BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG MINH CHUNG EN CỨU NGHI CAY DANG SÂM MỌC HOANG Ở SA PA VÀ ỨNG DỤNG BÀO CHẾ CHẾ PHAM “SMC”
DUNG CHO TRE SUY DINH DƯỠNG
CHUYÊN NGÀNH: ĐÔNG DƯỢC VÀ THUỐC NAM
MÃ SỐ: 03.02.06
LUẬN ÁN TIẾN SỸ DƯỢC HỌC
Trang 2Loi eam on
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quí báu của các thây cô giáo, các cơ sở cùng các bạn đồng nghiệp
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới
Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà
Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập và thực hiện để
tài nghiên cứu sinh
Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, cùng các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên, nhân viên các bộ môn Dược cổ truyền, bộ môn Bào chế, bộ môn Thực vật, bộ môn Dược liệu, bộ môn Dược lý, Phòng giáo tài, Phòng nghiên cứu khoa học, Phòng Thí nghiệm trung tâm, Phòng hành
chính quản trị - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Ban giám đốc, Phòng Thực vật, Phòng Hoá Phân tích, Phòng đối ngoại -
Viện Dược liệu - Học viện Trung Y Trung Quốc Phòng tạp chí, Khoa Tài
nguyên - Viện Dược liệu Việt Nam Ban giám đốc, Khoa Dược, Phòng Đông y
thực nghiệm, Khoa sinh hoá - Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương Phòng Hoá sinh-Protein - Viện công nghệ sinh học Phòng thực vật - Viện Sinh thái Viện hoá thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia Khoa
Hoá vi sinh thực phẩm - Viện Dinh dưỡng Ban giám đốc, phòng Đông dược,
phòng Hoá và mỹ phẩm, phòng Tiêu chuẩn, phòng Hoá lý 2 - Viện Kiểm
nghiệm Việt Nam Ban giám đốc, phòng kỹ thuật, tổ sản xuất tại hầm lạnh -
Công ty bia và nước giải khát Hà Nội Công ty cổ phân Dược phẩm - Dược liệu Hà Nội Công ty TNHH dược phẩm Đại Y là các cơ sở đã tạo điều kiện và
Trang 3Minh là các thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án
Professor Li Man Ling, Professor Wang Qian, Professor Huang Ludqli, Professor Cheng Ming, Professor Feng Xue Feng, Gido su Tién si Pham Thanh Kỳ, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Gia Chấn, Giáo sư Tiến sĩ Đào Văn Phan, Phó giáo sư Tiến sĩ Trịnh Văn Quỳ, Tiến sĩ khoa học Trân Văn Thanh, Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Kim Mãn, Phó giáo sư Đào Ngọc Diễn, Phó giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ trung Đàm, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trần Công Khánh, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Nhược Kim, Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, Phó giáo sư Tiến sĩ Chu Đình Kính, Phó giáo sư Tiến sĩ Trịnh Văn Lẩu, Tiến sĩ Phùng Hoà Bình, Tiến sĩ Vũ Văn Điền, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thân, Tiến sĩ
Nguyễn Thị Minh Tâm, Tiến sĩ Nguyễn Tập là những người thầy đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận án này
Tôi xin trân thành cám ơn bạn bè, các bạn đồng nghiệp, gia đình, chồng và con tôi đã giúp đỡ, động viên chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Trang 4Loi cam doan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong một công trình nào khác, nếu sai tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm
Trang 5DĐTQ DS PEM PL PP Pư SKLM HPLC SDD SDDI SDD II II TCCS UNICEF YHHD YHCT WHO : Dược điển Trung Quốc : Đảng sâm : Protein Energy Malnutrition : Phụ lục : Phương pháp : Phản ứng : Sắc ký lớp mỏng
: High Performance Liquid Chromatography : Suy dinh duGng
: Suy dinh dưỡng độ I : Suy dinh dưỡng độ II
: Tiêu chuẩn
: Tiêu chuẩn cơ sở
: Thuốc thử
: United Nations Childrent’s Fund
: Y hoc hién dai : Y học cổ truyền
Trang 6MUC LUC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chuong 1: Téng quan 3
1.1 Một số nghiên cứu về cây đảng sâm 3
1.1.1 Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trên thế giới 3
1.1.2 Đảng sâm Việt Nam 8
1.2 Vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em 12
1.2.1 Quan niệm của y học hiện đại và y học cổ truyền về suy
dinh dưỡng ở trẻ em 13
1.2.2 Tình hình suy dinh dưỡng và điều trị suy dinh dưỡng ở trẻem 14
1.2.3 Vai trò của các chất dinh dưỡng với trẻ em 16
1.3 Vấn đề chế biến thuốc cổ truyền và bào chế thuốc cho trẻ em 18
1.3.1 Vấn đề chế biến thuốc cổ truyền 18 1.3.2 Vấn đề bào chế thuốc cho trẻ em 19
1.4 Dược liệu dùng trong bào chế chế phẩm “SMC” 23
1.4.1 Men bia 2
1.4.2 Cam thao 26
Chương 2: Nguyên liệu-phương tiện và phương pháp nghiên cứu 31
2.1 Nguyên liệu đi
2.2 Phương tiện 31
2.2.1 Stic vat 31
2.2.2 Hoá chất 3i
2.2.3 Trang thiết bị 32
2.3 Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1 Xác định tên khoa học của cây đảng sâm mọc hoang ở SaPa 32 2.3.2 Nghiên cứu thành phần hoá học của vị thuốc đảng sâm và
Trang 72.4
2.3.2.3 Nhận dạng chất phân lập được từ đảng sâm 2.3.3 Nghiên cứu tác dụng dược lý 2.3.3.1 Thử độc tính cấp 2.3.3.2 Thử tác dụng tăng lực Tính toán kết quả Chương 3: Kết quả nghiên cứu đói, 312: Nghiên cứu cây đảng sâm 3.1.1 Nghiên cứu thực vật 3.1.1.1 Đặc điểm hình thái cây 3.1.1.2 Đặc điểm vi phẫu rễ
3.1.1.3 Đặc điểm bột dược liệu
3.1.2 Nghiên cứu thành phần hoá học
3.1.2.1 Chế biến đảng sâm bằng phương pháp chưng 3.1.2.2 Kết quả định tính 3.1.2.3 Kết quả định lượng 3.1.2.4 Xác định một số chỉ số 3.1.2.5 Phân lập, nhận dạng một dẫn xuất glycosid Bào chế chế phẩm “SMC” 3.2.1 Công thức bào chế
3.2.2 Chiết xuất đảng sâm, cam thảo và men bia 3.2.2.1 Chiết xuất đảng sâm-cam thảo
Trang 83.2.4.2 Kết quả khảo sát chỉ tiêu kỹ thuật 3.2.5 Nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm 3.3 Thử tác dụng dược lý 3.3.1 Thử độc tính cấp 3.3.2 Thử tác dụng tăng lực 3.3.3 Thử tác dụng tăng dưỡng Chương 4 Bàn luận 4.1 Về đảng sâm 4.2 Về qui trình bào chế và xây dựng tiêu chuẩn 4.3 Về thử tác dụng dược lý Kết luận Đề xuất
Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án
Trang 9DANH MUC CAC BANG
Bang 2.1 Diéu kién HPLC dinh tinh 8 B- hydroxyasterolid 33
Bang 2.2
Điều kiện HPLC định tính sự khác nhau giữa đảng sâm sống và chế 33
Bảng 2.3
Chương trình nhiệt độ & thời gian gia nhiệt đo phổ hấp thụ nguyên tử 39
Bảng 2.4 Điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử các chất khoáng 40
Bảng 3.1
Tóm tắt kết quả định tính các nhóm chất trong đảng sâm sống và chế 52
Bảng 3.2 Hàm lượng các chất khoáng, trong đảng sâm sống và chế 62
Bảng 3.3 Hàm lượng acid amin toàn phần trong dang sâm sống và chế 63
Bảng 3.4 Kết quả xác định một số chỉ số trong đảng sâm sống và chế 64
Bảng 3.5 Hàm lượng chất chiết được bằng ethanol trong dang sam 70
Bảng 3.6 Hàm lượng chất chiết được & thời gian lắng cặn của 3 cao lỏng 71 Bảng 3.7 Hàm lượng chất khoáng trong dịch thuỷ phân men bia 74 Bảng 3.8 Hàm lượng acid amin ty do trong dịch thuỷ phan men bia J5 Bảng 3.9
Kết quả khảo sát một số công thức tá dược độn và chất điều vị 81
Bảng 3.10 Hàm lượng acid amin tự do trong chế phẩm “SMC” 84
Trang 10Bang 3.13.2
Kết quả nghiên cứu độ ổn định lô 1,2 và 3 của ché tan “SMC” 90
Bảng 3.14 Thời gian bơi trước và sau của các lô chuột thí nghiệm 92
Bảng 3.15 Thân trọng của chuột trước và sau khi gây suy dinh dưỡng 94 Bảng 3.16 Thân trọng của chuột qua thời gian thử thuốc 95
Bảng 3.17 Thân trọng của chuột trước và sau thử thuốc 95
Bảng 3.18 Số lượng hồng cầu của chuột trước và sau thử thuốc 96 Bảng 3.19 Hàm lượng Hemoglobin của chuột trước và sau thử thuốc 97
Bảng 3.20 Hàm lượng protein toàn phần của chuột trước và sau thử thuốc 98
Bảng 3.21 Thân trọng, hồng cầu, Hb và protein của nhóm bình thường và
nhóm SDD 99
Bảng 3.22 Thân trọng, hồng câu, Hb và protein của lô chứng bình thường
và lô thử sau thử thuốc 99
Bảng 3.23 Thân trọng, hồng cầu, Hb và protein của lô chứng SDD và
lô thử sau thử thuốc 100
Bảng 3.24 Than trọng, hồng cau, Hb va protein của lô đối chiếu và
lô thử sau thử thuốc 100
DANH MỤC CÁC HÌNH TRÌNH BÀY TRONG LUẬN ÁN
Hình 3.1 Ảnh cây và các bộ phận của cây đảng sâm mọc hoang ở SaPa 48
(Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.)
Hình 3.2 Ảnh vi phẫu rễ đảng sâm 49
Hình 3.3 Ảnh đặc điểm bột rễ đảng sâm 50
Hình 3.4 Ảnh vị thuốc đảng sâm sống 50
Hình 3.5 Ảnh vị thuốc đảng sâm chế 50
Hình 3.6 Sắc ký đồ saponin của đảng sâm sống (S) và chế (C) 53
Trang 11Hình 3.11 Phổ khối đo được của chất SC, 66
Hình 3.12 Cấu trúc khung của chất §C, (theo thư viện phổ) 68
Hình 3.13 Sơ đồ phá mảnh của chất SC, 68
Hình 3.14 Cấu trúc khung của chất SC, (Stigmasta 7,25 dien-3 ol) 69
Hình 3.15 Sơ đồ tóm tắt qui trình bào chế cao lỏng đảng sâm-cam thảo J2
Hình 3.16 Tóm tắt qui trình thuỷ phân men bia 74
Hình 3.17 Tóm tắt qui trình bào chế thuốc uống “§MC” 76
Hình 3.18 (a) Sắc ký đồ saponin của cam thảo và saponin của cam thảo trong
thuốc uống “SMC” 78
Hình 3.18 (b) Sắc ký đồ sapogenin của đảng sâm và sapogenin của đảng sâm
trong thuốc uống “SMC” 78
Hình 3.19 Sắc ký đồ của dịch chiết thuốc uống “SMC” 79
Hình 3.20 (a) Sắc ký đồ saponin của cam thảo và saponin của cam thảo trong
chè tan “SMC” 83
Hình 3.20.(b) Sắc ký đồ sapogenin của đảng sâm và sapogenin của đảng sâm
trong ché tan “SMC” 83
Hình 3.21 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % trung bình thời gian bơi lần 2 so với lần 1
của các lô chuột 92
Hình 3.22 Biểu đồ biểu diễn thân trọng các lô chuột trước và sau thử thuốc 96
Hình 3.23 Biểu đồ biểu diễn số lượng hồng cầu các lô chuột trước và sau
thử thuốc 96
Hình 3.24 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Hemoglobin các lô chuột trước và
sau thử thuốc OF
Hình 3.25 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng protein tồn phần các lơ chuột
Trang 12DANH MUC PHU LUC
PHU LUC 1: Bién ban dinh tén khoa hoc cho cay đảng sâm nghiên cứu PL 1.1: Biên bản định tên khoa học cho cây đảng sâm nghiên cứu của GS Vũ Văn Chuyên
PL.1.2: Bản định tên khoa học cho cây đảng sâm nghiên cứu của Viện Dược liệu - Học viện Trung y Trung Quốc
PHỤ LỤC 2: Kết quả phân tích acid amin
PL.2.1: Sắc ký đồ acid amin của đảng sâm sống và chế
PL.2.2: Sắc ký đồ acid amin của dịch thuỷ phân men bia PL 2.3 Sắc ký đồ acid amin của chế phẩm “SMC”
PHỤ LỤC 3: Kết quả nghiên cứu xác định tên, cấu trúc cua chat SC,
PL.3.1: Phổ tử ngoại của chất SC, PL.3.2: Phổ hồng ngoại của chất SC,
PL.3.3: Phổ khối của chất Stigmast-5en-3ol (theo thư viện phổ)
PHỤ LỤC 4: Tiêu chuẩn cơ sở và phương pháp thử:
PL.4.1: TCCS và phương pháp thử của đảng sâm mọc hoang ở Sa Pa dạng sống
PL.4.2: TCCS và phương pháp thử của đảng sâm mọc hoang ở Sa Pa dạng chế PL.4.3: TCCS và phương pháp thử của cao lỏng (1:1) đảng sâm-cam thảo
PL.4.4: TCCS của men bia dư phẩm
PL.4.5: TCCS và phương pháp thử của dịch thuỷ phân men bia
PL.4.6: TCCS và phương pháp thử của thuốc uống “SMC”
PL.4.7: TCCS và phương pháp thử của chè tan “SMC”
Trang 13Sự tồn tại dai đẳng của nó liên quan sâu xa và mang tính đe doa đối với trẻ em, xã hội và tương lai của nhân loại” [82]
Nghèo nàn và lạc hậu là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng (SDD) Ngày nay, mặc dù với sự cố gắng của toàn cầu nhưng tỷ lệ SDD ở trẻ em trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn cao [13],[35],[43] Hàng năm, trong số khoảng 12 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước nước đang
phát triển chết chủ yếu vì các bệnh tật có thể phòng ngừa được trong đó trên 6
triệu trực tiếp hay gián tiếp do SDD gây ra [82] Vì vậy, từ năm 1983 Nhà nước
ta đã có chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em Để thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng tới năm 2010 giảm tỷ lệ trẻ SDD còn 20% và không còn SDD nặng thì cần phải có sự cố gắng lớn của
nhiều ngành liên quan trong xã hội [83],[84] Một trong các biện pháp đó là
chế độ ăn uống và dùng thuốc rất quan trọng Cùng với nền y học hiện đại (YHHĐ), y học cổ truyền (YHCT) cũng có nhiều đóng góp tích cực trong
phòng và chống SDD cho trẻ em nhưng hiện nay việc nghiên cứu bào chế các
dạng chế phẩm thuốc cổ truyền cho trẻ SDD còn bị hạn chế
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có tài nguyên cây thuốc rất
phong phú và đa dạng Nhiều cây thuốc dùng để điều trị và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng nhất là dược liệu dùng để điều trị và bồi bổ sức khoẻ cho
trẻ em chưa được khai thác nhiều và mới chỉ được sử dụng theo kinh nghiệm
dân gian hay theo tài liệu cổ truyền mà chưa được nghiên cứu đây đủ về thành phần hoá học và tác dụng sinh học như đảng sâm
Đảng sâm Việt Nam (radix Codonopsis.) là rễ phơi khô của loài
Trang 14đại tiện lỏng, cơ thể suy nhược, thiếu máu Đảng sâm có thể dùng riêng hay
phối hợp với các vị thuốc khác Trong đó, có các phương thuốc chữa tỳ hư, SDD ở trẻ em như: Tứ quân, Bát trân thang gia giảm, Phì nhi hoàn, Sâm linh bạch truật tán, Bổ tỳ [18],[58],[78],89]
Tuy đảng sâm đã được sử dụng nhiều trong thuốc cổ truyền nhưng tiêu
chuẩn của đảng sâm Việt Nam chưa được đưa vào DĐVN II, chuyên luận “Đảng sâm Việt Nam” trong DĐVN II chưa có các chỉ tiêu định tính và định lượng Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về đảng sâm Việt Nam
Để nâng cao giá trị sử dụng của đảng sâm và góp phần vào chương trình quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu cây đẳng sâm mọc hoang ở Sa Pa và ứng dụng bào chế chế
phẩm SMC dùng cho trẻ suy dinh dưỡng” với các mục tiêu:
1 Nghiên cứu vị thuốc đảng sâm được thu hái ở Sa Pa dùng làm nguyên
liệu trong bào chế chế phẩm “§MC”
Trang 151.1 MOT SO NGHIEN CUU VE CAY DANG SAM
1.1.1 Tình hình nghiên cứu cây đẳng sâm trên thế giới
1.1.1.1 Một số đặc điểm về cây đẳng sâm:
Vị thuốc đảng sâm là rễ phơi khô của một số loài đảng sâm thuộc hai
chỉ Codonopsis Wall và Campanumoea Blume Đảng sâm có hai loại là mọc
hoang và trồng trọt đều thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae C B Clarke.) [90] Vị trí phân loại đến chỉ Codonopsis Wall và Campanumoea Blume Liên bộ Campanulalae Bộ Campanulales Họ Campanulaceae Tông Campanuleae
Chi Codonopsis Wall
Chi Campanumoea Blume
Trên thế giới, chỉ Codonopsis Wall có khoảng 58 loài trong đó có một số loài của chỉ Campanumoea Blume chuyển sang, phân bố chủ yếu ở đông
Á, từ Afghanistan đến Kamchatka, nam Java [91],[123],[178] tập trung nhiều
ở Trung quốc (26 loai) [86],[95],[165],[167],[168],[174],[176],[177],178], [179] Trong số đó chỉ có một số loài hay được dùng làm thuốc (Codonopsis
pilosula Nannf., C tangshen Oliv.) Loài Codonopsis pilosula Nanff chiếm
khoảng 70% số đảng sâm trên thị trường Trung Quốc [143]
Chỉ Campanumoea Blume có ít loài hơn Phân bố ở Hymalaya, Malaya, Nhật Bản, nam Trung Quốc, Việt Nam Hiện nay, loài
Trang 16Zucc di chuyén sang chi Codonopsis Wall [177]
Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về sự hoà đồng hay tách 2
chỉ này:
+ Theo Chipp, Komarop và Hooker nên hoà đồng 2 chi nhưng C B Clarke [111] va P Danguy [160] cho rang 2 chi có đặc điểm khác nhau:
* Quả của các loài thuộc chỉ Codonopsis Wall thường có bầu 3 ngăn, quả nang tự mở
* Quả của các loài thuộc chỉ Campanumoea Blume có bầu 4-5 ngăn,
quả mọng có nhiều thịt, không tự mở
+ Quan điểm của Griffth và Kurz phân biệt 2 chỉ ở khía cạnh cấu tạo
quả hay sự mở của quả có khác nhau [98]
+ Diels đề xuất kết hợp 2 loài và để tên tương đương Campanumoea (=
Codonopsis)
+ Theo Namnf: “Sự kết hợp 2 chỉ là hợp lý Nhưng để tránh sự phức tạp về thay đổi danh pháp nên giữ chỉ Campanumoea Blume và dựa trên loại quả
mong để phân biệt chỉ” [98]
Vì vậy, trong một số tài liệu tham khảo, danh pháp của một số loài
trước đây thuộc chỉ Campanumoea Blume đến nay vẫn được giữ nguyên [160],[177],[178]
Ở Trung Quốc, Đảng sâm được viết trong bản thảo chính thức thời Nhà
Thanh là bản thảo Tùng Tân Trong “Bản thảo cương mục” lại viết dưới tên đảng sâm phòng phong và ghi công dụng có thể thế nhân sâm Loại đảng sâm củ to, sắc vàng, có vân ngang có tác dụng hỗ trợ phòng phong nên gọi là
phòng đảng Ngoài ra đảng sâm còn có một số tên khác như: Minh đảng sâm, thượng đảng sâm, liên đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đại đảng sâm hoặc tuỳ theo từng địa phương trồng (ở Trung Quốc) mà có tên gọi khác nhau
Trang 17sâm, thổ nhân sâm, quế đảng sâm, hoàng đảng (Quảng Tây); tứ lăng tử sâm,
ngưu vĩ sâm (Vân Nam) [178]
Vì vậy trên thị trường, thậm chí một loài đảng sâm có nhiều tên gọi
khác nhau
1.1.1.2 Thành phần hoá học:
Thành phần hoá học của một số loài đảng sâm thường được dùng làm
thuốc ở Trung Quốc bao gồm các nhóm chất như:
w Nhóm sterol: œ-spinasterol; A7-stigmastenol; A”-stigmastenol-B-D- glucosid; stigmasta-7, 22-dien-3one; .[164],[168],[169]
Đường và các loại glycosid:
+ Đường: có các loại inulin, fructose, glucose, sucrose .[108],[175]
+ Glycosid: tangshenosid I~IV, 2-Hexenyl-B-D-glucopyranosid, scutellarein glycosid , œ-spinasterol B-D -glucopyranoside .[93],[172],[175] Soe we ¬ = 0 OH Glu-D-p+ MeO Tangshenosid I w⁄ Alcaloid và các thành phần có nitơ:
Một alcaloid đầu tiên được tìm thấy trong dang | =
sâm và nhân sâm là perlolyrin [117],[171] có tác dung H
hướng benzodiazepin và receptor của
B-aminobutyric acid (GABA) OH
Trang 18Các thành phân khác có nitơ như: cholin, n- butyl-allophanat, acid codopiloic
W Các thành phân có tính chất bay hoi: acid caproic, lauric, myristic, pentadecanoic, palmitic, stearic pentadecan, a-curcumen, n- heptadecan,
methyl palmitat, ethyl palmitat, methyl stearat [163],[164],[168]
\W Các thành phần khác:
Một sesquitecpen là 8 - hydroxyasterolid [117] có tác dụng kháng viêm Ngoài ra còn có các
thành phần khác như: taraxerol; friedelin; atractylnolid H,IH; taraxeryl acetate [163],[164], [169] 8B - hydroxyasterolid w Các chất vô cơ: có khoảng 20 nguyên tố (Fe, Cu, Mn, Co, Zn ) [164],[168],[170] W Các acid amin: có 17 acid amin [164], [168],[169] 1.1.1.3 Tác dụng sinh học:
+ Đối với tìm mạch: thử nghiệm đưa dịch chiết đảng sâm vào cơ tim chuột cống, thuốc có tác dụng ức chế hoạt tính của PDE ở các con đường khác nhau đồng thời ức chế thuỷ phân AMP vòng nên hàm lượng AMP vòng được tăng lên Tác dụng này tăng lên khi tăng nồng độ của dịch chiết và người ta cho rằng đảng sâm có tác dụng trợ tim [126] Nghiên cứu trên lâm sàng và thực nghiệm cho thấy dịch chiết đảng sâm có tác dụng ức chế sự liên kết tiểu cầu, vì vậy nó có khả năng chống đông máu nhưng không qua phân huỷ fibrin
trên bệnh nhân bị bệnh mạch vành có ứ huyết sau 4 tuần điều trị [155] Ở liêu 300 mg/ ngày, trong 7 ngày, dịch chiết đảng sâm có tác dụng ức chế tổng hợp
cả TXA2 và 6-keto-PGF1ơ (6- K), (P<0,01) trên bệnh nhân bị đau thất ngực [142]
+ Tác dụng kháng khuẩn và trên hệ tiêu hoá: dịch chiết đảng sâm làm
Trang 19cho 7 bệnh nhân bị chảy máu đường tiêu hoá trên Tác dụng cầm máu do làm
ôn tỳ và bổ khí [101]
+ Trên chuyển hoá và dinh dưỡng: phương thuốc "Tứ quân tử" có tác dụng cải thiện chuyển hoá, dinh dưỡng và chức năng của tạng phủ chuột lang
khi bị gây bỏng trầm trọng [127]
+ Đối với hệ miễn dịch: dịch chiết CPAI (Codonopsis pilosulae và Astragalus Injection) có khả năng thúc đẩy hoạt tính của tuyến ức, lách, miễn
dịch dịch thể và miễn dịch tế bào trung gian ở chuột được gây mô hình khí hư bằng kiểm soát chế độ ăn Thuốc cũng có thể giảm sự sinh sản tế bào Ts Như
vậy, có sự liên quan giữa hội chứng khí hư và đáp ứng miễn dịch của các cơ
quan Dịch chiết CPAI có khả năng thúc đẩy đáp ứng miễn dịch bằng cách giảm sinh sản tế bào Ts [158] Khi dùng phối hợp đảng sâm với một số vị
thuốc khác đã giúp tăng khả năng miễn dịch cho những bệnh nhân bị ung thư
đạ dày, ruột sau phẫu thuật [140]
+ Đối với bệnh ung thư: đảng sâm có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân bị ung thư trong suốt quá trình xạ trị [157]
+ Tác dụng chống lão hoá: chế phẩm thuốc Shou Xing Bu Zhi (gồm 13 vị thuốc trong đó có đảng sâm) có tác dụng chống lão hoá do làm giảm lượng lipofuscin và peroxyd lipid của mô gan và mô não chuột trưởng thành [92]
+ Đảng sâm có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ do
làm giảm các triệu chứng lâm sàng và tăng chỉ số IQ [156]
1.1.1.4 Tính năng dược dụng: (Codonopsis pilosula Namnf )
a) Tinh vị qui kinh: vị ngọt, tính bình Qui kinh phế, tỳ
b) Công năng chỉ trị: kiện tỳ khí, phế khí, dưỡng huyết, sinh tân Với tác
Trang 20sâm với liêu gấp đôi Tuy nhiên trong trường hợp vong dương phải dùng nhân sâm Chủ trị chứng tỳ khí, phế khí hư, huyết hư, thiếu tân dịch
c) Công dụng: đảng sâm có thể nâng cao khả năng miễn dịch, khả năng chịu đựng và thích nghỉ kể cả ở nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp Có tác dụng làm lành vết loét và tổn thương của niêm mạc dạ dày, điều hoà họat động của đường tiêu hoá, làm mạnh cơ tim bị viêm Giãn mạch ngoại biên, tăng cường tuân hoàn máu não, chỉ dưới và các cơ quan nội tạng Dịch chiết nước của đảng sâm có tác dụng ức chế rõ rệt và giải ngưng liên kết tiểu cầu nên có tác dụng phòng và điều trị bệnh mạch vanh tim, phòng ngừa đông máu [90]
Liêu dùng: 10-15g/ngày có thể 30g /ngày khi thay thế nhân sâm [90]
1.1.2 Đảng sâm Việt Nam Tên khoa học: + Campanumaea javanica Blume [5],[8],[22] + Codonopsis sp [49] + Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f (syn Campanumoea javanica Blume.) [3],[4],(20],[211,[23],[40],[61],[85],[86],[145]
Họ: Hoa chuông Campanulaceae Tên Việt Nam:
Kim tiên báo, đảng sâm, sâm leo, đùi gà, phòng đảng sâm, lộ dang sam, xuyên đảng sâm, đông dang sâm, ngân đằng; cây ráy, mân cáy, mần rày cáy
(tiếngTày), co nha doi (tiếng Thái); cang hô (tiéng H’Mong) [49],[85],[145]
1.1.2.1 Đặc diểm thực vật:
Trong các tài liệu tham khảo chưa có sự thống nhất về mô tả đảng sâm Việt Nam Đa số các tác giả mô tả như sau:
Cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn Rễ trụ dài, đường kính có
thể đạt tới 1,5-2 cm, phân nhánh, đầu rễ phình to, có nhiều vết seo của thân
