SỞ G D & Đ T GIA LAI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1(2.0điểm). Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ". 1. Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Mô tả cảnh tượng gì? 2. Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản, hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3. Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? Câu 2 (3.0 điểm) "Tôi thà làm một ngôi sao băng rực rỡ còn hơn làm một hành tinh vĩnh cửu nhưng mờ nhạt và tôi muốn mỗi nguyên tử của tôi bốc cháy trong ánh sáng chói lọi" (J.Lơnđơn) Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên. Câu 3.(5.0 điểm). Cảm nhận của Anh/chị về vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ qua nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi). Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. ………………………… Hết …………………………… Họ và tên của thí sinh: ………………………… Số báo danh: ……………………………….…… Chữ ký của giám thị 1: ………………………….Chữ kí của giám thị 2:………………… ………. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: VĂN, Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0.5 (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 đ) Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ nhà văn Thạch Lam viết: "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ" (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2007, tr 99) Vậy theo em, sự xuất hiện của đoàn tàu đêm với những "toa đèn sáng trưng" từ Hà Nội về có ý nghĩa như thế nào với người dân phố huyện nghèo nơi đây? - Hình ảnh đoàn tàu đêm: 1.00 - Sự xuất hiện của người gác ghi - Ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất… - Tiếng còi tàu, tiếng xe, tiếng hành khách. - Tàu rầm rộ đi tới - Ý nghĩa hình ảnh: 1.00 - Hoạt động cuối cùng của đêm. - Mang theo một thế giới khác đi qua (Sự sống sôi động, ánh sáng rực rỡ) - Gợi lại những kỉ niệm về Hà Nội. -> Hình ảnh đoàn tàu phải chăng chính là sự trả lời cho câu hỏi của Thạch Lam. Nhà văn phát hiện ước mơ ở con người lao động bé nhỏ Ước mơ (một cái gì đó) => mơ hồ Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa. Câu 2 (3.0 đ) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; Cần làm rõ các ý chính sau: Ý1. Giải thích ý kiến 0.50 - Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người 0.25 - Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quí giá; đừng để lãng phí thời gian. 0.25 Ý2. Suy nghĩ về câu nói 2.00 -Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc . 0.50 - Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn. 0.50 - Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. 0.50 - Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày. 0.50 Ý 3. Bài học nhận thức và hành động 0.50 - Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quí trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. 0.25 - Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống. 0.25 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5.0 điểm) Câu 3a Theo chương trình Chuẩn Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2012) a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí. Cần nêu được các ý chính sau: - Nêu cách hiểu về giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học: Tình yêu thương con người, trân trọng những khát vọng của con người. 1.00 - Giá trị nhân đạo của “Vợ nhặt”: 4.00 + Sự cảm thông chân thành trước cảnh ngộ khốn cùng và số phận bất hạnh của người nông dân trước thảm hoạ cái đói năm 1945. 1.00 + Trân trọng, tin tưởng khám phá những vẻ đẹp tâm hồn và khao khát sống mãnh liệt của những con người bị cái đói đẩy vào hoàn cảnh “cùng đường tuyệt lộ”. 1.00 + Tác giả đã gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân, phát xít đã gây ra thảm cảnh cho con người. 1.00 + Niềm tin qua dự cảm tương lai tươi sáng. 1.00 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu3.b (5.0 đ) Vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí. Cần nêu được các ý chính sau: Ý 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm. - Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con 0.25 người bình dị trong nạn đói thê thảm. - Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. 0.25 Ý 2. Về nhân vật người vợ nhặt 2.00 - Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trongba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. 0.50 - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: 1.50 + Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. 0.50 + Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ. 0.50 + Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan. 0.50 Ý 3.Về nhân vật người đàn bà hàng chài 2.00 - Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. 0.50 + Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. 0.50 + Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. 0.50 + Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. 