bộ đề kiểm tra văn 7,8,9 học kì 1 và 2

34 516 0
bộ đề kiểm tra văn 7,8,9 học kì 1 và 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm: (2đ) Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng : Câu 1. Văn bản "Tôi đi học" – Thanh Tịnh thuộc thể loại nào ? A. Bút ký B. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn D.Tuỳ bút Câu 2. Nhà văn Nguyên Hồng quê ở đâu? A. Ngoại ô thành phố Huế C. Ngoại thành Hà nội B. Thành phố Nam Định D. Tỉnh Hà Nam Câu 3. Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ : " Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác". Theo em , nghĩa khác của cái đáng buồn ấy là gì? A. Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm. B. Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết. C. Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối. D. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết Câu 4. Trong các từ sau, từ nào không thuộc trường từ vựng "mắt": A. Cận thị B. Tinh anh C. Sắc D. Trắng trẻo Câu 5. Từ nào sau đây thuộc từ tượng thanh: A. Ào ào B. lướt thướt C . Cặm cụi D. Hì hục Câu 6. Câu nào sau đây không có thán từ? A. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. B. Không, ông giáo ạ! C. Thế nó cho bắt à? D. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? Câu 7: Câu nào là câu ghép trong các câu sau đây ? A. Sông Hồng nước đỏ ngầu phù sa. B. Ai học hành thế nào thì người đó đạt kết quả thế ấy. C. Khi mùa hè đến, hoa phượng nở đỏ rực. D. Chăm chỉ học tập là đáng khen. Câu 8: Thế nào là thuyết minh theo cách phân loại? A. Chia nhỏ đối tượng thành từng phần, từng phương diện . B. Chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng nhóm để giới thiệu. C. Làm cho kiến thức trừu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu. D. Quy sự vật cần thuyết minh vào loại sự, vật hiện tượng nào đó? Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1. (2.5 điểm) Chép thuộc lòng 4 câu thơ cuối bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn"của Phan Châu Trinh và trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ đó. Câu 2 ( 5.5 điểm) Hãy kể về một kỷ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà mình yêu thích. HẾT PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I. NĂM HỌC: 2014-2015 I. Trắc nghiệm: (2đ) Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D D A C B B II. Tự luận Câu 1. (2.5 điểm) * Chép thuộc lòng 4 câu thơ, không sai từ, lỗi chính tả. 0.5 điểm * Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ: Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con! "Đập đá ở Côn Lôn" – Phan Châu Trinh * Trình bày cảm nhận về đoạn thơ cần đảm bảo các ý sau: - Nghệ thuật: hai câu luận tác giả sử dụng hiệu quả các vế đối cùng những hình ảnh thơ có sức gợi hình, gợi cảm. 0.5 điểm - Nội dung : + Khẳng định khí phách kiên cường, tinh thần cứng cỏi, trung kiên không sờn lòng đổi chí của người chiến sĩ cách mạng. 0.75 điểm + Khẳn định con người với những công việc mang tầm vóc lớn lao hi sinh vì Tổ quốc coi việc tù đày chỉ là chuyện con con. 0.75 điểm Nếu không viết đúng hình thức đoạn văn (trừ 0.5 điểm) Câu 2. (5.5 điểm)Yêu cầu chung + Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm +Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết + Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng + Bố cục rõ ràng * Mở bài: 0.5 điểm Dẫn dắt và giới thiệu được kỷ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà mình yêu thích ( cần chỉ rõ con vật đó là con gì, kỷ niệm đáng nhớ là gì) . * Thân bài : 4.5 điểm + Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí. (1.5 điểm) - Nêu được sự việc mở đầu, - Nêu được sự việc phát triển – cao trào - Nêu được sự việc kết thúc - Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ để thể hiện một kỷ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà mình yêu thích trong câu chuyện. + Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và con vật nuôi (1.5 điểm) - Đó là kỉ niệm nào - Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ. Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với con vật nuôi. Nội dung câu chuyện phải sáng rõ và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. (0.5 điểm) * Kết bài: 0.5 điểm Bộc lộ suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc về kỷ niệm mà mình vừa kể. Cho điểm : * Điểm 5 - 5.5 : Đảm bảo các yêu cầu trên, nội dung sâu sắc, lời văn hấp dẫn ,bài viết giàu cảm xúc và chân thành, có liên hệ mở rộng khi phân tích , không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, trình bày rõ, bố cục hoàn chỉnh . * Điểm 4 – 4.5 : Đảm bảo tương đối tốt những yêu cầu trên sai không quá hai lỗi chính tả ,dùng từ . * Điểm 3 – 3.5 : Nắm được yêu cầu của đề bài, đảm bảo các nội dung cơ bản ,diễn đạt trôi chảy ,sai không quá 4 lỗi. *Điểm 2 – 2.5 : Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm. * Điểm 1- 1.5 : Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra. PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm: (2đ) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án trả lời đúng : Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một con người như thế ấy! Một con người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ( " Lão Hạc"- Nam Cao ) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự kết hợp với biểu cảm. C. Tự sự kết hợp với nghị luận. B. Tự sự kết hợp với miêu tả. D. Miêu tả kết hợp với nghị luận. Câu2: Đoạn văn được kể bằng lời của ai ? A. Tác giả. B. Vợ ông giáo C. Ông giáo. D. Binh Tư Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ? A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện. B Sự mâu thuẫn trong lời nói và việc làm của lão Hạc. C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc. D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện. Câu 4: Dấu ba chấm được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng : A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo. B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 5: Câu: Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? là câu gì ? A. Câu trần thuật. C. Câu nghi vấn. B. Câu cảm thán. D. Câu cầu khiến Câu 6: Trong câu: Hỡi ơi lão Hạc! có sử dụng loại từ nào? A. Trợ từ. B. Thán từ. C. Tình thái từ. Câu 7:Trong đoạn văn trên từ nào là trợ từ? A. Đã B. Cũng. C. Như. D. Cứ Câu 8: Cụm từ:"cũng theo gót Binh Tư" trong câu: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ?" sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nói quá B. Nói giảm, nói tránh. C. So sánh D. Liệt kê. II. Tự luận: 8đ Câu 1: (3đ) Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng người tù chiến sĩ trong đoạn thơ sau: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu. (Tố Hữu – Khi con tu hú ) Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một sự vật ( cái nón lá, áo dài, cây lúa, cái phích nước ) - Hết - PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II. TRƯỜNG THCS LỘC HẠ NĂM HỌC: 2014-2015 I. Trắc nghiệm: (2đ) Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D D C B B B II. Tự luận Câu 1: (3đ) Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng ngưòi tù chiến sĩ qua đoạn thơ: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu. (Tố Hữu – Khi con tu hú ) -Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm "Khi con tu hú", trích đoạn thơ và nội dung phân tích (tâm trạng của người tù chiến sĩ) 0.5 đ Trình bày cảm nhận về đoạn thơ cần đảm bảo các ý sau: + Sự đau khổ, uất ức, ngột ngạt được diễn tả một cách trực tiếp qua một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, những động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất , những từ cảm thán: ôi, làm sao, chết uất thôi 0.5đ + Niềm khao khát cháy bỏng muốn phá tan chế độ tù đày, gông xiềng, muốn thoát khỏi phòng giam tù túng, chật chội của chế độ đế quốc, thực dân. 0.5đ +Tiếng chim tu hú vang vọng vào nhà giam như thiêu đốt tâm can như giục giã người tù chiến sĩ trở về với cuộc sống tự do, với anh em, đồng chí. 0.5đ +Từ tâm trạng của nhà thơ chiến sĩ ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do cháy bỏng. đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. 