, qua đó tác động làm cho băng ở các vùng cực tan ra kéo theo nước các biển đại dương nâng lên. b. Vì sao sông ngòi ở ôn đới gió mùa có thủy chế khắc nghiệt hơn sông ngòi khu vực ôn đới hải dương. * Sự khắc nghiệt hơn biểu hiện: - Sông ngòi ôn đới gió mùa thủy chế trong năm với hai mùa, mùa lũ và cạn có sự tương phản nhau lớn về lưu lượng nước và chế độ nước… + Mùa lũ có năm rất lớn gây ngập lụt diện rộng, có năm lũ đến sớm có năm lũ đến muộn. Ngược lại mùa cạn có năm mực nước rất thập + Mùa đông sông nhiều nơi bị đóng băng - Sông ngòi ôn đới gió mùa thủy chế điều hòa, sự tương phản muà lũ mùa cạn trong năm không lớn. Mùa đông không đóng băng * Nguyên nhân - Do có sự khác nhau của các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông nhất là nguồn cung cấp nước 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 3 + Khu vực ôn đới gió mùa có chế độ mưa theo mùa rất rõ, cơ chế gió mùa chi phối ảnh hưởng mạnh đến thời tiết khí hậu( lưu lượng mưa, nền nhiệt , tính ổn định của thời tiết….) phân tích rõ… + Khu vực ôn đới hải dương khí hậu ôn hòa, mùa đông ấm, mùa hè mát, mưa quanh năm… 0,5 0,5 Câu3 Cơ chế gió mùa thường hình thành ở đâu… 4,0đ a. Cơ chế gió mùa hình thành ở các khu vực: + Đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Úc + Đới trung bình: Phía đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang Nga, Đông Nam Hoa Kì * Ảnh hưởng + Phá vỡ tính địa đới của khí hậu, tạo sự phân hóa khí hậu ở từng đới gắn với các kiểu… + Tạo ra những kiểu khí hậu đặc trưng trên Trái Đất- Khí hậu gió mùa… + Phá vỡ quy luật chung về phân bố nhiệt, ẩm , khí áp trên Trái Đất… b. Sự khác nhau giữa mưa Frông và mưa hội tụ nhiệt đới + K.n: Frông và dải hội tụ nhiệt đới… + Mưa Frông là do hai khối khí nóng lạnh đẩy nhau, khối khí nóng nhẹ thường bị đẩy lên cao, nhiệt độ giảm gây mưa…Mưa hội tụ do sự hội tụ hai luồng tín phong, đẩy khối khí xích đạo lên cao gây mưa… + Lượng mưa ở hội tụ lớn hơn nhiều, mưa dai dẳng còn mưa Frông mưa ít, thời gian mưa ngắn… + Mưa ở Frông xuất hiện ở nhiều nơi thuộc các đới khí hậu còn mưa hội tụ chỉ xuất hiện ở nội chí tuyến + Diện mưa, mưa Frông rộng hơn… + Thời gian mưa hội tụ chỉ diễn ra trong mùa hạ còn Frông các mùa 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 Phân tích tác động cơ cấu dân số già…. 3đ * Tác động. - Biểu hiện cơ cấu dân số già thường thuộc về dân số ở các nước phát triển. Tỉ lệ dân số dưới tuổi lao động đang giảm mạnh, hiện chỉ ở mức < 25%, trên độ tuổi lao động đang tăng mạnh và ở mức khá cao > 15%, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cũng khá cao > 60% - Tác động. + Áp lực việc làm cho lao động trẻ không lớn, việc làm có điều kiện giải quyết tốt hơn + Nguồn lao động có điều kiện nâng cao chất lượng, cải thiện cuộc sống nhân dân…. > Tuy nhiên đang đặt ra thách thức: 0,25 0,25 0,25 4 + Thiếu lao động trẻ phục vụ phát triển kinh tế + Sức ép về đảm bảo phúc lợi xã hội cho người cao tuổi( bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe…) + Giảm sự năng trong phát triển động kinh tế * Vì sao gia tăng tự nhiên… - Gia tăng dân số là tông số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học - Đ.n gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học - Gia tăng tự nhiên tác động trực tiếp của tỉ suất sinh và tỉ suất tử. Sinh tử diễn ra thường xuyên theo quy luật tự nhiên, làm cho tác động gia tăng tự nhiên thường xuyên đến gia tăng dân số. - Gia tăng cơ học chịu tác động của tỉ lệ xuất cư và nhập cư, xuất cư và nhập cư không thường xuyên, vì vậy gia tăng cơ học tác động không thường xuyên. Hơn thế ở phạm toàn thể giới gia tăng cơ học không ảnh hưởng tới gia tăng dân số và chỉ ở phạm vi khu vực. - Ở nước ta gia tăng dân số qua các thời kì chủ yếu là do tác động của gia tăng tự nhiên, rõ nhất là thời kì dân số xẩy ra bùng nổ ở những năm 50. 60. 70 của thế kỉ trước. Gia tăng tự nhiên thường ở mức > 3%/năm + Những năm gần đây gia tăng dân số giảm là do gia tăng tự nhiên giảm. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 Nguồn lực phát triển kinh tế là gì. 5 đ a. Nguồn lực… - Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể các nguồn từ vị trí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường…ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực phân làm hai loại, nguồn lực bên trong và bên ngoài…Nguồn lực không phải bất biến… * Vì: + Các nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, bước vào con đường công nghiệp hóa muộn. + Quá trình công nghiệp hóa gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, khoa học tiên tiến, sưc ép lao động việc làm …thiếu kinh nghiệm quản lí… + Các nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng với các nước: vốn, công nghệ tiên tiến, thị trường, kinh nghiệm quản lí…. + Việc khai thác có ý nghĩa quan trọng: - Khắc phục những khó khăn về vốn công nghệ trong công nghiệp hóa… - Nâng cao trinh độ năng lực phát triển, tranh thủ đi tắt đón đầu các ngành nghề tiên tiến, thúc đẩy hội nhập, tránh nguy cơ tụt hậu - Đánh thức các thế mạnh kinh tế trong nước, nâng cao điều kiện sống dân cư… 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 b. Biểu đồ. - Xử lí số liệu % và tính bán kinh r - Vẽ biểu đồ. Yêu cầu: + Biểu đồ tròn, kích thước khác nhau( Năm 2003>1980) + Vẽ đúng, đẹp, khoa học, ghi chú đầy đủ… - Nhận xét và giải thích + Quy mô sản lượng lượng thực thế giới tăng nhanh + Sản lượng các loại đều tăng, nhưng tốc độ khác nhau( d/c số lần) + Cơ cấu có sự thay đổi : tăng giảm, tỉ trọng các loại + Xét tương quan tỉ trọng các loại qua các năm. Nếu năm 1980 tỉ trọng cao nhất là lúa mì thì năm 2003 cao nhất là ngô > Nguyên nhân chuyển dịch là do chuyển dịch mục đích sản xuất, xuất phát từ nhu cầu thị trường… 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 . HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH VÀ ĐB BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Người ra đề Nguyễn Đức Tùng ĐT : 0917337299 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐB BẮC. HẢI VÀ ĐB BẮC BỘ NĂM 2015 MÔN THI: ĐỊA LÝ - LỚP: 10 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang Câu 1(4,0điểm). a. So sánh lớp vỏ đại dương và lớp vỏ lục địa. qua các hoạt động sống và sản xuất thải vào môi trường nhiều các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất ấm lên, qua đó tác động làm cho băng ở các vùng cực tan ra kéo theo nước các

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w