Trang 21trên màu lục nhạt, mặt dưới màu trắng xám nhắn hoặc có lông rải rác, dài 3 - 8 cm, rong 2-4 cm Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài 2-6 cm, đài gồm 5 phiến hẹp, tràng hình chuông, màu trắng hoặc hơi vàng, có vân tím ở họng,
chia 5 thuỳ, nhị 5, chỉ nhị hơi đẹt, bao phấn đính gốc, bâu hình cầu có 5 ô
Quả nang, hình cầu có 5 cạnh mờ, đầu dẹt phía trên có 1 núm nhỏ,
Đường kính 1-2cm, có đài tôn tại, khi chín màu tím hoặc tím đỏ Nhiều hạt
màu vàng nhạt, bóng [3],(5],[8].[201,[21],[23],[61],[85],[86],[145] Cá biệt có
tác giả mô tả bầu 3 ngăn, quả mọng màu đỏ [40]
Mùa hoa: Tháng 10-11 Mùa quả: tháng 12-2 % Phản bố sinh thái:
Ở Việt Nam, trong thời kỳ 1961-1985, Viện dược liệu đã phát hiện ra
loài đẳng sâm Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f ở 14 tỉnh miễn núi phía
Bắc, phía Nam chỉ có ở khu vực Tây Nguyên Vùng phân bố tập trung nhất của cây ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nắng, Lâm Đồng
Đảng sâm là loài cây Á nhiệt đới Các vùng phân bố tập trung của cây hâu hết đều thuộc vùng núi cao, có khí hậu ẩm mát Nhiệt độ không khí trung bình
không quá 20°C, độ ẩm không quá 85-89% ; lượng mưa dưới 2000 mm/năm Độ cao phân bố từ 300-400 m đến 1800 m so với mặt biển
Đảng sâm thường mọc trên các vùng nương rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất lại tương đối màu mỡ và ẩm, hoặc ở ven rừng trong các thung
lũng Đảng sâm là một cây chịu bóng khi còn nhỏ Sau gần một năm tuổi cây
(gieo từ hạt) có thể vượt giàn che và sinh trưởng rất mạnh Trong điều kiện
phân bố tự nhiên, đảng sâm mọc lẫn nhiều loại cây cỏ khác Có khi cây mọc
dưới tán rừng ẩm gân như bị che bóng 100% nhưng phát triển yếu hơn nhiều
Trang 2210
Đảng sâm thuộc loài cây leo sống nhiều năm, nhưng phần trên mặt đất thường lụi vào mùa đông (ở miền Bắc) và mùa khô (ở Tây Nguyên) Hàng
năm vào giữa mùa xuân hoặc đâu mùa mưa, từ rễ mọc lên 1-2 chồi nhỏ Chồi
này phát triển nhanh có thể dài tới hơn 1m trong mùa hè Trong trường hợp
đảng sâm mọc lẫn với cỏ tranh bị đốt cháy trong mùa khô, phân rễ nằm sâu
trong đất còn sống và đâm chồi vào mùa mưa Đảng sâm ra hoa kết quả hàng năm Cây sống ở các tỉnh phía Bắc ra hoa sớm hơn ở phía Nam Số cây ra hoa quả rất ít Kết quả thống kê qua một số ô tiêu chuẩn ở Tà Nung (Đà Lạt) 1979
cho thấy tỉ lệ này chỉ khoảng dưới 20 % trong tổng số những cây có độ tuổi lớn hơn (1-2 năm tuổi trở lên) Có thể do số cây có hoa quả ít, hoặc do hạt
đảng sâm rất nhỏ, khi rơi xuống đất dễ dàng bị mưa lũ cuốn trôi, rồi vùi lấp
[85],[145]
¢ Bo phan ding: Ré cay
-_ Đặc điểm bên ngoài: Rễ hình trụ có khi phân nhánh, đường kính 0,5-2 cm, đài 6-15 cm Đầu trên phát triển to, có nhiều sẹo của thân Mặt ngoài màu
vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc và ngang, chia rễ thành những đường
lôi lõm, thể chất chắc, dai, khó bẻ, mặt không bằng phẳng Mùi thơm nhẹ, vi
hơi ngọt [60]
- Đặc điểm vi phẫu: Lớp bần gồm 4-5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm Mô mềm vỏ cấu tạo bởi tế bào
nhiều cạnh, xếp không có qui luật, rải rác có đám tế bào mô cứng Các tế bào libe nhỏ xếp xít nhau, trong libe có ống nhựa mủ, xếp rải rác thành hàng và
thành vòng tương ứng với bó libe gỗ Libe thành dải đài chiếm phần lớn lát
cắt Các mạch gỗ xếp thành hàng tạo thành hệ thống hình nan quạt toả ra từ
tâm Các bó libe gỗ phân cách nhau bởi tia ruột có tế bào thành mỏng [8],[60]
- Đặc điểm bột: Bột có màu vàng nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhạt Soi kính hiển vi thấy: mảnh mô mềm có thể mang hạt tỉnh bột Đám tế bào mô cứng
Trang 23khối, kích thước 0,01-0,02 mm Khối inulin nhiều hình dạng, thường có hình quạt Hạt tỉnh bột hình tròn, thường đơn lẻ, có rốn phân nhánh, kích thước
0,015-0,025 mm [8],[60]
- Thu hái và chế biến: Dược liệu được thu hái vào mùa đông, khi đào cần
cẩn than vì dễ bị gẫy nát Thu hái xong, sơ chế bằng cách rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phân loại rễ to, nhỏ để riêng, phơi hoặc sấy đến khô [57]
Theo y học cổ truyền, đảng sâm được chế biến như sau:
+ Đảng sâm phiến: đảng sâm được cắt lát cho tiện sử dụng [57] + Sao vàng: tăng tác dụng qui tỳ [57]
+ Sao với gạo: nhằm kiện tỳ hoà vị [57]
+ Trích gừng: giúp tăng tính ấm cuả vị thuốc, kiện tỳ, bổ phế [57] + Trích mật ong: tăng tác dụng bổ trung [57]
+ Trích rượu: tăng tính ấm của vị thuốc và tăng dương khí [57]
+ Chưng, đồ: làm mềm nhuận để chế thuốc phiến, tăng hàm lượng
đường [11],[37],[57]
1.1.2.2 Thành phần hoá học:
Theo một số tài liệu, trong rễ đảng sâm có: đường, chất béo, tinh dâu,
glycosid scuttellarin, không có saponin [23],[49],[85] 1.1.2.3 Tác dụng sinh học:
Trên súc vật gây phát triển nội mạc tử cung kiểu progesteron mức độ
nhẹ, gây tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa ở súc vật mẹ cho con bú, đồng thời có tác dụng chống viêm Đảng sâm có thể làm tăng chức năng của tuỷ
xương sinh sản ra các tế bào có hoạt tính miễn dịch và các dưỡng bào do đó có khả năng điều hoà và giảm hội chứng suy giảm miễn dịch Đảng sâm còn có
tác dụng toàn thân gây tăng hồng cầu, giảm bạch cầu [85],[86] 1.1.2.4 Tính năng dược dụng:
Trang 2412
b) Công năng chủ trị: bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch, dưỡng
huyết, giảm háo khát Dùng khi tỳ khí, phế khí, huyết hư, tân dịch thiếu
[76],[86]
c) Céng dung: rễ đảng sâm được dùng trong y học cổ truyền chữa tỳ vị
suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, sa tử cung, sa trực tràng, băng huyết, rong huyết, thiếu máu, vàng đa, tăng bạch câu, viêm thận nước tiểu có albumin, chân phù đau
Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu tiện, chữa ho, tiêu đờm Dùng riêng
hay phối hợp với các vị thuốc khác trong đơn thuốc Tứ quân, Bát trân thang
gia giảm, Thập toàn đại bổ, Sâm linh bạch truật tán, Bổ tỳ, Phì nhi hoàn
Ngày dùng 20-40 g dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, ngâm rượu
[16],[49],[54],[85]; chè tan [71]
Loài Campanumoea javanica Blume đã được đưa và chuyên luận đảng
sâm của DĐVN II [8] nhưng chưa có tiêu chuẩn định tính, định lượng DĐVN
II đưa chuyên luận đảng sâm của loài Codonopsis pilosula Namnf Vì vậy,
việc nghiên cứu đảng sâm Việt Nam để có thể tiêu chuẩn hoá được vị thuốc
này một cách đây đủ là cần thiết
1.2 VẤN ĐỀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM
1.2.1 Quan niệm của y học hiện đại và y học cổ truyền về suy dinh dưỡng ở trẻ em:
Theo quan niệm của YHHĐ suy dinh dưỡng là hội chứng thường gặp ở
trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi ở những nước đang phát triển Suy dinh dưỡng
chủ yếu do thiếu protein, thiếu năng lượng, thường là thiếu cả hai trong khẩu phân ăn mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống nhất gọi là “suy dinh
dưỡng protein năng lượng” (PEM) [24],[72],[148], [153]
Nếu căn cứ theo nguyên nhân gây bệnh có thể phân chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát SDD protein năng lượng nguyên phát là do lượng
Trang 25của cơ thể Nguyên nhân chủ yếu do: thiếu ăn; lượng thức ăn đưa vào không đủ về số lượng và chất lượng hoặc do nhu cầu cơ thể tăng lên ở trẻ em Mâu
thuẫn giữa nhu câu dinh dưỡng cao cho một cơ thể đang phát triển với chức năng tiêu hoá còn yếu, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, còi xương và suy
dinh dưỡng [124] Ở trẻ sơ sinh do thiếu sữa hoặc cai sữa cũng dẫn đến SDD SDD protein năng lượng thứ phát phần lớn do cùng phát với các căn bệnh khác
(nhiễm khuẩn) Nhiễm khuẩn có thể tác động trực tiếp làm mất đi chất dinh
dưỡng có thể tác đông gián tiếp như chán ăn, hấp thu kém, đồng hoá bị trở ngại, ra máu nhiều khiến cho protein và năng lượng đưa vào không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể Trẻ SDD thường bị giảm khả năng chống đỡ bệnh tật,
dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và làm cho SDD càng trầm trọng hơn Đó là
một vòng luẩn quẩn, SDD là hậu quả của bệnh tật và chế độ ăn không thích
hợp ngược lại do bệnh tật và chế độ ăn không thích hợp là nguyên nhân gây
SDD Biến chứng từ PEM có thể dẫn đến ung thư, thiếu máu, bệnh về thận,
mất máu, sốt, viêm dạ dày ruột mạn tính, lao tràn dịch màng bụng, sưng tuyến
giáp trạng ngộ độc, sơ gan, tiểu đường [122]
Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy Trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia Mỹ làm quân thể tham khảo và đưa ra bậc thang phân loại
dựa vào độ lệch chuẩn (SD) để phân loại SDD Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi
được sử dụng để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ SDD độ I (từ -2SD đến — 3SD); SDD độ II (từ -3SD đến -4SD); dưới -4SD là SDD độ II [24]
Y học cổ truyền quan niệm SDD ở trẻ em thuộc phạm vi chứng “cam” và
được chia thành nhiều thể nhưng hay gặp 2 thể tỳ hư và cam tích ở những trẻ đưới 16 tuổi Những trẻ này thường gầy còm, da vàng, bụng ỏng, đít beo, kém
an, ia lỏng, phân sống Chứng này chủ yếu do ăn uống thất thường làm tổn
thương đến tỳ vị Tỳ vị hư không vận hóa được thuỷ cốc của vật chất cho nên các tỉnh hoa của thuỷ cốc không đủ nuôi dưỡng cơ thể, khiến cho trẻ không đủ
Trang 2614
trí và hình thể đều kém phát triển, chính khí và vệ khí đều kém nên dễ mắc các chứng bệnh Hơn nữa tỳ hư khơng vận hố được thức ăn làm cho thức ăn bị tích trệ gây đây bụng, kém ăn, khó tiêu gây chứng cam tích nên còn nói
“Vô tích bất thành cam” [45],[70] Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “Phàm
nguồn gốc các bệnh của trẻ em phần nhiều do tỳ vị non yếu Vị yếu không
thu nạp được, tỳ yếu khơng vận hố được thì thuỷ thấp ngưng lại sinh đàm khí, khí bị uất lại sinh đàm hoả và hoả kết tụ lại phát sinh ra nhiều bệnh” [70]
1.2.2 Tình hình suy dinh dưỡng và điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em: Trên thế giới, nhìn chung tỷ lệ SDD ở trẻ em có xu hướng giảm dân
nhưng vẫn còn cao Theo số liệu thống kê của UNICEF và cách phân loại của 'WHO, trong năm 2000 người ta ước tính tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi trên thế
giới là 27%, như vậy khoảng 149,63 triệu trẻ em bị SDD Trong đó cao nhất ở
nam Á (51%), khu vực đông Á là 22%, ở các nước đang phát triển là 27%,
khu vực Mỹ La tỉnh 10% [31],[80] Ở châu Á, tỷ lệ trẻ SDD (thể nhẹ cân) còn
khá cao: Banglades 56%; Campuchia 52%; Lào 40%; thấp nhất là ở Trung
Quốc 10% [138] Ở Việt Nam, năm 1990 tỷ lệ trẻ SDD trên 50% nhưng tỷ lệ này đã giảm dần hàng năm Tuy nhiên, đến năm 2003 tỷ lệ trẻ SDD vẫn còn 28,6% Suy dinh dưỡng phân bố không đồng đều theo vùng, thành thị tỷ lệ mắc nhiều hơn nông thôn, ở thành thị tỷ lệ ngoại thành mắc cao hơn nội thành [43],[80]
Theo YHHĐ suy dinh dưỡng không chỉ có một dạng mà có nhiều hình thái, thường xuất hiện cùng nhau và bổ xung cho nhau Ví như PEM, các rối
loạn do thiếu vi chất dinh dưỡng, các nhiễm trùng và bệnh tật Vì vậy, tuỳ
mức độ nặng nhẹ hoặc có biến chứng kèm theo mà người ta có các phác đồ điều trị khác nhau [24],[104],[148],[153] Với SDD protein - năng lượng
không có biến chứng nặng, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường điều trị chủ yếu bằng tăng lượng calo và protein vào chế độ ăn từ
Trang 27[12],[24],[102],[103],[106],[148],[149] nhu bổ sung thịt bò thuỷ phân vào
khẩu phần ăn [44]; bổ sung sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất [39],[48],[122]; dùng chế phẩm đạm thuỷ phân men bia và các chất vi lượng
[36]; sữa Snow [32]; sữa đậu nành và sữa chua [79] Như vậy, đối với trẻ
SDD dù có kèm rối loạn tiêu hố hay khơng đều nên dùng dạng thuốc giàu đạm và khoáng chất là hợp lý nhưng vấn đề đặt ra là cần phải chẩn đoán tình trạng thiếu dinh dưỡng càng sớm càng tốt WHO đã khuyến cáo sử dụng “biểu
đồ phát triển” để theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Tuy nhiên, phòng
và chống SDD ở trẻ em là mang tính toàn diện, liên quan đến nền kinh tế-xã hội và nỗ lực của mỗi quốc gia với sự hỗ trợ nhân đạo của cộng đồng và quốc
tế:
Y học cổ truyền Phương Đông đã quan tâm đến Nhi khoa từ lâu Từ 2400
năm về trước đã có thầy thuốc nhỉ khoa Biển Thước Tôn Tư Mạc đời Nhà Đường với tác phẩm “Thiên Kim Phương” đã chia bệnh nhi khoa ra chín loại
trong đó đã đẻ cập đến nuôi dưỡng trẻ em Ở Việt Nam, từ Thế kỷ XIV, danh y Tuệ Tĩnh đã đề cập đến nhi khoa với sự mô tả đây đủ cách xem bệnh và kinh nghiệm chữa bệnh Đến Thế kỷ XVII, Hai Thuong Lan Ong đã biên soạn tập
“ấu ấu tu trí” trong đó đã đề cập đến chứng bệnh “cam” ở trẻ em Do tỳ vị vận
hoá kém, dinh dưỡng mất điều hoà gây nên cơ thể gây còm, da xanh cơ nhục teo nhẽo, bụng chướng, ỉa lỏng, sống phân [69],[70] Dé điều trị chứng bệnh
này thường là bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp
dùng các thuốc kiện tỳ, ích khí, tiêu tích trệ [50],[68],[100],[118] bằng những
bài cổ phương như: Phì nhi hoàn, Lơ hội phì nhi hồn, Sâm linh bạch truật tán,
Bát trân thang gia giảm [16],[18],[58],[78],[89] Hay những bài thuốc gia
Trang 2816
Như vậy, nghiên cứu bào chế một chế phẩm vừa có khả năng bồi phụ
đông thời năng lượng, protein và khoáng chất vừa có khả năng kiện tỳ, ích khí và tiêu tích, phù hợp với pháp chữa bệnh “phù chính khu tà” cho trẻ SDD là cần thiết
1.2.3 Vai trò của các chất dinh dưỡng với trẻ em:
Những chất hữu cơ và vô cơ trong thức ăn, được cơ thể tiêu hoá, hấp thu và sử dụng bao gồm 6 loại: Cacbohydrat, lipit, protein, chất khoáng, vitamin và nước Trong đó, cacbohydrat, lipit và protein là “3 chất dinh dưỡng lớn” Những chất đinh dưỡng này có vai trò: Tạo nguồn năng lượng, cung cấp năng
lượng cho cơ thể; là nguyên liệu “xây dựng”, cấu thành và tu bổ cho các tổ
chức của cơ thể; là những chất điều tiết, duy trì công năng sinh lý và sinh hóa
bình thường Dựa theo chất dinh dưỡng có được tổng hợp trong cơ thể hay
không hoặc lượng tổng hợp có đủ hay không mà người ta chia thành chất dinh
dưỡng không cần thiết và chất dinh dưỡng cân thiết Chất dinh dưỡng cần thiết
bao gồm toàn bộ các chất dinh dưỡng vô cơ và vài chục loại chất hữu cơ còn
chất dinh dưỡng không cân thiết thì đều là chất hữu cơ [64],[138]