0.5đ + Nghệ thuật: thể thơ lục bát, sử dụng nhiều động từ mạnh, những từ ngữ gợi tả tâm trạng, cách ngắt nhịp tập trung khắc hoạ sinh động rõ nét tâm trạng của nhà thơ- người chiến sĩ cách mạng bất khuất vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục. 0.5đ Câu 2: (5 đ) Thuyết minh về một sự vật ( cái nón lá, áo dài, cây lúa, cái phích nước ) Nội dung: bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau : * Mở bài : Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh (0,5 đ) * Thân bài Học sinh có nhiều cách sắp xếp ý trong bài, có thể gồm các nội dung sau: - Thuyết minh về nguồn gốc, xuất xứ . (0,5 đ) - Thuyết minh về cấu tạo, đặc điểm nổi bật. (1,5 đ) - Thuyết minh về quá trình hình thành hoặc sản xuất, những địa danh nổi tiếng gắn với vật thuyết minh (1 đ) - Thuyết minh về giá trị (kinh tế, văn hoá, )(0,5 đ) - Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm (0,5đ). * Kết bài : Khẳng định giá trị, sức sống của đôí tượng thuyết minh với đời sống của con người, với xã hội hiện đại.(0,5 đ). Hình thức: - Bố cục có đủ 3 phần, đúng thể loại thuyết minh. - Trình bày bài viết đẹp, chữ viết rõ ràng, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, dấu câu, diễn đạt,… Cho điểm * Điểm 5 : Đảm bảo tương đối tốt những yêu cầu trên sai không quá hai lỗi chính tả ,dùng từ . * Điểm 3-4: Nắm được yêu cầu của đề bài, đảm bảo các nội dung cơ bản ,diễn đạt trôi chảy ,sai không quá 4 lỗi. *Điểm 2-3 : Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm. * Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra. - Giáo viên tuỳ vào bài làm của học sinh để cho điểm PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ________________________ I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm ) Câu 1: Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng : 1/ Truyện ngắn "Làng"của Kim Lân viết về đề tài gì? A. Người tri thức . C. Người nông dân B. Người phụ nữ D. Người lính. 2/ Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận được in trong tập thơ nào? A. Đất nở hoa . C. Lửa thiêng B. Trời mỗi ngày một sáng. D. Hương cây bếp lửa 3/Chủ đề chính của truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. B. Trân trọng những khát khao sáng tạo trong nghệ thuật. C. Nói lên quan niệm về hạnh phúc: hạnh phúc là phải biết hi sinh vì người khác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung. D. Đề cao bản lĩnh của mỗi người trong việc lựa chọn con đường đi của mình trong cuộc sống. 4/ Trong câu thơ: “ Chỉ cần trong xe có một trái tim ” Có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A.So sánh. B. Hoán dụ C.Ẩn dụ. D.Nhân hóa 5/ Thành ngữ “nói nước đôi” có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm lịch sự B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức 6/ Từ :ngọn” trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc ? A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu ) B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu ( Bằng Việt ) C.Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.( Bằng Việt ) D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy.( Chính Hữu ) Câu 2: Điền từ còn thiếu trong phần trích dưới đây , tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật , lời dẫn II. Phần tự luận ( (8 điểm ) Câu 1: 2 điểm "Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim" ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật ) Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày thành một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó) Câu 2: 6 điểm Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa HẾT PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm ) Câu 1 ( 1,5 điểm ) Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 [...]... của đề bài, đảm bảo các nội dung cơ bản ,diễn đạt trôi chảy ,sai không quá 4 lỗi *Điểm 2- 3 : Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm * Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LỘC HẠ NĂM HỌC 2 014 -2 015 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 12 0 phút (Không kể thời gian giao đề) I Phần trắc nghiệm (2 điểm)... * Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra 1, 5 0,5 0,5 Tổng 8.0điểm PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊNH NĂM HỌC 2 014 -2 015 TRƯỜNG THCS LỘC HẠ Môn: Ngữ văn – Lớp 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) I TRẮC NGHIỆM: (3.0 diểm) Phần 1 (2. 