1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Giải đề ĐH Sinh 2010

6 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

Giải chi tiết đề thi đại học môn SINH 2010 - Đề 615 Câu 1. 0,4Aa x (0,5) 3 = 0,05 ⇒ đáp án đúng C. Câu 2. Trường hợp (2) sai, các trường hợp còn lại đúng ⇒ đáp án đúng D. Câu 3. Chọn D. Câu 4. Các nhân tố tiến hóa: -Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần KG của quần thể: Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, đột biến, di nhập gen ⇒ Chọn D. (1), (4), (5), (6). -Giao phối không ngẫu nhiên: không làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi tần số KG theo hướng tăng dần thể đồng hợp nên làm nghèo vố gen của quần thể. -Giao phối ngẫu nhiên – không làm thay đổi tần số alen cũng không làm thay đổi thành phần KG của quần thể; tuy nhiên nó góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. Câu 5. Trường hợp A sai, phát biểu ngược lại; trường hợp B sai chỗ “chỉ có thể…”; . Trường hợp D sai vì có hai dạng chuỗi thức ăn chính là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ. ⇒ đáp án đúng: C. Câu 6. A: sai vì tất cả TB đều có NST giới tính. C: sai vì có nhiều trường hợp khác như XY, XO, XXY, XXX… (câu D: sai, giải thích tương tự C). ⇒ đáp án đúng: B. Câu 7. Các trường hợp: B, C, D đều giải thích phù hợp. A: giải thích không phù hợp vì kích thước quần thể giảm thì nhu cầu ăn uống cũng giảm. Câu 8. Chọn B. Câu 9: Theo đầu bài ta có phép lai giữa hai cây đều dị hợp về hai cặp gen là: AaBb * AaBb tạo ra tỉ lệ KH ở F 2 có số tổ hợp KG tương ứng là: 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb Theo quy ước gen của bài toán đưa ra ta dễ xác định được tỉ lẹ KH thu được ở đời con lai là: 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : [3 (aaB-) : 1aabb] = 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng ⇒ Chọn B. Câu 10. Lập sơ đồ lai ra và có kết quả 1/6 AAaa : 4/4 Aaaa : 1/6 aaaa ⇔ 5 đỏ : 1 vàng ⇒ Chọn A. Câu 11: Theo đầu bài ta có phép lai giữa hai cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn có KG giả định như sau: P: AaBb x AaBb Vì các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra nên ta xét riêng từng cặp gen qui định từng cặp tính trạng tương ứng: Aa x Aa → 1 2 1 AA : Aa : aa 4 4 4 (1) Bbx Bb → 1 2 1 BB : Bb : bb 4 4 4 (2) - Số cá thể thu được ở đời con có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen: + Số cá thể thu được ở đời con có KG đồng hợp về một cặp gen theo (1) và (2) dù là đồng trội hay đồng lặn luôn là 1 4 + Mà KG của đời con cũng sẽ có hai cặp gen, nên KG ở một cặp có thể rơi vào vị trí ở cặp gen thứ nhất hoặc ở cặp gen thứ hai theo công thức: 1 2 C = 2 Vậy số cá thể thu được ở đời con có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen là: 1 4 x 1 2 C = 1 4 x 2 = 1 2 ⇒ đáp án là 1 2 = 50 % - Số cá thể thu được ở đời con có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen: + Số cá thể thu được ở đời con có KG đồng hợp về 2 cặp gen theo (1) và (2) dù là đồng trội hay đồng lặn là 1 4 x 1 4 = 1 16 + Mà KG của đời con cũng sẽ có hai cặp gen, nên KG đồng hợp dù là đồng trội hay đồng lặn ở cặp gen thứ nhất và ở cặp gen thứ hai là 1 2 C x 1 2 C = 4 1 Vậy số cá thể thu được ở đời con có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen là: 1 4 x 1 4 x 1 2 C x 1 2 C = 1 16 x 4 = 1 4 = 25 % ⇒ đáp án là 1 4 = 25 % ⇒ Chọn A. Câu 12. Giảm phân 1: cặp Bb không phân li: AAaa BBbb → 1 tế bào AABBbb; và 1 tế bào aa hoặc → 1 tế bào aaBBbb; và 1 tế bào AA Giảm phân 2: cho các loại giao tử: AABBbb → giao tử ABb; aa → giao tử a aaBBbb → giao tử aBb; AA → giao tử A ⇒ đáp án đúng: B. Câu 13. A. 3 2 = 9KG; B. 2 x 2 = 4KG; D. 2 x 4 = 8 KG; Chọn C. có 10 KG (do có HVG và trường hợp dị hợp tử đều khác dị hợp tử chéo) Câu 14. A ngược; B và D sai; C. đúng ⇒ đáp án đúng: C. Câu 15. Gen A có tổng số nu: N = (2 x 153 x 10) /3,4 = 900 Ta có: 2A + 3 G = 1169 2A + 2G = 900 Giải ra được A = T = 181; G = X = 269 Gen AA nhân đôi 2 lần có nhu cầu: Atd = Ttd = (181 x 2) x (2 2 – 1) = 1086 Gtd = Xtd = (269 x 2) x (2 2 – 1) = 1614 Ta thấy nhu cầu loại A – T đã tăng 3 cặp đồng thời nhu cầu nu loại G – X đã giảm 3 cặp (1086-1083 và 1617 – 1614). Mặt khác ta biết khi gen nhân đôi 2 lần thì nhu cầu nu bằng 3 lần số nu hiện có (Ntd = (2 2 – 1) x N hay Ntd = 3N) ⇒ Gen a đột biến từ gen A do bị thay 1 cặp A – T bởi 1 cặp G – X ⇒ Đáp án A. Câu 16: Theo định luật hoán vị gen do Thomas Hunt Moocgan đề xuất, ta thấy tần số hoán vị gen f ≤ 50 % nên khi tính theo lý thuyết, thì f max = 50 % do vậy trong trường hợp này nếu không có đột biến xảy ra thì số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh ở cơ thể có KG AB ab sẽ là: 25 % AB = 25% ab (giao tử liên kết) 25 % Ab = 25% aB(giao tử hoán vị) Vậy tỉ lệ các loại giao tử nói trên là: 25 % : 25 % : 25 % : 25 % = 1: 1: 1: 1. → Đáp án là D. Câu 17. Có thể có ĐB số lượng NST ở cá thể đực nên có thể cho 4 loại giao tử X A Y, O, X A và Y. Cá thể cái chỉ cho 1 loại giao tử (không có ĐB) P: bố X A Y x mẹ X a X a (Giảm phân không bình thường) Gp: X A Y, O, X A , Y X a F1: X A X a Y, X a Y, X A X a và X a O ⇒ đáp án đúng: D. Câu 18. P: Lúa mì T. monoccum (2n) x cỏ dại T. speltrides (2n’) Gp: n n’ F1: (n + n’) (các cặp NST không tương đồng) Nhân đôi NST (không phân li/ tứ bội hóa → F1’ (2n + 2n’) F1’ (2n + 2n’) x cỏ dại T. tauschii (2n”) GF1’: n + n’ n” F2: n + n’ + n” Nhân đôi NST (không phân li/ tứ bội hóa → F2’ (2n + 2n’ + 2n”) → lúa mì T. aestinum (ba bộ NST lưỡng bội của ba loài) ⇒ Đáp án C. Câu 19. Chọn C. Câu 20. B, C, D đều chứng minh tiến hóa phân li, chỉ có A chứng minh tiến hóa đồng qui ⇒ Đáp án A. Câu 21: Vì không xảy ra đột biến và số loại KG tối đa về cả hai gen đang xét có thể được tạo ra trong quần thể nên ta cần tính cho trường hợp các gen phân li độc lập. - Số alen của mỗi gen có thể lớn hơn hoặc bằng 2 nhưng trong KG luôn có mặt chỉ 2 trong số các alen đó. - Nếu gọi số alen của gen là r thì số KGDH = C r 2 = r( r – 1)/2 - Số KGĐH luôn bằng số alen = r - Số KG = số KGĐH + số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 * Với nhiều gen: 2 Do các gen PLĐL nên kết quả chung = tích các kết quả riêng Có thể lập bảng sau: GEN SỐ ALEN/GEN TỔNG SỐ KG SỐ KG ĐỒNG HỢP SỐ KG DỊ HỢP I 2 3 2 1 II 3 6 3 3 III 4 10 4 6 . . . . . . . . . . N r r( r + 1)/2 r r( r – 1)/2 Với phương pháp tính tổng quát như trên áp dụng vào bài toán này ta tính cho hai nhóm gen: - Gen thứ nhất có 3 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X, có hai trường hợp có thể xảy ra: + Với cặp XX là cặp tương đồng ta tính toán như ở cặp NST thường: Số KG = số KGĐH + số KGDH = r + r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 = 3(3+1)/2 = 6 + Với cặp NST giới tính XY không tương đồng ta chỉ có 3 KG ứng với gen có 3 alen Vậy có tổng ộng có 9 KG ứng với gen thứ nhất có 3 alen được tạo ra. - Gen thứ hai có 5 alen nằm trên NST thường theo công thức đưa ra ở trên, ta có: Số KG = số KGĐH + số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 = 5(5+1)/2 = 15 Vậy kết quả tổng hợp cho cả hai gen trên có : 9 x 15 = 135 KG suy ra chọn là D. Câu 22. NST đã nhân đôi, TBC chưa phân chia ⇒ Đáp án D. Câu 23. Có thể đã xảy ra ĐB số lượng NST trong quá trình phát sinh giao tử ở một giới Sơ đồ lai: P: BB x Bb Gp:BB, - B, b F1: BBB : BBb : B : b Hoa đỏ Hoa trắng (thể một) ⇒ Đáp án C Câu 24. Đáp án C. Câu 25: Ta có: T1 A2 0,2 X1 G 2 0,2 G1 X2 0,8 A1 T2 0,8 Mạch gốc (T1 + X1)/(G1 + A1) = 0,2/0,8 = 0,25 Mạch bổ sung (A2 + G2)/(T2 + X2) = 0,2/0,8 Số nu tự do cần cung cấp cũng đúng băng số nu trong mạch bổ sung trên. Do vậy: A+G chính là A2 + G2 = 0.2 = 20 %; T + X chính là T2 + X2 = 0.8 = 80 %. Vậy đáp án là B. Câu 26: Ta thấy: có những cặp bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh chứng tỏ gen gây bệnh lặn. Có trường hợp con trai bệnh nhưng bố không bệnh nên gen không nằm trên NST Y. Mặt khác người con gái bệnh ở thế hệ hai là thể đồng hợp lặn nhưng bố ở thế hệ một không bệnh nên gen gây bệnh không thể nằm trên NST X. Vậy gây bệnh nằm trên NST thường. Quy ước: A: Bình thường (không bệnh) > a: bệnh - Ở thế hệ II người con gái không bị bệnh lấy chồng không bị bệnh sinh được người con gái ở thế hệ III bị bệnh chứng tỏ cặp vợ chồng này đều mang KG dị hợp Aa. Chứng tỏ xác suất kiểu gen của người con trai bình thường ở thế hệ III là 1 3 AA A − , 2 a 3 A A − . Tần số alen: 2/3A, 1/3a. -KG của người vợ ở thế hệ III là aa; tần số alen: 100% a = 1a. -Xác suất KG của người con gái của cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh ra bị bệnh là 1/3 x 1 x ½ = 1/6 Chọn C. Câu 27. A: 3 KG, tỉ lệ 1 : 1; B.5KG, tỉ lệ: 1:1:1:1; C.3KG, tỉ lệ 1:1; D. 5KG, tỉ lệ 1:1 (Chọn). Câu 28.A: sai, tảo độc giết cá tôm; B và C: sai, kí sinh → gây hại; D: đúng, hội sinh → một loài có lợi, loài kia không thiệt hại. Câu 29. Dễ dàng nhận thấy A, C và D đều sai, câu B là đúng (nên mô tả bằng sơ đồ để dễ thấy hơn) Câu 30. Xem kiến thức lí thuyết về ứng dụng của công nghệ tế bào và nhân thấy ngay các câu A, B, C: thuộc công nghệ gen, câu D: thuộc công nghệ tế bào Câu 31. A: Một bên bố mẹ dị hợp tử đều cho các loại giao tử 0,4AB : 0,4ab : 0,1Ab : 0,1 aB 3 Bên bố mẹ kia dị hợp tử chéo cho các loại giao tử 0,4aB : 0,4Ab : 0,1ab : 0,1 AB ⇒ 0,4ab X 0,1ab = 0,04 lặn - lặn = 4% C: Hai bên bố mẹ đều dị hợp tử chéo cho các loại giao tử 0,3Ab : 0,3aB : 0,2AB : 0,2 ab ⇒ 0,2ab X 0,2ab = 0,04 lặn - lặn = 4% D: Bên bố mẹ kia dị hợp tử chéo cho các loại giao tử 0,42aB : 0,42Ab : 0,08ab : 0,08 AB Bố mẹ còn lại liên kết gen hoàn toàn cho 0,5AB : 0,5ab ⇒ 0,08ab x 0,5ab = 0,04 lặn - lặn = 4% Vậy cả 3 câu trên đều phù hợp. Chỉ có câu B là sai: B: Giao tử: 0,08ab x 0,08ab hoặc 0,08ab x 0,42ab hoặc 0,42ab x 0,42ab đều không phù hợp với dữ kiện đề cho. Câu 32. (1) và (4) cách li trước hợp tử; (2) và (3) là cách li sau hợp tử. Câu 33: Theo bài ra, ta có: số tổ hợp cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ cao nên dễ dàng suy luận được cây lưỡng bội I có KG dị hợp tử đều AB ab suy ra đáp án là A Câu 34. A: sai, vì vi khuẩn cố định nitơ chuyển hóa N 2 thành NH 4 + và NO 3 - C. sai, vì vi khuẩn phản nitrat hóa chuyển hóa NO 3 - thành N 2 D. sai, vì động vật đa bào không có khả năng chuyển hóa nitơ B. đúng, vì thực vật tự dưỡng biến đổi NO 3 - thành NH 4 + ở rễ và mô lá Câu 35. B: đúng Câu 36. A: Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng: chưa biết tần số A/a vì chưa biết cụ thể có bao nhiêu cây mỗi loại B: Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng (100%Aa), có Tần số A/a = 0,5/0,5; quần thể này chưa cân bằng vì không thỏa công thức p2 AA : 2pq Aa : q2 aa; nếu tự phối qua thế hệ tiếp theo mới cân bằng di truyền (0.25AA : 0.50 Aa : 0.25 aa). D: Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng, chưa biết tần số A/a vì chưa biết cụ thể có bao nhiêu cây mỗi loại. C: Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ (100% AA) ⇒ Tần số xuất hiện alen A = 1,0 ; tần số này sẽ không đổi qua các thế hệ vì không thể xuất hiện a qua các thế hệ sau ⇒ quần thể đã cân bằng di truyền (Chọn C) Câu 37. A: đúng B: sai, vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen C: sai, vì ngược lại với giả thiết (A giảm; a tăng so với A tăng, a giảm) D: sai, vì ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen và cũng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể, không phải là nguyên nhân tiến hóa, chỉ tạo nguồn biến dị cho chọn lọc tự nhiên và cho tiến hóa Câu 38. Đáp án A. Câu 39. A: sai, vì chỗ “luôn biểu hiện” phải viết lại là “biểu hiện rõ nhất” mới chính xác B: sai, vì chỗ “kiểu hình giống nhau” phải viết lại là “nhiều đặc điểm tốt nhất” mới chính xác C: sai, vì chỗ “tăng dần” phải viết lại là “giảm dần” mới chính xác D: đúng. Chọn D. Câu 40. Theo bài ra ta có: -Hai cặp gen (A, a) và (B, b) cùng nằm trên cặp NST tương đồng số 1, có hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới. -Cặp gen thứ 3 (D, d) nằm trên cặp NST số 2 nên sẽ xảy ra phân li độc lập với 2 cặp này . -Ta lại có kiểu gen qui định kiểu hình thân thấp, hoa vàng và quả dài = 4 % chỉ có một tổ hợp duy nhất nên: 4 % = x * 25 % ( với 25 % là tỉ lệ dd chiếm 25 % trong phép lai ứng với cặp gen : Dd * Dd) Vậy x = 4 % : 25 % = 16 % Vì hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau nên: f 1 = f 2 suy ra 16 % suy ra ab = 40 %. Vậy cá thể F 1 có kiểu gen dị hợp tử đều AB ab và phép lai tự thụ F 1 x F 1: AB ab x AB ab với tần số hoán vị gen ở mỗi bên cơ thể là 20 % sẽ tạo ra 66 % AB − − (tính theo hệ thức Decarter KH hai trội = 50% + k; với k = 16% là KH hai lặn) (1) - Mà trong phép lai Dd * Dd sẽ tạo ra 75 % D- (2) Từ kết quả (1) và (2) ta có kết quả cuối cùng tính theo lý thuyết cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F 2 chiếm tỉ lệ: 66 % x 75 % = 49,5%. Chọn A. Câu 41. Chọn C. Câu 42. Chọn B. 4 Câu 43. Chọn D. Câu 44. Chọn C. Câu 45. Chọn B. Câu 46. A: P: AABBdd x aabbDD → F1: AaBbDd, hồi giao F1: AaBbDd x AABBdd → F2 có 8 tổ hợp gen: AABBDd, AABBdd, AABbDd, AABbdd AaBBDd, AaBBdd, AaBbDd, AaBbdd Trong các KG trên không có cây có KG AAbbDD. B: F1 có 3 cặp dị hợp ⇒ F2 có 64 tổ hợp gen. Dùng phương pháp tế bào học để xác định các cây có KG AAbbDD trong 64 tổ hợp gen là không khả thi vì các gen khác biệt nhau rất nhỏ, không phát hiện được bằng quan sat tế bào. C: Sai, vì F1 chỉ có dạng AaBbDd, không tồn tại dạng A-bbD- D: Cách này phù hợp, đây là cách tạo ra dòng thuần thường làm Câu 47. A, C, D: sai, vì các trường hợp này đều thuộc dạng biến động theo chu kì, trái với giả thiết B: đúng, đây là dạng biến động không theo chu kì vì không xác định được thời điểm giá rét cụ thể Câu 48.A: đúng, vì năng lượng không được tái sử dụng, phù hợp với giả thiết B: sai, vì năng lượng không được tái sử dụng C. và D. đều sai, vì năng lượng không được tái sử dụng nhưng vật chất tái sử dụng được Câu 49: Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F 2 cho giao phấn với nhau, để có được cây hoa màu trắng ở F 3 thì hai cây hoa màu đỏ được chọn ngẫu nhiên ở F 2 phải có KG AaBb, có xác suất xuất hiện là: 4 4 9 9 x = 16 81 (1) Khi chọn được cặp lai phù hợp thì số cây có KG đồng hợp lặn (aabb) ở F 3 sẽ là: 1 16 (2) Kết hợp kết quả (1) và (2) ta có: tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F 3 là: 16 81 x 1 16 = 1 81 . Chọn C. Câu 50: Theo bài ra ta có: Xét phép lai cho từng cặp tính trạng do từng cặp gen qui định: Aa x Aa → 1 2 1 AA : Aa : aa 4 4 4 Bb x Bb → 1 2 1 BB : Bb : 4 4 4 bb Dd x Dd → 1 2 1 DD : Dd : dd 4 4 4 Ee x Ee → 1 2 1 EE : Ee : ee 4 4 4 Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: 3 4 x 3 4 x 1 4 x 1 4 = 9 256 (1) Số tổ hợp con lai có KG quy định KH mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là: 2 4 C = 6 (2) Từ (1) và (2) ta có: Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: 9 256 x 6= 27 128 . Chọn D. Câu 51. A : sai, vì thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn mất dần, thể dị hợp tồn tại và dần chiếm ưu thế B : đúng vì KG BB và bb giảm, Bb tăng → tần số B/b tịnh tiến về dần về 0,5/0,5 C: sai, vì BB và bb giảm dần → tần số A/a thay đổi theo D: sai, vì alen lặn b vẫn còn tồn tại trong thể dị hợp Bb Câu 52. Chọn A. Câu 53. (1) 3 NST số 18: trán nhỏ, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay (2) 3 NST số 18: dầu nhỏ, sứt môi 75%, tai thấp, biến dạng (3) nhiễm virut HIV (4) ĐBG trội lặn không hoàn toàn (5) ĐBG lặn nằm trên NST X (6) ĐB mất đoạn đầu NST số 21 (7) có thể liên quan đến ĐBG Chỉ có các trường hợp (1), (2) và (6) là có thể nhận biết được qua nghiên cứu tế bào (xem cấu trúc và số lượng NST dưới kính hiển vi). Câu 54. P thuần chủng ⇒ F1 đồng tính. 5 Lai phân tích F1 mà thu được FB với tỉ lệ 3 lặn : 1 trội = 4 tổ hợp lai chứng tỏ có hiện tượng tương tác của 2 gen cùng qui định một tính trạng. A: trắng, B: trắng; A-B- : đỏ, aabb: trắng Sơ đồ lai kiểm chứng: P: AABBb (hoa đỏ) x aabb (hoa trắng) GP: AB ab F1: AaBb (100% cây cho hoa đỏ) Lai phân tích F1: AaBb x aabb G F1 : AB, Ab, aB, ab ab FB: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb 1 đỏ 3 trắng Câu 55. A: đúng theo giả thiết (vì enzim tham gia tháo xoắn là helicase) B và D: đều đúng C: sai, thực tế là enzim ligaza tác động lên cả 2 mạch đơn của AND. Chọn C. Câu 56. Sơ đồ qui trình gồm 3 bước như sau: -Bước 1: Tạo dòng thuần khác nhau. VD: AAbb và aaBB -Bước 2: Lai giữa các dòng thuần để tạo tổ hợp gen mong muốn (dị hợp). VD: AAbb x aaBB → AaBb. -Bước 3: Tự thụ phấn F1 (hoặc giao phối cận huyết) qua một số thế hệ để tái tạo dòng thuần mong muốn. VD: tạo ra AABB và aabb. Đối chiếu lai ta thấy đáp án đúng là D. (3) → (2) → (1) Câu 57. Đáp án A Câu 58: Theo bài ra ta có: Phép lai giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen nhưng thu được 16 tổ hợp, chứng tỏ đã có hai cặp gen nào đó liên kết hoàn toàn với nhau trên một cặp NST và một cặp gen nào đó phân li độc lập nên ta dễ dàng loại được hai đáp án là A và D. Tỉ lệ 9 : 3: 4 là tỉ lệ của tương tác át chế lặn. Kiểu hình thân cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ nhiều chứng tỏ a hoặc b không thể liên kết với D (dị hợp tử chéo) mà chỉ có thể A hoặc B liên kết với D (dị hợp tử đều) ⇒ đáp án B là phù hợp (có thể lập sơ đồ lai để kiểm chứng lại). Câu 59. A: ĐB và di nhập gen đều có thể làm xuất hiện alen mới (Chọn A.) B: Giao phối không ngẫu nhiên: không; di nhập gen: có C: Chọn lọc tự nhiên: không; các yếu tố ngẫu nhiên : có D: Đột biến: có; Chọn lọc tự nhiên: không Câu 60. Chọn A. 6 . Giải chi tiết đề thi đại học môn SINH 2010 - Đề 615 Câu 1. 0,4Aa x (0,5) 3 = 0,05 ⇒ đáp án đúng C. Câu 2. Trường hợp. hợp khác như XY, XO, XXY, XXX… (câu D: sai, giải thích tương tự C). ⇒ đáp án đúng: B. Câu 7. Các trường hợp: B, C, D đều giải thích phù hợp. A: giải thích không phù hợp vì kích thước quần. tảo độc giết cá tôm; B và C: sai, kí sinh → gây hại; D: đúng, hội sinh → một loài có lợi, loài kia không thiệt hại. Câu 29. Dễ dàng nhận thấy A, C và D đều sai, câu B là đúng (nên mô tả bằng

Ngày đăng: 25/07/2015, 08:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w