Các chất khoáng là chất dinh dưỡng không tạo năng lượng nhưng là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể [116] Các chất khoáng đóng vai trò như là
một đồng yếu tố hoặc thành phân của nhiều enzym Tham gia vào hầu hết các quá trình sinh hoá, chuyển hoá trong cơ thể, duy trì sự cân bằng về áp lực thẩm thấu nội ngoại dịch tế bào, điều tiết trị số pH trong dịch cơ thể, hình
thành các tổ chức nâng đỡ bộ xương, truyền tải thông tin làm co cơ, duy trì tính hưng phấn sinh học của màng tế bào thân kinh và cơ [137] Ngồi ra, mỗi chất khống cịn có các vai trò riêng như: Ca tham gia vào cấu tạo xương, sự đáp ứng của một số hocmon gián tiếp Thiếu Ca trẻ sẽ bị còi xương, suy dinh dưỡng [12],[103],[104]; Mg tham gia vào quá trình tạo, chuyển hoá ATP và glucose, quá trình tổng hợp protein, chất béo, acid nucleic và hệ thống vận
Trang 29xuong va rang [104],[106],[116],[129]; Đồng có chức năng vận chuyển điện
tử, trao đổi chất ở mô liên kết, phát triển hệ thống thần kinh Thiếu đồng gây
thiếu máu, kìm hãm sự phát triển, có khuyết tật về xương, da, cấu trúc của tóc hoặc lơng, thối hố hệ thần kinh [106],[116]; Sắt là một thành phân cấu tạo của hemoglobin, myoglobin Cần thiết cho vận chuyển O,, CO; Thiếu Fe gay thiếu máu nhược sắc, giảm khả năng miễn dịch [138],[153]; Mn cân cho sự phát triển bình thường của xương, mô liên kết và liên quan đến quá trình
chuyển hoá cơ bản ở não [96],[102],[103],[104]; Zn giúp cho quá trình tổng
hợp protein, sự trưởng thành và phát dục bình thường Thúc đẩy quá trình lành
vết thương nên dùng trong điều trị loét da dày, ruột Bệnh nhân tiêu chảy hoặc
PEM có hàm lượng Zn trong huyết thanh thấp [96],[106],[138],[148], [161];
Se cũng cần thiết cho trẻ Trẻ thiếu Se có thể dẫn đến các bệnh như: chậm lớn,
loạn dưỡng, thoái hoá cơ tim, tổn thương hệ thần kinh [106] Ở Trung Quốc,
thiếu Se gây ra bệnh ở cơ tim trẻ em [96]
Một loại chất hữu cơ cân thiết cho cơ thể phải kể đến đó là 10 acid amin:
lysin, tryptophan, phenylalanin, tyrosin, methionin, cystein va cystin, leucin va isoleucin, valin, acid glutamic và histidin Trong đó histidin là acid amin
cân thiết cho trẻ dưới 1 tuổi Các acid amin ngoài vai trò tạo thành protein cho cơ thể thì nó còn tham gia vào các quá trình chuyển hoá, sinh hoá của cơ thể,
dẫn truyền thân kinh [64],[138]
Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, SDD ở trẻ em phần lớn do thiếu hụt protein, năng lượng Ngoài ra, trẻ SDD còn thiếu vitamin, acid folic và một số chất khoáng (đa vi lượng) như calci, magnesi,
kẽm, sắt [48],[53],[148] Những chất khoáng này được coi như là chìa khóa
của các con đường sinh hoá Nếu thiếu hụt các chất khoáng lâu dài trong chế độ ăn, hoặc do khả năng hấp thu các chấ
thiếu hụt chất khoáng và mắc một
[28],[106],[123]
oáng kém sẽ dẫn đến hội chứng
Trang 3018
1.3 VẤN ĐỀ CHẾ BIẾN THUỐC CỔ TRUYEN VA BÀO CHẾ THUỐC
CHO TRẺ EM
1.3.1 Vấn đề chế biến thuốc cổ truyền:
Ngày nay, thuốc cổ truyền ngày càng được sử dụng rộng rãi không
những ở các nước Phương Đông mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới
Người ta ưa chuộng thuốc cổ truyền vì nó không những có tác dụng chữa bệnh
tốt, mà còn có tác dụng điều hoà, cân bằng sự hoạt động giữa các cơ quan, bộ
phận trong cơ thể để duy trì sức khoẻ, cải thiện cuộc sống [2],[67],[105] Mot trong các yếu tố quan trọng làm thuốc cổ truyền phát huy tác dụng tốt và đảm
bảo an toàn là phương pháp chế thuốc cổ truyền [57],[771,I87],[1661
Tài liệu lâu đời nhất về bào chế là tác phẩm “Bào chế luận” của Lôi
Hiệu (Trung Quốc) vào khoảng năm 420 - 479 và sau đó đổi là “Lôi công bào
chế” vẫn có giá trị đến ngày nay Đến năm 1562 Tân Gia Mô đời Nhà Minh
có nói: "Bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì
mất khí vị" [87] Hay trong cuốn “tập hợp những tiêu chuẩn của nguyên liệu
làm thuốc đời Nhà Lương có viết: "Quan sát, theo dõi nguồn gốc của bệnh tật trong lúc chế biến thuốc” [107] Ngày nay, vấn để bào chế thuốc cổ truyền vẫn được kế thừa và phát huy “Chế biến không những để đảm bảo chất lượng
của thuốc phiến mà còn có thể làm thay đổi không chỉ số lượng mà cả chất
lượng của các thành phần có trong thuốc Như vậy kết quả điều trị lâm sàng
được cải thiện bởi chế biến "[107]
Ở Việt Nam từ thế kỷ XIV, danh y Tuệ Tĩnh trong tác phẩm "Nam dược
thần hiệu" cũng đưa ra các phương pháp chế biến đơn giản để trị các chứng bệnh khác nhau [69] danh y Hai Thượng Lãn Ông cho rằng: "Việc chế thuốc cốt cho vừa mức" [70]
Một số tác giả cho rằng: có nhiều phản ứng xảy ra trong quá trình chế biến và bào chế thuốc cổ truyền, đặc biệt phương pháp sắc và chiết thuốc và
Trang 31giữa các ion kim loại có trong dược liệu được hoà tan trong quá trình sắc thuốc với các flavonoid, acid amin, protein và sự hình thành các phức phân tử
từ những phân tử hữu cơ do ảnh hưởng của sự khử hoá, kết hợp và trao đổi
Hai là sự hình thành các chất mới từ các phản ứng thuỷ phân, trùng hợp, oxi hóa, khử hoá Sự hình thành các phức và chất mới như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hoá học và tác dụng của thuốc Một số thành phần như amino acid, protein không có tác dụng điều trị rõ rệt nhưng khi chúng kết hợp với các ion kim loại trong hệ thống sinh hoá tạo thành dạng phức sẽ thể hiện rõ tác
dụng Bởi vậy, chúng có thể ảnh hưởng đến cân bằng của cơ thể và kết quả là
ảnh hưởng đến tác dụng của cả đơn thuốc” Có thể vì vậy nên người ta cho rằng: tác dụng của một phương thuốc không phải lúc nào cũng giống tác dụng của từng vị thuốc, một hoạt chất có hàm lượng cao trong thành phần của
phương thuốc chưa chắc đã thể hiện rõ tác dụng như tác dụng của phương thuốc [115]
1.3.2 Vấn đề bào chế thuốc cho trẻ em:
“Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại” Vì trẻ em có nhiều đặc
điểm giải phẫu, sinh lý, bệnh lý, tâm lý khác xa với người lớn Vì thế phản
ứng của cơ thể trẻ em đối với thuốc cũng khác xa với người lớn Hấp thu, phân
bố, chuyển hoá, thải trừ thuốc ở trẻ em có nhiều đặc điểm cân lưu ý Chính vì
vậy cần có đạng thuốc thích hợp cho trẻ em
1.3.2.1 Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý và bệnh lý của trẻ em:
Sự phát triển của trẻ em có thể thành các thời kỳ, bắt đầu từ thời kỳ bào
thai cho đến hết tuổi thiếu niên (15 tuổi) Trong đó, có một số thời kỳ mà trẻ
dễ mắc SDD:
+ Thời kỳ bú mẹ: Thời kỳ này tiếp theo thời kỳ sơ sinh cho đến hết năm
đầu tiên
Ở thời kỳ này, cơ thể trẻ lớn rất nhanh Đến cuối năm dâu tiên, cân
Trang 3220
dưỡng rất cao, trẻ cần 120 - 130 KCal/ kg cân nặng mỗi ngày Tuy vậy, chức
năng của các bộ phận còn yếu, nhất là chức năng tiêu hoá Do đó có sự mâu
thuẫn giữa nhu câu dinh dưỡng cao với chức năng tiêu hoá còn yếu, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, còi xương và suy dinh dưỡng
Hơn nữa, từ 6 tháng trở lên miễn dịch chủ động yếu, miễn dịch thụ động giảm dân nên trẻ dễ bị mắc các bệnh như ho gà, sởi, thuỷ đậu, bạch hầu,
viêm đường hô hấp và dễ dẫn đến SDD
+ Thời kỳ răng sữa: bắt đâu từ 1 đến 7 tuổi, chia ra tuổi nhà trẻ bắt đầu
từ 1 đến 4 tuổi, tuổi mẫu giáo từ 4 đến 7 tuổi
Ở thời kỳ này, trẻ chậm lớn hơn so với thời kỳ bú mẹ nhưng ở thời kỳ này chức năng của các bộ phận của trẻ được hoàn thiện dan nên trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng Ngoài ra, do tiếp xúc nhiều nên ở tuổi này
trẻ dễ bị mắc bệnh lây như sởi, cúm, bạch hâu, lao Đồng thời mắc các bệnh đị ứng như hen, nổi mề đay, viêm thận cũng là nguyên nhân gây SDD
Như vậy, trẻ em là một cơ thể đang lớn, sống theo một qui luật hoàn
toàn khác với người trưởng thành với hệ thân kinh còn yếu ớt hệ thống men
chưa phát triển đây đủ, các bộ máy tuần hoàn, hơ hấp, tiêu hố chưa hồn
chỉnh Sự phát triển của cơ thể trẻ em trong mỗi thời kỳ là một quá trình biến
đổi hết sức phức tạp về chuyển hoá, chức năng của các cơ quan trong cơ thể về
cả số lượng và chất lượng Vì thế, phản ứng của cơ thể trẻ em đối với thuốc
cũng khác xa với người lớn Bởi vậy sự hấp thu, phân bố, thải trừ thuốc ở trẻ
em cũng khác xa người lớn [25],[41]
1.2.3.2 Một số đặc điểm của việc dàng thuốc ở trẻ em:
+ Hấp thu, chuyển hoá, thải trừ: ở trẻ em hấp thu thuốc phụ thuộc theo
tuổi Phân phối thuốc vào thân kinh trung ương của trẻ sơ sinh nhanh hơn so
Trang 33vì vậy cần phải đòi hỏi có những dạng thuốc, chất lượng thuốc phù hợp cho trẻ
em [25],[41]
+ Liêu dùng thuốc cho trẻ em: trong một số tài liệu về sử dụng thuốc đối với trẻ em của YHHĐ, người ta lưu ý 2 trường hợp là: những thuốc cần phải thận trọng đối với trẻ em và những thuốc không nên dùng cho trẻ em
(thường phân theo độ tuổi) Đối với thuốc cổ truyền, các tài liệu tham khảo
chỉ ghi liều của người lớn mà không đề cập đến liều của trẻ em, việc kê đơn
thuốc cho trẻ em chủ yếu theo kinh nghiệm cho nên không phải lúc nào cũng
hoàn toàn đúng [41],[65],[120],[130] Dùng thuốc cho trẻ em cần phải tính
đến liêu Biết liều dùng thuốc cho trẻ em không những giúp người dược sỹ
hướng dẫn sử dụng thuốc đúng mà còn giúp họ căn cứu vào đó để thiết kế, sản xuất các đạng thuốc cho trẻ em Cho đến nay, việc tính liều thuốc cho trẻ em có thể đựa trên cân nặng, theo tuổi hoặc theo diện tích bề mặt Áp dụng theo
tuổi hoặc cân nặng không phải luôn chính xác vì “trẻ em không phải người lớn
thu nhỏ lại” Tính theo diện tích bề mặt có vẻ hợp lý hơn nhưng chưa có lý
giải cặn kẽ được Tuy nhiên các nhà điều trị học đều công nhận có mối liên
quan khá chặt chẽ giữa diện tích cơ thể với một số thông số cơ bản như lưu
lượng tim, chuyển hố ở hệ hơ hấp, độ lọc của tiểu cầu thận nhưng tính theo
cách này rất phức tạp [41],[130]
+ Dạng thuốc cho trẻ em: chỉ định thuốc cho trẻ em hồn tồn khơng đơn giản như người lớn vì trẻ em rất sợ đau và sợ đắng Đối với trẻ em dưới 7 tuổi cho uống các dạng thuốc rắn là rất khó khăn, dạng thuốc lỏng là thích hợp
Dạng thuốc lỏng có ưu điểm là tính đồng nhất cao, có sinh khả dụng tốt,
không gây đau cho trẻ em, dễ phân liễu, tiện dùng và kỹ thuật bào chế tương
đối đơn giản
1.3.2.3 Bào chế thuốc cho trẻ em:
Vấn đề bào chế thuốc cho trẻ em đến nay chưa được quan tâm thích
Trang 3422
vị của thuốc mà các vấn đề này lại liên quan đến độ ồn định, sinh khả dụng và hiệu lực điều trị của thuốc Đối với thuốc cổ truyền thường có màu sắc, mùi vị, số lượng thuốc không hấp dẫn với trẻ vì vậy phải có những phương pháp bào chế cho thích hop [41],[120] Hiện nay có 3 con đường để giải quyết vấn dé thuốc cho trẻ em: đầu tiên nên sử dụng tối đa dạng thuốc uống có mùi vị thích hợp và được đệm pH Chủ yếu là dạng lỏng rồi mới đến dạng thuốc mêm, dạng thuốc rắn nên hãn hữu; thứ hai là sử dụng các thuốc xông hít và
cuối cùng là thuốc đặt trực tràng Đối với thuốc cổ truyền, con đường dùng thuốc lỏng là hợp lý nhất
+ Bào chế thuốc cho trẻ em người ta mới chỉ tính đến việc giảm liêu kể cả thuốc “tân dược” và thuốc “đông dược” Nhưng vấn đề không phải chỉ ở
chỗ giảm liều mà bào chế thuốc cho trẻ em là vấn để phức tạp đòi hỏi phải
giải quyết đông bộ một loạt vấn đề sinh lý, sinh dược học và kỹ thuật bào chế + Điêu vị thuốc: để điều vị đắng của thuốc “tân dược” người ta thường
dùng các siro hoa quả, siro đường có thể thêm các tỉnh đầu tự nhiên hay tổng
hợp (siro chanh, siro cam, siro anh đào ) nhưng cũng rất khó khăn Việc điều
chỉnh mùi, vị của thuốc cổ truyền còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều
+ Các chất phụ khác: việc sử dụng các chất phụ khác (chất bảo quản, tá
dược độn, trơn, chảy) trong dạng thuốc uống của trẻ em, đặc biệt khi dùng các chất bảo quản chống vi khuẩn và nấm mốc cũng cân quan tâm Việc lạm dụng
chất bảo quản sẽ gây độc cho trẻ em Để giải quyết vấn đề nhiễm khuẩn và
nấm mốc ở thuốc uống cho trẻ em nên:
- Sử dụng chất bảo quản với hàm lượng tối thiểu nhất
- Chỉ sử dụng chất bảo quản thuốc cho trẻ em khi các phương pháp kỹ
thuật khác không ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc
Trang 35- Đảm bảo tiệt trùng trong qui trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng
bằng cách bào chế dạng thuốc được đóng gói thành dạng liêu don
[41],[120],[129]
Từ những đặc điểm trên đặt ra cho người nghiên cứu cần đặc biệt quan tâm đến chế ra các dạng thuốc nói chung và thuốc từ dược liệu nói riêng dùng
cho trẻ em vì "trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai Trẻ em là nguồn nhân lực
trong tương lai của mọi quốc gia trên thế giới" Vì vậy, vấn đề bào chế thuốc
cho trẻ cần được quan tâm đúng mức hơn [41]
1.4 DƯỢC LIỆU DÙNG TRONG BÀO CHẾ CHẾ PHẨM “SMC”
1.4.1 Men bia (men bánh mỳ):
La nấm men được sử dụng trong công nghiệp sản xuất bia Tén khoa hoc: Saccharomyces cerevisae Meyen
Ho Đường khuẩn: Saccharomycetaceae
Người ta phân biệt 2 loại men:
Men nổi: Gồm các tế bào dính với nhau thành chuỗi 15-20 tế bào, nằm
ở trên mặt thùng men và hoạt động ở nhiệt độ 15-20°C
Men chìm: Gồm các tế bào tách riêng biệt, hoạt động ở nhiệt độ 5 - 6°C nằm ở đáy thùng lên men Men chìm được dùng làm thuốc
1.4.1.1.Mô tả:
a) Bên ngoài: men bia tươi có màu vàng sáng, mùi và vị đặc biệt
b) Soi kính hiển vi: men bia gồm các tế bào hình tròn hay hình trứng,
dai 8 - 12 mm, rong 8-10 mm Chúng đứng riêng lẻ hoặc dính với nhau thành
chuỗi 15-20 tế bào Sinh sản bằng cách nảy chồi và rất nhanh, sau 24 giờ tir 1 tế bào sẽ nở thành 10 triệu tế bào mới [20],[63]
Trang 3624
Thanh phần của men khô: độ ẩm 8%, chất có nitơ 57%, chất béo 3%,
chat v6 co 7%, glucid 25% [8],[63]
Ngoài ra men tươi và men khô đều có chứa vitamin và các enzym Enzym trong men bia gồm có: ezymase, invertin, catalase, protease, pepsin, trypsin, các men oxy hoá và men khử [63]
- Protein 40-70% (ở men khô), có 2 loại protein: cerevisin và
zymocasein Khi thuỷ phân cho tất cả các loại acid amin cần thiết cho cơ thể
Cerevisin thuỷ phân cho histidin (2,02%), arginin (4,42%), Iysin (8,10%),
tryptophan (2,3%) zymocasein thuỷ phân cho histidin (3,53%), arginin
(8,39%), Iysin (11,75%), tryptophan (1,48%), leucin (3,18%), cystin (0,74%),
acid glutamic (19,52%) [63]
- Muối vô cơ có rất nhiều loai, trong d6 K* (30%), Ca** (3-5%), Mg**
(2-3%), Fe** [63]
- Các vitamin: có nhiều vitamin quan trọng tan trong nước như vitamin
nhóm B, vitamin PP, vitamin E, acid folic, vitamin H [63]
- 8terol: có 2 sterol là ergosterol tả tuyển và gimosterol hữu tuyên [63]
1.4.1.3 Tác dụng sinh học:
Có nhiều giả thiết về tác dụng của men bia:
+ Tác dụng kháng khuẩn: các tế bào của men bia có tính thực bào rất
mạnh, nó có thể điệt các vi khuẩn ở ruột hoặc tiết ra chất diệt vi khuẩn hoặc
Trang 37+ Trên chuyển hoá: một phosphoinositolglycanpeptide (PIG-P) ở trong men bia có tác dụng vận chuyển và chuyển hoá glucose giống như tác dụng của insulin trong cơ và mô mỡ của chuột [114] Men bia còn được sử dụng
trong các nghiên cứu về chuyển hoá Fe, về gen [132],[133]
Ngoài ra một hoạt chất được chiết ra từ men bia có hoạt tính tương tự estrogen hay khang estrogen là tuỳ theo loại dung môi chiết xuất [134] Nghiên cứu gần đây cho thấy dân ở vùng Dresden (Đức) có hàm lượng selen trong huyết thanh cũng như trong máu cao hơn so với người ở vùng khác do bữa ăn của họ thường xuyên có cá và men bia [119]
1.4.1.4 Công dụng:
Men bia được dùng là chất bổ sung dinh dưỡng có giá trị đặc biệt do có giá trị dinh dưỡng cao (100 gam men bia cho 430 calo, giá trị bằng 300 gam
thit)
Ngoài tác dụng dinh dưỡng, men bia còn có tác dụng chữa bệnh: viêm
phổi, cúm, lao, thụt chữa viêm dạ dày, ruột ở trẻ em, phòng và chữa bệnh còi
cọc, SDD do thiếu khoáng, xơ vữa động mạch, nhiễm độc thức ăn, nhiễm độc ruột, tiểu đường, suy nhược thần kinh, mụn nhọt, viêm mủ da, viêm day than kinh
Acid ribonucleonic (ARN) trong men có tác dụng chữa các bệnh suy
giảm miễn dịch do các tác nhân bên ngoài, trong đó có dạng viêm nhiễm như
viêm phế quản mãn, hen phế quản [63] Một chế phẩm dạng -glucan được bà từ men bia có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch [109] Các gen SKY 1 tìm thấy trong men bia đã đem lại sự thay đổi đặc
biệt đến độ nhạy của thuốc chống ung thư có men bia [110], [131] Men bia
còn là nguyên liệu để bào chế một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn
(97],[135],[136] và tách chiết selen dùng cho bào chế thuốc tiêm
Trang 3826 Tiêu chuẩn “Men bia khô" được ghi trong DĐVN I tập 1 [7]; được điển Nhật 2001 [135]; được điển Mỹ 2003 [136] 1.4.1.5 Cách dùng, liều dùng: Dùng trong: uống 2-3 thìa súp men bia tươi hàng ngày hoặc 4-10g dạng viên nén, thuốc ống [20] Dùng ngoài: làm nước rửa do viêm dạ dày, ruột cấp tính ở trẻ em, viêm ruột do màng ứ chất nhày [20],[63]
Ở Việt Nam, một số tác giả nghiên cứu phương pháp thuỷ phân men bia
[11,I33].[34] và đề xuất sử dụng dịch thuỷ phân men bia làm thuốc cho trẻ em
SDD Nghiên cứu đã được thử nghiệm trên bệnh nhi SDD II và SDD III ở lứa
tuổi 1-3 tuổi tại Khoa nhi bệnh viện Bạch Mai đã được chứng minh có tác
dụng tăng cân, tăng lớp mỡ dưới da, tăng protein và albumin huyết thanh ở mức có ý nghĩa thống kê (P< 0,05) [36]
Một số chế phẩm có Men bia trong thành phần trên thị trường Việt Nam trước đây là: Activatol, Carbolevure (Pháp), Reviconforte (Liên Xô cũ), viên Men bia, cốm Men bia (xí nghiệp Dược phẩm trung ương 2), viên Protiona (xí nghiệp Dược phẩm 24), Padamin (Trường Đại học Dược Hà Nội), Biofil (Cơng ty Dược Thanh Hố)
Hiện nay dư phẩm men bia ở Hà Nội mới chỉ dùng cho chăn nuôi hoặc
Trang 39La cây sống lâu năm thân cao 1-1,5 m Toàn cây có lông rất nhỏ Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5,5 cm, rộng 1,5-3 cm Vào mùa hạ và thu Hoa nở màu tím nhạt, hình cánh bướm dai 14-22 mm Quả giáp cong hình lưỡi liểm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông Trong quả có 2-8 hạt nhỏ, dẹt, đường kính
1,5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen hay nhạt, mặt bóng
Rễ hình trụ, thẳng hoặc hơi cong queo, thường dài 20-30 cm, đường
kính 5-10 mm Vỏ màu nâu đỏ, có những vết nhăn dọc Khó bẻ gẫy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ Mặt cắt ngang có nhiều tia từ trung tâm toả ra
trông giống như nan hoa bánh xe Mùi đặc trưng, vị ngọt [9] [151]
1.4.2.2 Thành phần hoá học:
+ Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean chiếm 10-14% dược
liệu khô có khi lên tới 23%, có độ ngọt gấp 170 lần sacaroza Các dẫn chất
triterpenoid khác như: acid liquiritic, glabrolid, isoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 24-hydroxyglycyrrhetic, acid 11-desoxoglycyrrhetic m6t chất ngăn chặn
miễn dịch là LX, một lượng nhỏ glycosid là liquiriin, isoliquiriuin,
neoliquiritin, chat khang loét FM 100 [113]
+ Các flavonoid chiếm từ 3-4% Có 27 chất đã được biết có trong rễ cam thảo, quan trọng nhất là hai chất liquiritin và isoliquiritin Ngoài ra còn
có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-bridin), ¡soflavon (glabron), isoflaven (glabren)
+ Ngoài ra trong rễ cam thảo còn có những hoạt chất khác: estrogensteroid, những dẫn chất coumarin, tỉnh bột, glucose và sacaroza
{113],[151]
1.4.2.3 Tác dụng sinh học:
Trang 4028
niệu, ức chế giải phóng hormon kích thích melanin từ tuyến yên, gây tụt mức vitamin C ở thượng thận, làm tăng trọng lượng của thượng thận Nó cũng gây
giảm lượng bạch cầu ưa eosin [113]
- Chất glycyrrhizin là chất ức chế tiềm tàng enzym 11 hydroxysteroid dehydrogenase (11-B -OHSD) ở người Enzym này đóng vai trò quan trọng
trong việc biến đổi aldosteron thành steroid bất hoạt Người nhiều tuổi có mẫn cảm với tác dụng cam thảo có thể bị hư hại chức năng thận [1 13]
b) Tác dụng kháng viêm và trên hệ miễn dịch:
Cam thảo ức chế sự biến đổi cortisol thành cortison ở thận bằng cách ức chế 11- B -OHSD, sự bài tiết cortison niệu giảm và cortisol huyết tăng Hơn
nữa chất miễn dịch LX có thể kéo dài thời gian sống của các mô ghép và ức chế sản sinh ra kháng thể Isoliquiritin làm tăng sinh nguyên bào sợi của
người, ức chế tạo ra các tổ chức hạt, kháng tổ chức hạt [113]
©) Đối với hệ tiêu hoá:
Cao cam thảo có tác dụng kháng loét dạ dày rõ rệt Nó ức chế tiết dịch
vị, giảm hoạt tính của pepsin nên giảm sự tạo thành loét, tác dụng này là do
FM100 FM 100 là tác nhân ức chế mạnh 15-hydroxyprostaglandin dehydrogenase (15-OHPGD) và ồ- 13 prostaglandin redutase Những enzym này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ mức PGE; & PGE„„ ở người Nếu
FM 100 bị ức chế sẽ làm tăng nồng độ các PGE và nó sẽ có tác dụng thúc đẩy
tang sinh niêm mạc dạ dày dẫn đến chữa lành vết loét [94],[113],[121],[151]
Cam thảo và glycyrrhizin còn được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân bị viêm
gan mãn tính Nó có tác dụng bảo vệ khi gan bị ngộ độc CCI, và có thể làm giảm khả năng của cisplatin gây ngộ độc gan, hai than và hồng cầu mà không gây ảnh hưởng đến tác dụng chống ung thư của cisplatin
Ở Nhật cam thảo được dùng để điều trị viêm gan B mãn Những bệnh