0 điểm) : Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất Câu 1: Bài... Câu 2 (5.0 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2 014 -2 015  TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Phần I (2. 0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0 .25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A C B D D C A Phần II (1. 0 điểm): HS ghép đôi đúng mỗi cặp (0 ,25 điểm) : 8 D 1 +A ; 2 + C ; 3 + D ; 4 + B  TỰ LUẬN (7.0 điểm): Câu 1: - Học sinh ghi lại chính xác (1. 0... cách làm nhưng thiếu một vài ý, sai không quá 5 lỗi các loại - Điểm 2, 5 – 3.0: Cảm nghĩ sơ sài, thiếu nhiều ý, bài viết lủng củng, mắc nhiều lỗi - Điểm 2- 1: Dành cho những bài viết bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2 014 -2 015 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Giải thích nghĩa... Câu 2: (5.0 điểm) Từ bài “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và “hành” - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC KỲ MÔN: NGỮ VĂN 8 I PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2, 0 ĐIỂM) Câu Nội dung 1 D Tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ Điểm 0 ,25 2 3 4 C 19 42 A Tình yêu quê hương D Thể loại 0 ,25 0 ,25 0 ,25 ... viết đẹp, chữ viết rõ ràng, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, dấu câu, diễn đạt,… - Giáo viên tuỳ vào bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2 013 ĐỀ CHÍNH THỨC 2 014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút I Trắc nghiệm: (2 ) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu của phương án trả lời đúng nhất: Hỡi ơi lão... đoạn văn trên ? A Tự sự C.Nghị luận B Miêu tả D Biểu cảm II.Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 (2 iểm) Viết 1 đoạn văn giới thiệu về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Câu 2 (6điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh - HẾT - PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐÁP ÁN ĐỊNH MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS LỘC HẠ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2 014 -2 015 I Phần trắc nghiệm (2. .. giám thị 2: …………… HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2 013 - 2 014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 ( 2 ) Câu 2 ( 3Đ) Câu 3 ( 5đ) - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định - Một số kiểu hành động nói thường gặp là: hành động trình bày, hành động hỏi, hành động bộc lộ cảm xúc… ( kể đúng được hai hành động... ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM 2 014 - 2 015 Câu Câu1 - HS giải thích được: 2d Nội dung + Nghĩa đen: Ăn quả phải nhớ đến người đã trồng ra cây ấy Điểm 1 + Nghĩa bóng: Được thừa hưởng thành quả hôm nay phải luôn nhớ 1 đến công lao người đã gay dựng nên thành quả ấy Câu2 -Nêu đúng khái niệm của câu đặc biệt: 0.5đ 1d 0 .25 -Lấy được ví dụ -Biết xác định câu đặc biệt Câu3... Điểm 2- 3: Xác định được yêu câu của đề ra Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên Nhưng lập chưa chặt chẽ - Điểm 1- 2: Xác định được yêu cầu của đề ra Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên Trình bày cẩu thả - Điểm 0: Bài nộp giấy trắng Hết - ĐỀ KHẢO SÁT HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian :90 phút (Không kể thời gian giao đề) I PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2, 0 ĐIỂM) Khoanh tròn vào . của đề, làm lạc hướng của đề bài ra. PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2 014 -2 015 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 12 0 phút (Không kể thời gian giao đề) I của đề, làm lạc hướng của đề bài ra. - Giáo viên tuỳ vào bài làm của học sinh để cho điểm PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LỘC HẠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2 014 -2 015 MÔN: NGỮ VĂN. MÔN: NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2 014 -2 015 I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm ) Câu 1 ( 1, 5 điểm ) Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0 .25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A B D A Câu 2: Điền

Ngày đăng: 24/07/2015, 12:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thời gian :90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan