1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi mẫu THPT quốc gia môn văn năm 2015 Trường THPT Trần Cao Vân

9 2,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN. ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian 180 phút) Phần I : Đọc hiểu. (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4. " Cụ Mết chống giáo xuống sàn nhà, tiếng nói vang vang: - Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên. Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông ,người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót năm trăm cây chông. Đốt lửa lên! Tiếng chiêng nổi lên Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn, suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động.Và lửa cháy khắp rừng " (Trích: Rừng Xà Nu- Nguyễn Trung Thành) Câu 1. Đoạn văn trên kể về sự việc gì?(0,25) Câu 2. Chỉ ra các phép điệp được tác giả sử dụng trong đoạn văn và hiệu quả nghệ thuật của chúng?(0,5) Câu 3. Nhận xét về âm hưởng của đoạn văn?(0,25) Câu 4. Nêu chủ đề tư tưởng của đoạn trích?(0,5) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: " Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pe-ri-ê và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương " (Trích:Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh ) Câu 5. Nêu chủ đề của đoạn văn.(0,5) Câu 6. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn văn?(0,25) Câu 7. Trong đoạn văn tác giả sử dụng thao tác lập luận nào?(0,25) Câu 8. Từ đoạn văn trên anh (chị) suy nghĩ điều gì về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.(0,5) Phần II. Làm văn.( 7 điểm) Câu 1:(3 điểm) Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Câu 2:(4 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp trong việc sử dụng chất liệu dân gian ở hai đoạn thơ sau: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn? (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB GDVN, 2012) Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng. (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB GDVN, 2012) Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I : Đọc hiểu (3 điểm). Câu 1. Đoạn văn kể về sự việc cụ Mết kêu gọi dân làng Xô Man chuẩn bị khởi nghĩa với tinh thần sục sôi, quyết chiến. - Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2. Hiệu quả nghệ thuật: Tạo nên nhịp câu dồn dập, gấp gáp; giọng điệu khẩn trương thúc giục; thể hiện không khí chuẩn bị cho những trận đánh lớn đồng thời thể hiện quyết tâm đánh giặc đến cùng của làng Xô Man. - Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên. - Điểm 0,25: Trả lời chung chung hoặc chưa rõ ý. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3.Nhận xét về âm hưởng của đoạn văn: Âm hưởng hào hùng, trang trọng. - Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4. Chủ đề tư tưởng: Câu nói của cụ Mết như lời hịch vang dội núi rừng. Câu nói còn thể hiện chân lí của thời đại và của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ: cùng nhau đứng lên dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. - Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên. - Điểm 0,25: Trả lời đúng khoảng 1/2 nội dung trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 5. Nội dung của đoạn văn: Thực trạng một bộ phận tri thức Việt Nam đương thời học đòi Tây hóa bằng cách nói tiếng Pháp như một thứ trang sức để chứng minh mình được đào tạo theo kiểu Tây phương. - Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên. - Điểm 0,25: Trả lời chung chung hoặc chưa rõ ý. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 6. Phương thức biểu đạt: nghị luận. - Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 7. Thao tác lập luận: bình luận, bác bỏ - Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 8. Nêu được suy nghĩ của bản thân về việc gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt (Việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là trách nhiệm của tất cả mọi người: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc; Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa ửng xử của mỗi con người; Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là nói và viết phải đúng chuẩn mực,quy tắc, là không ngừng làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc trên cơ sở tiếp thu, sàng lọc tiếng nước ngoài ) (Học sinh có thể nêu quan điểm khác của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nhưng phải có cơ sở hợp lí ) - Điểm 0, 5: Nêu được suy nghĩ của bản thân về việc gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt. - Điểm 0,25: Nêu suy nghĩ của bản thân còn chung chung, chưa rõ nhưng không sai, chưa có tính thuyết phục. - Điểm 0: Nêu không đúng hoặc không liên quan đến nội dung văn bản II. Làm v ă n (7,0 đ i ể m ) Câu 1. (3,0 đ i ể m) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thái độ, cách ứng xử của con người đối với những khó khăn và thuận lợi trong cuộc sống. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích ý kiến để thấy được: Ý kiến trên đề cập đến hai thái độ sống trái ngược nhau: Người bi quan ( Người có cách nhìn, đánh giá sự việc theo chiều hướng tiêu cực, thiếu niềm tin, sự vươn lên trong cuộc sống) luôn thấy những trở ngại, khó khăn kể cả khi thuận lợi nhất ; Người lạc quan (Người có cách nhìn, đánh giá sự việc theo chiều hướng tích cực, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống) luôn nỗ lực vươn lên trong mọi khó khăn, biến khó khăn thành cơ hội thử thách để trưởng thành, để thể hiện tài năng của mình. + Bình luận, Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. + Rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn thái độ sống đúng đắn … - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. ( 4 điểm ) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của việc sử dụng chất liệu dân gian trong hai đoạn trích của “Việt Bắc” - Tố Hữu và Đất Nước – Nguyễn Đình Thi. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm): - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; + Phân tích vẻ đẹp chất liệu văn hóa dân gian trong hai đoạn thơ : ++ Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc ”: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được Chất liệu dân gian được tác giả vận dụng một cách sáng tạo ở : kết cấu đối đáp, thể thơ lục bát với âm điệu ngọt ngào, thiết tha, cặp đại từ mình , ta, lối nói ẩn dụ với những hình ảnh quen thuộc (uống nước nhớ nguồn ). Đây là những chất liệu quen thuộc trong ca dao, dân ca giao duyên. Với chất liệu văn hóa dân gian này tác giả đã đưa người đọc đến với cuộc chia tay bịn rịn nhớ thương để cảm nhận sự băn khoăn trăn trở, tấm lòng sâu kín của đồng bào Việt Bắc đối với cán bộ kháng chiến. ++ Đoạn thơ trong bài “Đất Nước”: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được Chất liệu dân gian được sử dụng đa dạng và sáng tạo : truyện cổ tích, truyền thuyết, phong tục, lối sống …Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ, vài hình ảnh tiêu biểu chứ không trích dẫn nguyên văn hay kể lại một câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nào. Với chất liêu dân gian này Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một điểm nhìn gần gũi để miêu tả một Đất Nước bình dị nhưng không kém phần tươi đẹp. + Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng chất liệu dân gian của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: ++ Sự tương đồng: Cùng vận dụng một cách sáng tạo và hiệu quả chất liệu dân gian, cùng thể hiện tình cảm đối với quê hương đất nước. ++ Sự khác biệt: +++ Ở đoạn thơ trong bài Việt Bắc, tác giả chủ yếu sử dụng hình thức nghệ thuật của ca dao, dân ca giao duyên với giọng điệu thiết tha ngọt ngào để thể hiện ân tình cách mạng. +++ Đoạn thơ trong bài Đất Nước, tác giả vận dụng đa dạng chất liệu dân gian, giọng điệu suy tư sâu lắng để thể hiện cảm nhận riêng về một Đất Nước giản dị, thân thuộc nhưng không kém phần thiêng liêng cao cả. Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, không đúng trọng tâm đề ra. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Hết

Ngày đăng: 25/07/2015, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w