Đề thi mẫu THPT quốc gia môn văn năm 2015 Trường THPT Tôn Đức Thắng Khánh Hòa

4 1.6K 1
Đề thi mẫu THPT quốc gia môn văn năm 2015 Trường THPT Tôn Đức Thắng Khánh Hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa Trường THPT Tôn Đức Thắng ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC: 2014-2015 THỜI GIAN: 180 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5: “ Ai đi vô nơi đây Xin dừng chân xứ Nghệ Ai đi ra nơi đây Kịp dừng chân xứ Nghệ Nghe câu vè ví dặm Càng lắng lại càng sâu Như sông La chảy chậm Đong bao thuở vui sầu Ăn, xứ Nghệ ăn đặm Đã nói, nói hết lòng Đất này bền nghĩa bạn Đất này tình thủy chung ” (Gởi bạn người Nghệ Tĩnh – Huy Cận) Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. ( 0,5 điểm) Câu 4: Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? ( 0,5 điểm) Câu 5: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ. ( 0,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 6 và 7: Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa của mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cần thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó ấm êm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị hất khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như truớc. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân , không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn. ( Theo A.L.Ghéc-xen,3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 1997) Câu 6: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 7: Trong đoạn văn tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào? (0,5 điểm) PHẦN II: Làm văn: (7 điểm) Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Ba đốm lửa thiêu rụi mọi tâm hồn đó là: kiêu ngạo, ích kỷ và vô cảm. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. ( 3 điểm) Câu 2: Truyện ngắn thường kết thúc bằng những hình ảnh có giá trị tư tưởng rất lớn. Anh/chị hãy phân tích hình ảnh kết thúc của hai tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân). ( 4 điểm) ……………………………………….Hết…………………………… ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN PHẦN I: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1: Thể thơ 5 chữ (tự do) (0,25) Câu 2: Phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự. (0,25) Câu 3: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. (0,25) Vì văn bản có 3 đặc trưng: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa (0,25). Câu 4: Các biện pháp nghệ thuật: - Điệp cú pháp: + Ai đi vô nơi đây Ai đi ra nơi đây + Đất này bền nghĩa bạn Đất này tình thủy chung - Điệp từ: xứ Nghệ - So sánh: Nghe câu vè ví dặm Như sông La chảy chậm Lưu ý: HS nêu đúng 1 biện pháp (có dẫn chứng) được 0,25 điểm. Nếu nêu được từ 2-3 biện pháp được 0,5 điểm. Câu 5: Nội dung của đoạn thơ: Niềm tự hào của tác giả Huy Cận về vẻ đẹp của xứ Nghệ: + Về dân ca ví dặm + Con người xứ Nghệ : thẳng thắn, tình nghĩa, thủy chung. Câu 6: Câu chủ đề: Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa của mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có tiện nghi đến đâu đi nữa. Câu 7: Trong đoạn văn tác giả sử dụng thao tác lập bác bỏ và thao tác lập luận so sánh PHẦN II: Làm văn: (7 điểm) Câu 1: Bài làm của học sinh cần đáp ứng các yêu cầu sau: 1.Về kĩ năng: - HS biết cách phối hợp nhuần nhuyễn thao tác phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận và các phương thức biểu đạt. - Văn gãy gọn, chặt chẽ lập luận có sức thuyết phục. - Bài viết có cảm xúc, sáng tạo; diễn đạt mạch lạc, trong sáng… 2.Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về hiện tượng trong đời sống và nắm vững kĩ năng làm 1 bài văn nghị luận về 1 hiện tượng trong đời sống, thí sinh kết hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt để làm sáng rõ vấn đề nghị luận. a. Nêu vấn đề: Giới thiệu, nêu vấn đề. b. Giải quyết vấn đề: - Giải thích vấn đề. - Nhẳng định ý kiến trên là đúng. - Phân tích, chứng minh biểu hiện của kiêu ngạo, ích kỷ và vô cảm - Hậu quả, tác hại của kiêu ngạo, ích kỷ và vô cảm đối với xã hội và bản thân. - Phê phán - Biện pháp khắc phục - Liên hệ với thanh niên, liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức. c. Khẳng định vấn đề. * Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa. - Trân trọng những bài làm sáng tạo. Mức độ cần đạt Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tiêu Học sinh phân tích Học sinh cơ bản Học sinh có phân Bài văn sơ Không làm chí sâu đoạn thơ, làm sáng tỏ được ý kiến, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,có cảm xúc, sáng tạo.Có thể sai sót 1,2 lỗi nhỏ. phân tích được đoạn thơ, chứng minh được ý kiến, có dẫn chứng. Bài viết có bố cục tương đối rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,có cảm xúc, sáng tạo.Có thể sai sót vài lỗi . tích được đoạn thơ, chứng minh được ý kiến nhưng chưa sâu, ít dẫn chứng. Bố cục chưa chặt chẽ, còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả. sài, sai sót nhiều về kiến thức, kỹ năng, chính tả. bài hoặc hoàn toàn lạc đề. Điểm Điểm 2,5-3 Điểm 2 Điểm 1,5 Điểm 1,0 Điểm 0 Câu 2: 4 điểm Bài làm của học sinh cần đáp ứng các yêu cầu sau: 1.Về kĩ năng: - HS biết cách phối hợp nhuần nhuyễn thao tác phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận và các phương thức biểu đạt. - Văn gãy gọn, chặt chẽ lập luận có sức thuyết phục. - Bài viết có cảm xúc, sáng tạo; diễn đạt mạch lạc, trong sáng… 2.Về kiến thức: MB: Dẫn dắt vấn đề-> nêu vấn đề (cách kết thúc truyện trong hai tác phẩm đều độc đáo có giá trị tư tưởng, tầm khái quát lớn và có sức ám ảnh kỳ lạ. TB: * Luận điểm 1: Nét riêng trong cách kết thúc của mỗi tác phẩm - Kết thúc tác phẩm Chí Phèo. + Tác phẩm Chí Phèo là tấn bi kịch của người nông dân bị tha hóa, lưu manh hóa. + Kết thúc truyện là cái chết đầy bất ngờ và dữ dội của Bá Kiến và Chí Phèo. Mọi người bàn về cái chết của Bá Kiến, bà cô đang đay nghiến nhưng Thị Nở vẫn lặng lẽ nghĩ về cái chết của Chí Phèo. + Hình ảnh kết thúc: Thị Nở nhìn xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến cái lò gạch cũ. Đây là kiểu kết thúc đầu cuối tương ứng, kết thúc khép kín. Chí Phèo là đứa con hoang của cái lò gạch cũ, Chí Phèo chết đi có lẽ sẽ có thằng Chí Phèo con sinh ra từ cái lò gạch đổ nát ấy. + Hình ảnh kết thúc có giá trị tố cáo mãnh liệt. Còn cái xã hội thực dân thối nát đó, còn những định kiến xấu của xã hội thì sẽ còn những người dân lương thiện bị tha hóa, lưu manh hóa. Đó là một chi tiết có giá trị phê phán sâu sắc. + Hình ảnh có sức ám ảnh kỳ lạ. Mọi người xa lánh Chí Phèo như một con vật, họ không tin Chí Phèo có thể làm người. Chỉ có Thị Nở tin vào điều đó. Đó là niềm tin nhân văn của một con người vừa xấu ma chê quỷ hờn vừa đần độn. - Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt + Tác phẩm Vợ nhặt viết về số phận bi thảm của người nông dân trong nạn đói 1945. Nạn đói khủng khiếp tràn qua xóm ngụ cư, người chết như ngả rạ. Trong bối cảnh đó Tràng nhặt được vợ. Tuy hạnh phúc, nhưng bữa ăn sáng của họ vô cùng thảm hại. + Hình ảnh kết thúc truyện: Là hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Đó là niềm tin, hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Bởi vì trong cái đói họ luôn nghĩ về sự sống và luôn tin vào cuộc sống. + Đó là một kết thúc mở, một kết thúc mang tư tưởng nhân đạo, tư tưởng cách mạng lạc quan sâu sắc. * Luận điểm 2: So sánh hai hình ảnh kết thúc truyện. - Giống nhau: Hai hình ảnh kết thúc đều có sức ám ảnh kì lạ, đều góp phần làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm. - Khác nhau: kết thúc tác phẩm Chí Phèo là kết thúc khép kín mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc; kết thúc tác phẩm Vợ nhặt là kết thúc mở mang ý nghĩa thức tỉnh. Mức độ cần đạt Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tiêu chí Học sinh phân tích sâu đoạn thơ, làm sáng tỏ được ý kiến, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,có cảm xúc, sáng tạo.Có thể sai sót 1,2 lỗi nhỏ. Học sinh cơ bản phân tích được đoạn thơ, chứng minh được ý kiến, có dẫn chứng. Bài viết có bố cục tương đối rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,có cảm xúc, sáng tạo.Có thể sai sót vài lỗi . Học sinh có phân tích được đoạn thơ, chứng minh được ý kiến nhưng chưa sâu, ít dẫn chứng. Bố cục chưa chặt chẽ, còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả. Bài văn sơ sài, sai sót về kiến thức, kỹ năng, chính tả. Bài văn sơ sài, sai sót nhiều về kiến thức, kỹ năng, chính tả. Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. Điểm Điểm 3,5-4 Điểm 3,0 Điểm 2-2,5 Điểm 1,5 Điểm 0-1

Ngày đăng: 25/07/2015, 08:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan