1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT Thuận Thành số 1 tỉnh Bắc Ninh năm 2013 môn văn

3 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 145,73 KB

Nội dung

SỞ GD &ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 -2013 Môn : Ngữ văn Thời gian làm bài : 150 phút. Câu 1 ( 6 điểm) Đọc truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân, người đọc đã có những cách gọi khác nhau về nhân vật người vợ nhặt như : Người đàn bà vô sỉ, người đàn bà tự trọng, người đàn bà liều lĩnh, người đàn bà mực thước. Theo đồng chí, nhân vật người vợ nhặt là ai trong số những người đàn bà nêu trên? Hãy viết về điều đó. Câu 2 ( 14 điểm) Người ta kể rằng đời xưa có một thi sĩ Ấn Độ trông thấy con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương cảm quá, khóc nức lên, quả tim hoà cùng một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Đồng chí hiểu câu chuyện trên như thế nào? Chứng minh qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lorca” – Thanh Thảo. - Hết – SỞ GD $ ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2012- 2013 Môn thi : Ngữ Văn Câu Nội dung hướng dẫn chấm Điểm 1 *Yêu cầu về kỹ năng : - Bài viết có bố cục rõ ràng, khoa học - Diễn đạt mạc lạc trong sáng, cảm xúc. - Giáo viên có thể trình bày theo nhiều cách, vận dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau ( Nghị luận, tự sự, biểu cảm ). *Yêu cầu về kiến thức : - Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm, tác giả, nhân vật cô vợ nhặt. - Giải thích nguyên nhân dẫn đến cách gọi tên khác biệt của người đọc: + Hình tượng nghệ thuật luôn có tính mở – nhà văn đối thoại với người đọc. + Do cách nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau => Cách gọi ( cách đánh giá khác nhau( Cái nhìn khách quan bề ngoài; cái nhìn bản chất , nhân đạo). - Hình ảnh cô vợ nhặt với cái nhìn nhiều chiều : + Hoàn cảnh xuất hiện : Nạn đói năm 1945, xác người chết đói ngập đường. + Hình dáng : Xâú xí, thô kệch. + Cử chỉ, ngôn ngữ : Cong cớn, chao chát, chỏng lỏn. + Hành động thô lỗ : ăn một chặp bốn bát bánh đúc, chấp nhận theo không anh cu Tràng => Ngưòi đàn bà có phần trơ tráo, vô sỉ => Nạn nhân của hoàn cảnh, cái đói đã làm biến dạng tính cách con người => Cái nhìn bề ngoài, khách quan + Thị chấp nhận theo không anh cu Tràng – một người mà đến bản thân cũng không biết có nuôi nổi không , một nơi bám víu rất mong manh, lại chỉ bằng mấy câu hò đùa. => Người đàn bà để bám lấy sự sống trở nên liều lĩnh + Về nhà, trước ánh mắt của những người hàng xóm,Thị ngượng nghịu , thẹn thùng. Trước căn lều rách nát, Thị biết nén một tiếng thở dài chấp nhận hoàn cảnh. Trước ánh mắt nhìn của người mẹ, Thị cũng vân vê tà áo rách, mặt cúi gằm bởi tủi phận ,mặc cảm của nàng dâu “nhặt”. Trong bữa cơm ngày đói Thị đón nhận bát cháo cám nghẹn bứ cổ điềm nhiên và vào miệng . => Đó là một người đàn bà giàu lòng tự trọng, ý thức sâu sắc về cảnh ngộ của mình. + Sáng hôm sau, Thị hiện rõ là người đảm đang tháo vát, thu dọn quét tước nhà cửa, cung cách ứng xử dịu dàng, đúng mực => Người đàn bà mực thước, hiền hậu - bản năng của người phụ nữ. 0,5 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 => Đó còn là người đàn bà hiện thân của sự sống và khát vọng sống (Hành động bám lấy anh Tràng, ý thức vun vén nhà cửa, trân trọng hạnh phúc bằng những hành động nhỏ nhất trong bữa cơm ngày đói) => Cái nhìn nhân đạo - Vị trí nhân vật trung tâm trong tác phẩm => Gửi gắm tư tưởng của nhà văn Kim Lân : Ca ngợi tình người và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. 1,0 1,0 2 *Yêu cầu về kỹ năng : - Gv nắm được các thao tác nghị luận giải thích, chứng minh, kết hợp bình luận - Bài viết có bố cục rõ ràng, khoa học - Diễn đạt mạc lạc trong sáng, cảm xúc *Yêu cầu về kiến thức : 1. Giới thiệu câu chuyện và dẫn dắt đến bài thơ” đàn ghi ta của Lorca” 2. Giải thích - Câu chuyện đề cập đến nguồn gốc và đặc trưng quan trọng đầu tiên của thơ ca đó là nguồn cảm xúc mãnh liệt. - Đặc trưng của văn học là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm cá nhân của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Do đó văn chương chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống, khi có sự thôi thúc mãnh liệt của con tim. Cảm xúc mãnh liệt vừa là điều kiện , vừa là phẩm chất của người nghệ sĩ trong nghệ thuật. 3. Chứng minh qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca. Xúc động trứơc cuộc đời và số phận của Lorca, ấn tượng về những hình ảnh và nhạc điệu trong thi phẩm Lorca, Thanh Thảo đã khắc hoạ thành công hình tượng người chiến sĩ, nghệ sĩ Lorca: + Hình tượng Lorca : Lorca xuất hiện trên phông nền văn hóa Tây Ban Nha và bối cảnh thời đạị; Lorca - nghệ sĩ lãng du bay bổng với những giai điệ u mới với khát vọng cách tân nghệ thuật; Lorca – chiến sĩ chống phát xít đấu tranh cho tự do. ( Khổ 1) + Cái chết bi phẫn của Lorca: chú ý phân tích các hình ảnh áo choàng bê bết đỏ, âm thanh tiếng đàn qua một loạt ẩn dụ, tượng trưng. ( Khổ 2,3) + Tiếng nói đồng cảm của Thanh Thảo với bi kịch của Lorca và khát vọng cách tân đành dang dở; hình ảnh “Giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng”( Khổ 4 ) + Những suy tư về cái chết của Lorca, sự tri âm của nhà thơ với người nghệ sĩ ( 9 dòng thơ cuối). + Nghệ thuật bài thơ: Kết cấu tự sự đan xen trữ tình, lối thơ tự do phóng túng phù hợp phong cách nhân vật được nói đến. Âm hưởng nhạc đệm ghi ta Hình ảnh tượng trưng , siêu thực. Kết hợp ấn tượng thơ phương Đông và tư duy thơ phương Tây. 4. Tổng kết đánh giá về giá trị tư tưởng nghệ thuật, vai trò của yếu tố cảm xúc trong bài thơ. 0,5 3,0 3,0 3,0 1,0 1,0 1,5 1,0 . SỞ GD &ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2 012 -2 013 Môn : Ngữ văn Thời gian làm bài : 15 0 phút. Câu 1 ( 6 điểm) Đọc truyện. BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2 012 - 2 013 Môn thi : Ngữ Văn Câu Nội dung hướng dẫn chấm Điểm 1 *Yêu cầu về kỹ. trong số những người đàn bà nêu trên? Hãy viết về điều đó. Câu 2 ( 14 điểm) Người ta kể rằng đời xưa có một thi sĩ Ấn Độ trông thấy con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ

Ngày đăng: 24/07/2015, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN