Nêu nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ đó.. 1 điểm b Nêu nội dung văn bản “Ca Huế trên sông Hương” 1đ Câu 2: 3 điểm a Chuyển đổi các câu sau thành câu bị động: 1điểm - Người thợ thủ công
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học 2013-2014
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
a) Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về con người và xã hội Nêu nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ đó (1 điểm)
b) Nêu nội dung văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (1đ)
Câu 2: (3 điểm)
a) Chuyển đổi các câu sau thành câu bị động: (1điểm)
- Người thợ thủ công Việt Nam làm ra đồ gốm khá sớm.
- Tại khúc sông này tỉnh ta sẽ bắc một cây cầu lớn.
b) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) thể hiện tình cảm của em với quê hương, trong đó có sử dụng câu đặc biệt (gạch dưới câu đặc biệt trong đoạn văn) (2 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
Hãy chứng minh bài học đạo lý của ông cha ta qua câu ca dao sau:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hết
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 HƯỚNG DẪN CHẤM
Năm học 2013-2014 MÔN : NGỮ VĂN 7
I HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Đề bài gồm 3 câu: câu 1 kiểm tra kiến thức văn học, câu 2 thực hành bài tập tiếng Việt, câu 3 là bài văn biểu cảm về con người Câu 1 và câu 2 yêu cầu tái hiện và vận dụng kiến thức đã học nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt Những học sinh diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới đạt điểm tối đa Câu 3 kiểm tra kỹ năng biểu cảm, diễn đạt
- Giáo viên cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo
- Học sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau., nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm
II ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Câu 1
a) Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về con người và xã hội Nêu nội dung,
ý nghĩa của câu tục ngữ đó
1,0 điểm
- Chép đúng câu tục ngữ về con người và xã hội
- Nêu đúng nội dung của câu tục ngữ
0,5 0,5 b) Nêu nội dung văn bản “Ca Huế trên sông Hương” 1,0 điểm
HS nêu được hai ý cơ bản sau:
- Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình
- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa-âm nhạc thanh kịch và tao nhã;
một sản phâm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển
Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào câu trả lời của HS mà cân nhắc cho điểm.
0,5
0,5
Câu 2 a) Chuyển đổi các câu sau thành câu bị động: 1,0 điểm
- Đồ gốm đã được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm
- Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông này
Lưu ý: HS có thể có cách chuyển khác, nếu đúng giám khảo cho điểm.
0,5 0,5
b) Viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) thể hiện tình cảm của em với 2,0 điểm
Trang 3quê hương, trong đó có sử dụng câu đặc biệt.
- Học sinh viết được đoạn văn đủ số câu quy định, đúng yêu cầu về nội
- Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng; không sai lỗi chính tả, dùng từ 0,5
Câu 3
Chứng minh bài học đạo lý của ông cha ta qua câu ca dao sau:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng
5,0 điểm
a) Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm vững phương pháp lập luận chứng minh
- Bố cục và hệ thống ý rõ ràng; dẫn chứng thuyết phục
- Văn trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ;
trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ
b) Yêu cầu về kiến thức
- Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh 0,5
- Thân bài:
+ Giải thích được ý nghĩa của câu ca dao
+ Lần lượt chứng minh tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau trong
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trong cuộc sống hằng ngày của
nhân dân ta
+ Có thể mở rộng tình dân tộc đối với các nước khác
4,0
- Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học bản thân
0,5
Lưu ý:
Trên đây chỉ là những gợi ý, học sinh có thể có những ý khác nhưng bài văn
phải đáp ứng được yêu cầu nội dung của đề bài, khi chấm bài giám khảo
dựa trên bài làm của học sinh mà quyết định số điểm cho phù hợp.