Tháng trước , trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em.. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu , không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toà
Trang 1Trường Tiểu học:……… ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên học sinh:……… MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5
Lớp : ……… Năm học: 2014-2015
A.Đọc thầm và trả lời câu hỏi: ( Thời gian 30 phút không kể thời gian giao đề)
1 Đọc thầm bài:
Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt Mấy năm nay, đoạn đường này thường có
sự cố Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray Lắm khi , trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu
Tháng trước , trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu , không ném đá lên tàu và
đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn- một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi Vịnh đang ngồi học bài , bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu Thì ra hai
cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn :
- Hoa, Lan, tàu hỏa đến !
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người , khóc thét
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất
Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời
Theo Tô Phương
2 Trả lời câu hỏi:
Học sinh khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng
Câu 1: Nội dung chính của bài văn là :
A Nêu sự đổi mới của ngành đường sắt nước ta hiện nay
B Ca ngợi ý thức bảo vệ đường sắt của người dân
C Ca ngợi Út Vịnh thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ
Câu 2: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
A Đoạn đường này thường xảy ra tai nạn
B Đoạn đường này thường có những sự cố: lúc thì đá tảng nằm trên đường tàu,lúc thì ai đó tháo cả ốc của các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu
C Đoạn đường này thường xảy ra nhiều sự cố làm chậm giờ tàu chạy
Câu 3: Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì để góp phần bảo vệ an
toàn đường sắt
A Phong trào “Em yêu đường sắt quê em”
B Phong trào “Kế hoạch nhỏ”
C Phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”
Trang 2Câu 4: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
A Vịnh đã tham gia tốt phong trào “Em yêu đường sắt quê em” , đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu
B Vịnh Tham gia tốt các phong trào do Đội phát động
C Vịnh luôn chấp hành tốt các quy định của ngành đường sắt
Câu 5: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên giục giã , Út Vịnh nhìn ra đường sắt
và đã thấy điều gì?
A Thấy Hoa và Lan đang đi chơi cùng nhau
B Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ
C Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu
Câu 6: Hành động cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu nói lên phẩm chất gì
của Út Vịnh?
A Dũng cảm , yêu thương em nhỏ
B Thông minh , học giỏi
C Lễ phép , vâng lời thầy cô giáo
Câu 7: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
A Ý thức trách nhiệm , tôn trọng các quy định về an toàn giao thông
B Tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ
C Cả hai ý trên
Câu 8: Câu : “ Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi ” Dấu
phẩy trong câu trên có tác dụng gì?
A Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
B Dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
C Dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu : “ Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh , xúc động
không nói nên lời” là:
A ôm chầm lấy Vịnh , xúc động không nói nên lời
B ôm chầm lấy Vịnh
C xúc động không nói nên lời
Câu 10: Đoạn văn : “Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến Cả hai cô chú ôm chầm lấy
Vịnh, xúc động không nói nên lời”
Cụm từ “hai cô chú” thay thế cho từ ngữ nào? Phép thay thế đó nhằm mục đích gì?
A Thay thế cho cụm từ “cha mẹ Lan” Phép thay thế đó nhằm mục đích để nối các vế trong câu ghép
B Thay thế cho từ “Lan” Phép thay thế đó nhằm mục đích để liên kết câu
C Thay thế cho cụm từ “cha mẹ Lan” Phép thay thế đó nhằm mục đích để liên kết câu
Trang 3B.Kiểm tra viết: ( Thời gian 60 phút )
1 Chính tả:
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Công việc đầu tiên” (SGK tiếng Việt 5 tập II trang 126) Viết đề bài và đoạn từ: Một hôm, anh Ba Chẩn….nghĩ cách giấu truyền đơn
………
………
………
………
………
………
………
………
………
2 Tập làm văn: Tả người thân của em mà em yêu quý nhất. ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 4ĐÁP ÁN
A.Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 5 điểm
Mỗi ý đúng ghi 0,5 điểm
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: C
Câu 9: A
Câu 10: C
B.Kiểm tra viết: 10 điểm
1 Chính tả: 5 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đúng đoạn văn
(5 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết(sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,5 điểm
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài
2 Tập làm văn : 5 điểm
- Đảm bảo các yêu cầu được 5 điểm.
+ Viết được bài văn tả người thân của em ( ông , bà, cha, mẹ…) đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu, độ dài bài viết từ 25 dòng trở lên
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả
+ Chữ viết rõ ràng trình bày bài viết sạch sẽ
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm còn lại: 4,5 - 4- 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 -0,5