TRƯỜNG THPT AN MỸ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 12 (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề) I. PHẦN CHUNG (5,0 điểm) Câu 1. ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường. Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa (Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu) 1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình? 2. Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ Câu 2. (3,0 điểm) Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên (Hồ Chí Minh, Nửa đêm) Từ ý thơ của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình trên (400 từ) về vai trò của giáo dục với việc hình thành nhân cách của con người. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3a: Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động. Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Câu 3b: Từ truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định: Một tác phẩm văn học hay thường chứa đựng trong nó những giá trị nhân văn cao đẹp. HẾT GỢI Ý ĐÁP ÁN THI THỬ TNTHPT Câu 1: (Thí sinh có thể trả lời bằng nhiều cách nhưng phải bảo đảm các ý sau dây): 1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình? (0,5) Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc kháng chiến và diễn tả niềm sung sướng, hạnh phú lớn lao, ý nghĩ sâu xa của cuộc trở về gặp lại nhân dân của nhân vật trữ tình. 2. Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? (0,5) Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương thân tình ruột thịt, thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của con với cuộc kháng chiến, với tây bắc. (0,25 Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ Tổ quốc, Mẹ nhân dân mà Chế Lan Viên đang khao khát trở về. (0,25) 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ (1,0) Hình ảnh so sánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến như ngọn lửa diễn tả sự ấm áp, soi đường chỉ lối của Đảng, cách mạng. Cuộc kháng chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng nó là những năm tháng không thể nào quên, những kỉ niệm không thể nào phai nhạt, vẫn như ngọn lửa, ngọn đuốc soi đường nghìn năm sau. (0,5) - Ở khổ thứ 2, tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm thành từng chum hình ảnh độc đáo: nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng; nhân dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẫm mĩ cao: về với nhân dân là về với những gì than thuộc nhất, môi trường thuận lợi nhất; với niềm vui, hạnh phúc chờ mong; về với ngọn nguồn thiết yếu nhất cùa sự sống; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la… Những hình ảnh diễn tả niềm sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ tự nhiên,hợp quy luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân. (0,5) Câu 2 (3 điểm) Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Cần làm rõ được những ý chính sau: a/ Mở bài: - Nêu vấn đề cần nghị luận (0,25) b/ Thân bài: Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ của Hồ Chí Minh (0,5) - Hiền dữ: nhân cách của con người. Giáo dục? - Câu thơ của Bác đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách con người . - Phân tích Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhan cách, nhân cách được hình thành trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò quyết định. (0,5) - Vai trò của giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi người những kiến thức về cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,… khiến họ trở thành những người công dân tốt (0,5) Bàn bạc: Giáo dục có giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống. Đó là quá trình học tập suốt đời không ngừng nghỉ. (0,5) + Phê phán một sô ít thiếu hiểu biết , giao tiếp và ứng sử (0,5) c/ Kết bài: Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để mỗi chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội (0,25) Câu 3a : (5 điểm) Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng về cơ bản, bài viết cần được làm rõ những ý chính sau: a/ Mở bài (0,5) - Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác tùy bút sông đà của Nguyễn Tuân. b/ Thân bài: - Giải thích một cách ngắn gọn ý của cụm từ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” – từ dùng của nguyển tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng. (0,5) - Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sông Đà: + Ông lái đò được xây như môt đại diện, một biểu tượng của nhân dân (không tên, tuổi, quê quán). Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi trường lao động khắc nghiệt, dữ dội. (1,5) + Ông am hiểu đối tượng mà mình đang chinh phục. + Ông mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao dộng hàng ngày.Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện đại mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí.Đó là những con người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. (1,5) Khái quát chung: vài nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân: đặt nhân vật vào tình huống đầy cam go, thử thách để nhân vật bộc lộ tình cách phẩm chất; phối hợp những thủ pháp tiêu biểu của các nghành nghệ thuật khác để miêu tả và kể chuyện… (0,5) c/ Kết bài: (0,5) - Khái quát lại vấn đề . - Rút ra bài học cho bản thân . Câu 3b Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng bài viết cần làm rõ được các ý chính sau: a/ Mở bài: (0.5) - Dẫn dắt vào vấn đề - Nêu nhận định và khẳng định ý kiến đó là chính xác. b/ Thân bài: - Giải thích nhận định: (0,5) - Phân tích chứng minh, làm sáng tỏ ý kiến bằng dẫn chứng từ truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân: Đặt các nhân vật vào một tình huống éo le, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều giá trị nhân bản sâu sắc: + Dù không có những lời kết tội to tác, tác phẩm vẫn tố cáo một cách thật sâu sắc tội ác của bọn thực dân, phát xít và tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Bóng tối và cái chết phủ xuống mọi nơi. Trong hoàn cảnh ấy, giá trị con người thật rẻ rúng. Người ta có thể quên đi danh dự, cò thể nhận theo không người khác chỉ với vài ba bát bánh đúc. (1,5) + Tố cáo kẻ thù, Kim Lân cũng đồng thời cảm thông và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động (nhất là những người phụ nữ, người mẹ). DC + Một trong những đặc sắc nổi bật làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện là sự khám phá ra vẻ đẹp tinh thần của người nông dân Việt Nam: dù ở trong những tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết họ vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn vững tin vào sự sống và tương lai. (1,5) - Đánh giá chung vấn đề: (0,5) + Giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung . + Khẳng định lại vấn đề. c/ Kết bài: Khái quát lại vấn đề, rút ra bài học cho bản thân (0,5)