1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ca lâm sàng (loét dd tt)

4 1,9K 78

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 32,59 KB
File đính kèm ca lâm sàng (loét dd-tt).zip (33 KB)

Nội dung

chi tiết về căn bệnh loét dạ dàytá tràng với các nguyên tắc, và cách điều trị, giúp người xem hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có phương pháp sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả. Đau dạ dày đông y gọi là vị quản thống là chỉ đau ở vùng thượng vị. Đau dạ dày thường do một số nguyên nhân chính gây nên như: khí trệ, hỏa uất, huyết ứ, hư hàn. Đau dạ dày ngoài việc điều trị bằng thuốc, thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Một số thực phẩm khi ăn có thể có lợi cho dạ dày, tuy nhiên một số thực phẩm khác khi ăn lại cho hại cho dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh đối với những người bị đau dạ dày.

Trang 1

Buổi 1: Ca Lâm Sàng Loét Dạ Dày - Tá Tràng S: Dữ liệu chủ quan ( Subjective data)

O: Dữ liệu khách quan ( Objective data)

A: Đánh giá ( Assessment)

P: Kế hoạch điều trị ( Plan)

** Ca lâm sàng 1 **

S

Tên: Trần Thị H

Giới: Nữ - Tuổi: 80

Lý do vào viện : Đi ngoài phân đen & nôn chất nôn màu cà phê

Diễn biến bệnh:

+ 1 tuần gần nay mệt mỏi, khó chịu vùng thượng vị & buồn nôn

+ Đi ngoài phân đen ngày hôm trước & nôn ra chất nôn màu cà phê hôm nhập viện

Bệnh sử: Tiền sử bệnh Viêm xương khớp

Tiền sử dùng thuốc :

+ Indomethacin: 25mg 1 viên x 3 lần/ngày

+ Voltaren ( Diclofenac): 50mg 1 viên x 2 lần/ngày

+ Cytotec ( Misoprostol): 200µg 1 viên x 2 lần/ ngày

O

* Khám bệnh

Cân nặng: 51 kg

Chiều cao: 1m56

Mạch: 101 lần/phút

Nhiệt độ: 36,5 o C

Huyết Áp: 125/70 mmHg

Nhịp thở: 24 nhịp/ phút

- Bệnh nhân da xanh xao, niêm mạc nhợt, trạng thái lo âu, căng thẳng.

* Các xét nghiệm

Hemoglobin : 85 g/dl ( 125 - 145) => Thấp

Hematocrit: 0,3 ( 0,35 - 0,47)

MCV: 75 fL ( 83 - 92)

MCH: 25 PG ( 27 - 32)

INR : 1,01 => Chỉ số đông máu: để chuẩn đoán xem có phải xuất huyết do thiếu yếu tố đông máu Natri: 141 mmol/l ( 133 - 147)

Kali: 4,0 mmol/l ( 3,4 - 4,5)

Creatinin: 70 µmol/l ( 40 - 80)

Tiểu cầu: 264 x 10 9 /l ( 150 x 10 9 - 450 x 10 9 )

Ure : 20,3 mmol/l ( 1,7 - 8,3) => Cao

A

Nội soi cho thấy : bệnh nhân bị loét môn vị, có rỉ máu

Cầm máu qua nội soi bằng Adrenalin 1/10000

Được kê thuốc: PPI liều tấn công Esomeprazol 80mg IV, Sau đó truyền Esomeprazol liều 8mg/h trong 72h Tiếp dó dùng Esomeprazol liều 40mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày

Mẫu xét nghiêm : H.Pylori Dương tính

P Cần thay đổi thuốc ( 2 Nsaids), Phác đồ điều trị H.Pylori,…

Trang 2

CÂU HỎI:

1/ Những vấn đề cần xem xét điều trị ngay lập tức?

- Loét môn vị, có rỉ máu

- Truyền dịch: tăng lưu lượng tuần hoàn giúp ổn định nhịp tim, tăng bài tiết Ure

2/ Liệt kê các yếu tố nguy cơ gây xuất huyết ở bệnh nhân này.

- Tuổi: 80

- Thuốc: Dùng cùng lúc 2 NSaids

- Nhiễm vi khuẩn: Helicobacter Pylori

3/ Hiệu quả của Cytotec ( Misoprostol) ?

- Liều dùng không có hiệu quả cần phải tăng lên 4 lần/ ngày và loại bỏ bớt 1 thuốc Nsaids

4/ Khuyến cáo về sử dụng các thuốc mà bệnh nhân đang dùng để điều trị bệnh mạn tính?

- Loại bỏ 1 thuốc Nsaids or thay thế Nsaids chọn lọc COX 2 ( Celecoxib, Meloxicam,…)

5/ Nhiễm H.Pylori có làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc tiêu hóa do các Nsaids k ?