0.50 Ý 4. Về sự tương đồng và khác biệt trong vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật 0.50 - Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả haiđều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực 0.25 - Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực 0.25 Câu 3b - Giới thiệu nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ Nhặt. Giới thiệu và nhận xét khái quát giá trị của tình huống truyện 0,5 điểm 0,5 điểm - Phân tích tình huống tuyện + Định danh tình huống truyện : Việc anh Tràng ế vợ lại nhặt được vợ dễ dàng giữa những ngày đói 0,25 điểm + Sự phát triển của tình huống truyện : * Không khí vui hẳn lên của những đứa trẻ 0, 25 điểm * Cái nhìn ngơ ngác đầy thương cảm và lo lắng của mọi người trong xóm 0, 25 điểm * Sự ngạc nhiên, trạng thái tâm lí phức tạp của Cụ Tứ 0,7 5 điểm * Trạng thái hạnh phúc ngập tràn và ngỡ ngàng của Tràng 0, 5 điểm - Ý nghĩa của tình huống : + Niềm thương cảm của nhà văn về số phận con người và lời tố cáo tội ác của chiến tranh. 0, 5 điểm + Thể hiện lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc, lòng nhân ái và niềm tin vào cuộc sống của những con người nghèo trong hoạn nạn. 0,5 điểm - Khẳng định giá trị của tình huống đối với việc thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm 0,5 điểm - Khẳng định tài năng, sở trường trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân . 0,5 điểm * Lưu ý : Hội đồng chấm thi có thể chi tiết hóa hơn các phần điểm của đáp án trên cơ sở tổng điểm của mỗi ý không thay đổi. Câu 3.b. (Không bắt buộc, nhưng thí sinh cũng nên nêu khái niệm về thể loại Tùy bút: là thể thể loại văn học trung gian giữa tự sự và trữ tình) A. SÔNG ĐÀ HUNG BẠO, HIỂM ÁC (Vẻ đẹp kì vĩ và dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc) 1. Sông Đà hung bạo − Nét dữ dội đầu tiên của con sông là những thác nước gầm réo muôn đời: Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. − Con sông chợt trở nên hung bạo hơn khi sóng nước reo hò làm thanh viện cho đá, mặt nước hò la vang dậy quanh mình ùa vào mà bẻ gãy cán chèo ( ). Có lúc chúng đội cả thuyền lên. 2. Sông Đà hiểm ác − Có những quãng sông đầy thác ghềnh, lòng sông như bày một thạch trận chực nuốt chìm những con thuyền non tay lái: Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng, đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông, đòi ăn chết cái thuyền. − Phép nhân hóa được tận dụng để tả thạch trận mà khúc sông đã bày ra theo một chiến thuật hiểm ác: Vòng đầu vừa rồi nói mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh này nằm nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Bên cạnh hình ảnh hung bạo, hiểm ác là hình ảnh con sông Đà hiền hòa, thơ mộng, hai bờ sông tràn đầy cảnh sắc tươi vui. B. SÔNG ĐÀ THƠ MỘNG, HIỀN HÒA 1. Con sông thơ mộng được mô tả từ trên cao: Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc Nước sông đổi thay tùy mùa tiết: Mùa xuân dòng xanh như ngọc bích Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ 2. Con sông hiền hòa − Có những quãng ven sông lặng tờ: Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi và bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. − Nét hiền hòa ấy làm cho cảnh vật trở nên gợi cảm, làm cho khách trên đò chợt mơ màng như nghe tiếng con hươu đang thủ thỉ: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương ( ) của một chuyến xe lửa đầu tiên" trong tưởng tượng của tác giả. − Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ được vận dụng: Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải 3. Hai bờ sông Đà tràn ngập cảnh sắc tươi vui của một cuộc sống mới đang bắt đầu, nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa ( ) một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm ( ), đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Nhìn chung, cái đẹp của sông Đà có khi do những nét hùng tráng, dữ dội, có khi từ những dáng nét, thanh sắc êm dịu, mượt mà được thể hiện bằng một phong cách độc đáo, tài hoa với những hình ảnh chọn lọc, từng ngôn từ chuẩn mực, tài hoa, câu, đoạn văn giàu tính nhạc. C. Cái tôi trữ tình của tác giả. - Giọng điệu trữ tình tha thiết qua những câu văn bộc lộ tình yêu tha thiết về quê hương dắt nước: Chao ôi, trong con sông….; Chao ôi, thấy thèm được giật mình… - Nhìn sông Đà như một cố nhân III. KẾT LUẬN - Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên và con người trong hòan cảnh khắc nghiệt, đồng thời cảm nhận thiên nhiên và con người ở cả phương diện thẩm mĩ, tài hoa. - Hình tượng hóa quê hương, đất nước sau khi hòa bình lập lại qua hình ảnh con sông đầy sức sống. Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà chính là áng thơ trữ tình bằng văn xuôi ca ngợi tổ quốc giàu đẹp, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống mới đang diễn ra trên đất nước ta.