ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – ĐỀ SỐ 01 PHẦN I: DI TRUYỀN HỌC (33 câu) I1. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ :(11 câu) : 1.Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. 2. Một tác nhân hóa học là chất đồng đẳng của Timin có thể gây ra dạng đột biến nào sau đây khi nó thấm vào trong tế bào ở giai đoạn ADN đạng tiến hành tự nhân đôi? A. Đột biến 2 phân tử Timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau B. Đột biến thêm cặp A-T C. Đột biến mất cặp A-T D. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X 3. Bộ ba nào KHÔNG phải là bộ ba kết thúc trên phân tử mARN? A. 3’AGU5’ B. 5’UAA3’ C. 3’UAG5’ D. 3’GAU5’ 4. Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 5 loại kiểu gen? A. AAaa x AAaa B. AAaa x AAAa C. Aaaa x Aaaa D. Aaaa x Aaaa 5. Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 7 nhóm gen liên kết. Thể ba của loài này có số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào khi đang ở kì giữa của nguyên phân là A. 22 B. 11 C. 15 D. 24 6. Điều gì sẽ xảy ra khi một protein ức chế của một operon cảm ứng bị đột biến làm cho nó không còn khả năng dính vào trình tự vận hành? A. Các gen của operon được phiên mã liên tục B. Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bỡi operon đó được tích lũy C. Sự phiên mã các gen của operon giảm đi D. Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào vùng promoter (P) 7. Các quá trình dưới đây xảy ra trong tế bào một nhân chuẩn : (1) phiên mã; (2) gắn riboxom vào mARN; (3) cắt các intron ra khỏi ARN; (4) gắn ARN polimeraza vào ADN; (5) chuỗi polipeptit cuộn xoắn lại; (6) metionin bị cắt khỏi chuỗi polipeptit Trình tự đúng là A. 413652 B. 413265 C. 412635 D. 132546 8. Một phân tử mARN có cấu tạo từ 3 loại A, U, X. Số loại bộ ba không chứa X là A. 64. B. 9. C. 8. D. 27. 9. Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung của gen tỉ lệ các loại nu A, T, G, X lần lượt là: 10%, 20%, 30%, 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã đòi hỏi mt nội bào 360 nu loại A, trên mỗi mARN có 5 riboxom dịch mã 1 lần. Số lượng nu mt cung cấp cho PM và số lượt ARN đã tham gia dịch mã.là: A. 3600 nu và 5985 lượt tARN B. 7200 nu và 5985 lượt tARN C. 3600 nu và 1995 lượt tARN D. 1800 nu và 2985 lượt tARN 10. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân I diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai : ♀AABb x ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 4 B. 12 C. 15 D. 8 11. Xét 2 cặp NST ở ruồi giấm đực mang cặp gen AB/ab và De/dE. Trong giảm phân có hiện tượng không phân ly của cặp De/dE ở lần phân bào thứ 2. Số loại giao tử có thể hình thành là A. 6. B. 4. C. 8. D. 10 I2. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN: (12 câu): 12. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định sẽ không tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng mộtnhân có cấu trúc di truyền khác. B. Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm trong tếbào chất. C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. D. Cả ti thể, lục lạp đều chứa phân tử ADN chuỗi xoắn kép, trần, mạch vòng, tương tự ADN của vi khuẩn. 13. Khẳng định nào sau đây không chính xác khi nói về mức phản ứng của giống? A. Mức phản ứng của một giống không thể thay đổi qua các thế hệ B. Mức phản ứng do KG quy định nên có thể di truyền được C. Các tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng, các tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp D. Để vượt năng suất tối đa của một giống người ta có thể gây đột biến nhân tạo 14. Lai 2 dòng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng, người ta thu được đồng loạt các cây hoa đỏ. Để kết luận hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng phải có thêm điều kiện. Điều kiện nào dưới đây không đúng? A. Các gen tác động qua lại cùng quy định màu hoa. B. Tính trạng màu sắc hoa do một gen quy định. C. Nếu F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. Nếu lai phân tích F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. 5. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST giới tính X và không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng do gen lặn b trên NST thường. Bố và mẹ đều bình thường về cả hai tính trạng trên đã sinh: Một con trai máu khó đông, da bình thường và một con gái máu bình thường, da bạch tạng. Kết luận nào không đúng? A. Bố, mẹ dị hợp về gen bạch tạng B. Con gái bị bệnh bạch tạng do cả hai bố mẹ. C. Con trai và con gái bị hai bệnh trên đều do bố D. Con trai bị bệnh máu khó đông nhận alen gây bệnh này từ mẹ. 1 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – ĐỀ SỐ 01 16. Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: 1. AaBb x AaBB 2. AaBb x aaBb 3. AAbb x aaBb 4. Aabb x aaBb 5. AaBb x aabb 6. aaBb x AaBB Theo lí thuyết , có bao nhiêu phép lai cho đời con chỉ có 2 loại kiểu hình? A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 17. Ở một loài côn trùng, alen A: cánh dài (trội hoàn toàn) , a: cánh ngắn; alen B: râu dài (trội hoàn toàn), b: râu ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST, di truyền liên kết hoàn toàn. Cho các phép lai sau: 1. aB Ab x ab Ab ; 2. ab aB x Ab AB ; 3. ab Ab x ab Ab ; 4. aB ab x ab aB ; 5. ab AB x aB Ab ; 6. ab AB x ab AB Tính theo lí thuyết, phép lai cho đời con có tỉ lệ KH 3:1 là A. 2,3,4,6 B. 1,2,3,4 C. 1,2,4,5 D. 2,3,5,6 18. Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen (a) quy định thân thấp; gen (B) quy định cánh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa trắng. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều bình thường. Cho phép lai P: (thân cao, hoa đỏ) x (thân thấp,hoa trắng) → F1: 100% thân cao, hoa đỏ. Đem F 1 tự thụ thu được F 2 gồm 4 kiểu hình; trong đó cây thân thấp, hoa đỏ đồng kiểu gen đồng hợp chiếm 1,44%. Cho các nhận kết luận sau: (1) Ở F 1 alen A và B cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể. (2) F 2 gồm 16 kiểu tổ hợp giao tử không bằng nhau. (3) F 2 có kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm 64,44%. (4) Khi lai F 1 với cây thấp, đỏ có kiểu gen dị hợp, thì đời con (F 2-1 ) xuất hiện cây cao, hoa trắng là 6%. Số kết luận đúng: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 19. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho số cá thể mang kiểu gen có 2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ A. 3/32 B. 9/64. C. 81/256. D. 27/64. 20. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBB de DE M n X m N X đã xảy ra hoán vị giữa alen D và d với tần số 40%; giữa alen M và m với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết thì loại giao tử ABDE M N X được tạo ra từ cơ thể này chiếm tỉ lệ: A. 1,5% B. 4,5% C. 1% D. 3% 21. Xét một cá thể đực có kiểu gen AabbDd eg EG . Khi 150 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm tỉ lệ 2%.Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là: A. 36 B. 48 C. 24 D. 30 22. Một số ruồi giấm có một đột biến làm cho chúng bị run rẩy. Những ruồi giấm này được gọi là “ruồi run”. Có một phép lai dưới đây: P: (đực) ruồi run x (cái) ruồi bình thường F1: Tất cả ruồi đực bình thường, tất cả ruồi cái đều là ruồi run. F2: 136 ruồi đực là ruồi run, 131 ruồi đực bình thường,132 ruồi cái là ruồi run, 137 ruồi cái bình thường. Kiểu di truyền nào giúp giải thích tốt nhất cho gen run rẩy? A. Trội nằm trên NST thường hoặc lặn liên kết với NST X. B. Lặn nằm trên NST thường. C. Trội liên kết với NST X. D. Trội liên kết với NST Y. 23. Ở ruồi giấm, xét phép lai P: H d h D h d H D YX ab aB xXX ab Ab . Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cM, khoảng cách giữa 2 gen D và H là 40cM. Theo lí thuyết, đời con có KH mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ A. 37,5% B. 40% C.34,5% D.25% I.3: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ: (4 câu): 24. Cho các phát biểu sau: - (1) Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn. - (2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. - (3) Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường làm tăng biến dị tổ hợp. - (4) Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào tỉ lệ các kiểu hình để suy ra tần số tương đối của các alen trong quần thể. Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu đúng? A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. 25. Cho biết A (cao) trội hoàn toàn so với a (thấp), B (đỏ) trội hoàn toàn so bới b (trắng), các gen thuộc các NST thường khác nhau, P thuần chủng: cây cao hoa đỏ với cây thấp hoa trắng thu được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2, cho toàn bộ F2 tự thụ phấn tạo ra F3. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F3 thì tỉ lệ KH cao , trắng thu được là: A. 66,3% B. 61,5% C. 23,43% D. 39,06% 26. Một loài TV, alen A (hoa đỏ) trội hoàn toàn so với alen a (hoa trắng). Một QT ban đầu gồm các cây hoa đỏ, tiếp tục cho các cây trong QT ban đầu tự thụ phấn,ở thế hệ tiếp theo thu được 10000 cây, trong đó có 200 cây hoa trắng. Cấu trúc di truyền của QT ban đầu là A. 0,92AA : 0,08Aa B. 0,88AA : 0,12Aa C. 0,64AA : 0,32Aa: 0,04aa D 0,12AA : 0,88Aa. 27. Ở người, nhóm máu do gen I có 3 alen nằm trên NST thường; bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do 2 gen lặn nằm trên NST X phần không tương đồng với Y – các alen trội của 2 gen này quy định tính trạng bình thường; tật dính ngón tay 2,3 và tật có túm lông ở tai do 2 gen nằm trên Y ở vùng không tương đồng với X . Số KG tối đa của các gen này là 2 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – ĐỀ SỐ 01 A. 84 B. 156 C. 108 D. 78 I.4. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC:(3câu): 28. Trong kĩ thuật DT, người ta dùng enzim ligaza để A. cắt AND thành đoạn nhỏ B. nối các liên kết hiđrô giữa AND thể cho với plasmit C. nối đoạn AND của tế bào cho vào thể truyền tạo AND tái tổ hợp D. cắt AND thể nhận thành những đoạn nhỏ 29. Cho các giống cây trồng sau đây: 1. Ngô 2. Đậu tương 3. Củ cải đường 4. Đại mạch 5. Dưa hấu 6. Nho Phương pháp tạo ra các giống tam bội có năng suất cao được áp dụng trên: A. 3, 4, 6 B. 2,4,6 C. 1,3,5 D. 3, 5, 6 30. Cho hai phương pháp sau: - Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh. - Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. C. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen trong nhân giống nhau. D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình I.5 DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI: (3câu) : 31. Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu. C. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ. D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao. 32. Hai anh em sinh đôi cùng trứng, vợ người anh có nhóm máu B và thuận tay trái sinh được một con trai có nhóm máu A và thuận tay phải. Vợ người em có nhóm máu O và thuận tay phải sinh được một con gái có nhóm máu B và thuận tay trái. Biết rằng thuận tay phải là trội so với thuận tay trái. Cặp sinh đôi này có kiểu hình. A Nhóm máu B và thuận tay phải B Nhóm máu AB và thuận tay phải C Nhóm máu A và thuận tay phải D Nhóm máu A và thuận tay trái 33. Cho sơ đồ phả hệ sau: Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái khoẻ mạnh là A. 1/8 B. 1/3. C. 1/4 D. 1/6 PHẦN II: TIẾN HÓA: (6 câu): 34.Loài sinh học là một đơn vị phân loại trong tự nhiên, nó có các đặc điểm. 1. là tổ chức cơ bản của sinh giới 2. là đơn vị tồn tại đơn vị tiến hoá của sinh giới 3. là đơn vị sinh sản, là một thể thống nhất, về sinh thái và di truyền 4. là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có tính trạng chung về hình thái và sinh lý A. 2,3,4 B. 1,3,4 C. 1,2,4 D. 1,2,3,4 35. Điều nào sau đây sai? A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội. B. Đột biến là nhân tố có thể làm giàu vốn gen của quần thể. C. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. D. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. 36.Cho các phát biểu sau đây : 1- Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. 2- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi. 3- Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật. 4- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định. 5- Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 37. Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dac uyn và quan niệm hiện đại là: A. Đều xem CLTN là nhân tố chính đóng vai trò chủ đạo trong tiến hóa nói chung cung như hình thành tính thích nghi nói riêng B. Đều xem nguyên liệu tiến hóa là biến dị ( đột biến , biến dị tổ hợp ) C. Đều xem kết quả của CLTN là sự phát triển ưu thế của sinh vật (cá thể hay quần thể) thích nghi D. Đều xem tiến hóa của sinh vật bắt buộc phải có đào thải 38. Đặc điểm về cấu tạo cơ thể xuất hiện sau cùng, chỉ có ở nhánh tiến hóa của loài người không có ở nhánh tiến hóa hình thành nên các loài khác là A. dáng đứng thẳng B. bán cầu não phát triển. C. chi 5 ngón. D. lồi cằm 3 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – ĐỀ SỐ 01 39. Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây, bằng chứng nào không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới? A. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là bi ến dạng của lá. B. Gai của cây hoa h ồng và gai của cây hoàng liên có hình thái giống nhau. C. Hai bên lỗ huyệt của trăn có hai m ấu xương hình vuốt nối với xương chậu. D. Chuỗi α-hêmôglôbin của gôrila ch ỉ khác chuỗi α-hêmôglôbin của người ở hai axit amin. PHẦN III: SINH THÁI HỌC (11 câu): 40. Ổ sinh thái của loài về một NTST là A. ” không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các NTST của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển B. giới hạn sinh thái của NTST đó C. giới hạn sinh thái đảm bảo cho loài thực hiện chức năng sống tốt nhất. D. nơi cư trú của loài đó 41. Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là A. sinh khối ngày càng giảm. B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. D. số lượng loài ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản. 42. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. B. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. D. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể 43. Khi hai loài trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng chúng thường cạnh tranh nhau dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái hẹp cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái hẹp? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Rừng lá rộng ôn đới. C. Thảo nguyên. D. Rừng taiga. 44. Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga. B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên. C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới. D. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới. 45. Tập hợp nào sau đây không phải là QT? 1. Một đàn sói sống trong rừng 2. Một lồng gà bán ngoài chợ 3. Đàn cá rô phi đơn tính sống trong ao 4. Một đàn gà nuôi 5. Một rừng cây Phương án đúng là A. 1,2,4 B. 2,3,5 C. 2,5 D. 2,3,4 46. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chuỗi thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã B. Trong một lưới thức ăn,mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuôc nhiều mắt xích khác nhau 47. Có rất nhiều giải pháp giúp sự phát triển bền vững, biện pháp nào dưới đây KHÔNG phải là biện pháp cho phát triển bền vững? A. Giảm đến mức tối thiểu quá trình khai thác tài nguyên phục vụ cho các ngành công nghiệp, sử dụng các tài nguyên nông nghiệp thay thế. B. Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên và nhân tạo, bảo tồn sự đa dạng các hệ sinh thái trên trái đất. C. Khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường, tái sinh các hệ sinh thái bị tàn phá. D. Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, tạo ra sự bình đẳng giữa các cá nhân. 48. Trong chuỗi thức ăn:Cỏ Hươu Hổ VSV 1. Cỏ là SV sản xuất và cũng là SVTT bậc 1 2. Hươu là SVTT bậc 1và cũng là bậc dinh dưỡng cấp 2 3. Hổ là SVTT bậc 2 và cũng là bậc dinh dưỡng cấp 3 4. Cỏ là SVSX, có bậc dinh dưỡng thấp nhất Các kết luận đúng là A. 1,2,3 B. 2,3 C. 2,4 D. 2,3,4 49. Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp . A. Vật ăn thịt - con mồi. B. Kí sinh. C. Hợp tác. D. Cộng sinh 50. Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn: (1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng (3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm. Trình tự đúng của các giai đoạn là A. (5) (3) (2) (4) (1) B. (1) (2) (3) (4) (5) C. (5) (3) (4) (2) (1) D. (5) (2) (3) (4) (1) 4 . mẹ. C. Con trai và con gái bị hai bệnh trên đều do bố D. Con trai bị bệnh máu khó đông nhận alen gây bệnh này từ mẹ. 1 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – ĐỀ SỐ 01 16. Cho biết mỗi cặp tính trạng do. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – ĐỀ SỐ 01 39. Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây, bằng chứng nào không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới? A. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều. nằm trên Y ở vùng không tương đồng với X . Số KG tối đa của các gen này là 2 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – ĐỀ SỐ 01 A. 84 B. 156 C. 108 D. 78 I.4. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC:(3câu): 28. Trong