1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đều là các loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa

5 458 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 19,44 KB

Nội dung

So sánh thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt , sự khác nhau giữa thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đều là các loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa, dịch vụ.

Trang 1

Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đều là các loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa, dịch vụ.

Sự khác biệt cơ bản:

1 Mục đích

- Thuế giá trị gia tăng(GTGT): góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông phân phối hàng hóa

- Thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB) nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

2 Phạm vi áp dụng

- GTGT: phạm vi rộng, phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ

- TTĐB: đánh thuế đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không khuyến khích sử dụng ví dụ như rượu, bia, thuốc lá

3 Đối tượng nộp thuế

Trang 2

- GTGT: là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng háo, hoặc các

tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ

- TTĐB: là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

4 Căn cứ tính thuế

- GTGT: căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất trong đó

+ Giá tính thuế là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT

+ Thuế suất: phụ thuộc vào từng danh mục hàng hóa nhất định

- TTĐB: dựa trên 2 căn cứ

+ Giá tính thuế là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, bao gồm các khoản thu thêm, được thu(nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng + Thuế suất: dựa trên những loại hàng hóa và loại hình kinh doanh nhất định

Trang 3

II/ Thuế là khoản trích nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, tính quyền lực nhà nước, tính không đối giá và hoàn trả trực tiếp doc các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ những điều kiện nhất định nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Căn cứ vào mục đích điều tiết của nhà nước thì phân ra làm hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu

Thuế trực thu và thuế gián thu đều điều tiết vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội Người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu) đều có trách nhiệm nộp theo quy định.

Sự khác nhau giữa hai loại thuế này cụ thể như sau:

1 Khái niệm

-Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của ngưới nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một

-Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế

2 Mức độ tác động vào nền kinh tế

Trang 4

- Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ

- Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)

3 Mức độ quản lý

- Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập

- Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được Vì vậy hầu hất các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách

4 Ưu điểm

- Thuế trực thu: đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế

- Thuế gián thu: dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế

Trang 5

5 Nhược điểm

- Thuế trực thu: khó thu thuế

- Thuế gián thu: khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế

Ngày đăng: 26/07/2015, 11:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w