1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 số 9

2 1.8K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: Tiếng việt Năm học: 2014 - 2015 I. PHẦN ĐỌC A. Đọc thành tiếng : (1 điểm). HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau: - Thư gửi các học sinh. - Những con sếu bằng giấy. - Chuyện một khu vườn nhỏ. - Mùa thảo quả. - Chuỗi ngọc lam. - Thầy thuốc như mẹ hiền. B. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm). (Thời gian: 30 phút) Học sinh đọc thầm bài: Chuyện một khu vườn nhỏ để trả lời câu hỏi và làm các bài tập. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? a. Để ngắm các loài hoa. b. Để nghe ông nội rủ rỉ giảng về từng loài cây. c. Để kể về các loài chim cho ông nội nghe. 2. Điều gì làm Thu chưa vui ? a. Ban công nhà Thu hoa chưa nở rộ. b. Ban công nhà Thu còn thiếu nhiều loài cây. c. Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. 3. Theo em vì sao Cái Hằng cứ bảo là ban công nhà Thu không phải là vườn? a. Vì Hằng cho là ban công nhà Thu không có chim về đậu. b. Vì Hằng cho là ban công nhà Thu rất ít cây. c. Vì Hằng cho là ban công nhà Thu rất nhỏ. 4. Em hiểu ý của câu “Đất lành chim đậu” là thế nào? a. Nơi đất đai trù phú, thanh bình, không có người ở. b. Nơi hoang vu, vắng vẻ, chim rủ nhau về đậu c. Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người đến để làm ăn. 5. Trong câu “Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa”. Từ “hiền hậu” thuộc từ loại nào ? a. Danh từ. b. Động từ. c. Tính từ. 6. Cho hai câu “Đất lành chim đậu” và “Mẹ em nấu chè đậu”. Từ “đậu”trong hai câu trên có quan hệ với nhau như thế nào ? a. Đó là hai từ nhiều nghĩa. b. Đó là hai từ đồng nghĩa. c. Đó là hai từ đồng âm. 7. Trong câu “Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây” có mấy quan hệ từ ? a. Một quan hệ từ. (Đó là từ : ………………………………………………….) b. Hai quan hệ từ. (Đó là các từ : ………………………………………………) c. Ba quan hệ từ. (Đó là các từ : ……………………………………….………) 8. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “bảo vệ”. - Từ đồng nghĩa: ………………………………………………………………… - Từ trái nghĩa: ………………………………………………………………… II. PHẦN VIẾT I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm). Thời gian: 20 phút Đọc cho học sinh viểt bài sau: Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt. Theo Mác-xim Go-rơ-ki II. Tập làm văn: (3 điểm). Thời gian: 40 phút Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em, … ) của em. . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: Tiếng việt Năm học: 2 014 - 2 0 15 I. PHẦN ĐỌC A. Đọc thành tiếng : (1 điểm). HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau: - Thư gửi các học sinh. - Những. (Thời gian: 30 phút) Học sinh đọc thầm bài: Chuyện một khu vườn nhỏ để trả lời câu hỏi và làm các bài tập. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Bé Thu thích ra. Chính tả nghe – viết: (2 điểm). Thời gian: 20 phút Đọc cho học sinh viểt bài sau: Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối.

Ngày đăng: 26/07/2015, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w