- Có Vì H.Pylori tiết enzyme ( Protease, Lipase) thoái hóa chất nhày, tổn hại

biểu mô dd - tt nên sẽ làm nặng thêm tổn thương niêm mạc tiêu hóa do các Nsaids

6/ Khuyến cáo dùng thuốc diệt H Pylori cho bệnh nhân? Liều lượng, thời gian, cách dùng, các tác dụng phụ thường gặp và cách khắc phục?

+ PPI ( Omeprazol): 20mg/ 2 lần/ngày

+ Amoxicillin: 1g/ 2 lần/ ngày

+ Clarithromycin: 500mg/ 2 lần/ ngày hoặc Metronidazol: 500 mg/ 3 lần/ ngày

- Như phác đồ 3 thuốc với nguyên tác : 1 PPI + 2 Kháng sinh

- Thêm : Bismuth Subcitrate : 525mg/ 4 lần/ ngày

Trang 3

** Ca Lâm Sàng 2 **

S

Tên : B

Giới: Nam - Tuổi: 57

Lý do vào viện : Đi ngoài phân đen

Diễn biến bệnh:

+ Cách đây 2 ngày bị đau dạ dày nặng

+ Vài tháng gần đây thỉnh thoảng có triệu chứng khó tiêu

- Hút thuốc nhiều năm

- Suy tim mạn tính nhẹ

Thuốc đang dùng:

+ Enalapril: 5mg/ 2 lần/ ngày

+ Furosemid: 40mg/ ngày được 2 năm

+ Naproxen: 500mg/ 2 lần/ ngày do gần đây ông bị Viêm Khớp

O

* Các xét nghiệm:

Hgb: 10,3 g/dL ( 12 - 18 g/dL)

Plt: 162.10 9 /L ( 150 - 450.10 9 /L)

INR: 1,1 ( 0,8 - 1,2)

HR: 87 nhịp/phút

BP: 115/77 mmHg

A Sau khi nội soi đường tiêu hóa được chuẩn đoán là: Loét tá tràng xuất huyết Đã được tiêm truyền 1,5 L dung dịch sinh lý

P

Cần thay đổi lối sống: hạn chế hút thuốc, tránh ăn ( chua, cay, nóng), ăn uống điều độ đúng giờ

Thuốc: nên được thay thế tạm thời bằng Paracetamol + Codein và kèm theo

thuốc trị loét dd - tt ( PPI, Anti H 2 ,…)

CÂU HỎI:

1/a) Các triệu chứng gợi ý nội soi đường tiêu hóa?

- Khó tiêu, phân đen, đau dạ dày nặng

b) Liệt kê các nguy cơ của ông B với bệnh loét tá tràng?

- Cao tuổi, hút thuốc, dùng Nsaids

c) Chế độ trị liệu đến thời điểm này của ông B đã thích hợp chưa?

- Chưa thích hợp Cần thay thế tạm thời thuốc trị Viêm khớp khác như Paracetamol + Codein kèm theo thuốc trị Loét dd - tt như Omeprazol

2/ Ông B có nên dùng thuốc nào để kiểm soát loét tá tràng xuất huyết không ?

Trang 4

- Dùng PPI như Omeprazol 20mg/ 2 lần/ ngày => từ 4 -6 tuần

3/ Chiến thuật kế tiếp trong điều trị loét tá tràng xuất huyết của ông B là gì?

-Tái khám sau khi dùng PPI liều tấn công ( Omeprazol 20mg/ 2 lần/ ngày) => 4-6 tuần: + Hết bị loét dạ dày tá tràng thì: dùng PPI liều duy trì như Omeprazol 20mg/1 lần/ ngày

=> từ 4 -6 tuần

+ Còn bị loét dạ dày tá tràng:

Cho xét nghiệm H.P: Có HP thì cho phác đồ điều trị HP.

4/ Thuốc nào ông B nên được kê toa khi xuất viện?

- Tim mạch: thuốc cũ Enalapril + Furosemid

- Viêm khớp: Paracetamol 500mg + Codein 30mg

- Trị loét dd - tt : PPI liều tấn công Esomeprazol 20mg/ 2 lần/ ngày

5/ Ông B cần được tư vấn gì?

- Cần thay đổi lối sống: hạn chế hút thuốc, tránh ăn ( chua, cay, nóng), ăn uống điều độ đúng giờ

6/ Theo dõi trong điều trị với ông B thế nào?

- Tái khám sau 4 -6 tuần:

+ Nếu đã hết loét dd - tt thì quay lại dùng Nsaids cổ điển trị Viêm khớp + Misoprostol để bảo vệ niêm mạc - dạ dày + Esomeprazol duy trì ( 20mg/ 1 lần/ ngày) và theo dõi hàng năm + Nếu chưa hết: cần xét nghiệm H.Pylori Nếu dương tính thì cần có phác đồ trị H.Pylori

Ngày đăng: 24/07/2015, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w