1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi+Đáp án cuoi nam Văn 6

4 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học: 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng nhất để viết vào tờ giấy thi. 1. Truyện “Thánh Gióng” thuộc loại truyện nào trong truyện cổ dân gian Việt Nam? A. Thần thoại B. Cổ tích thần kì C. Truyền thuyết D. Truyện ngụ ngôn 2. Trong câu: “Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” (Trích “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”) có mấy cụm danh từ? A. Một cụm danh từ B. Hai cụm danh từ C. Ba cụm danh từ D. Bốn cụm danh từ 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau: “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy ” (Trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Tô Hoài) A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ 4. Văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân viết về thiên nhiên và con người lao động ở vùng biển thuộc tỉnh nào? A. Thái Bình B. Hải Phòng C. Quảng Ninh D. Thanh Hoá 5. Bài thơ “Lượm” của Tố Hữu được sáng tác vào năm nào? A. Năm 1949 B. Năm 1950 C. Năm 1951 D. Năm 1952 6. Văn bản “Sông nước Cà Mau” là của tác giả nào dưới đây? A. Tạ Duy Anh B. Đoàn Giỏi C. Võ Quảng D. Duy Khán 7. Những từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc từ loại nào? “Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.” (Trích “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới) A. Tính từ B. Danh từ C. Động từ D. Phó từ 8. Mục đích của đoạn văn tự sự là gì? A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc B. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người C. Trình bày diễn biến sự việc D. Nêu nhận xét, đánh giá PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ? Câu 2: (6,0 điểm) Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em vào một buổi sáng đẹp trời. HẾT PHÒNG GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN 6 Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau: PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết lại câu trả lời đúng nhất (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm. - Đáp án: Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C. Truyền thuyết 5 A. Năm 1949 2 B. Hai cụm danh từ 6 B. Đoàn Giỏi 3 A. So sánh 7 A. Tính từ 4 C. Quảng Ninh 8 C. Trình bày diễn biến sự việc PHẦ N II: Tự luận (8,0 điểm) Câu Yêu cầu về nội dung Điểm Câu 1 (2,0 điểm) a) Học sinh trả lời được khái quát nội dung của bài thơ: - Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch - Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân - Thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ b) Học sinh nêu khái quát về nghệ thuật của bài thơ: + Thể thơ năm chữ , kết hợp tả, kể, biểu cảm + Có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động (HS có thể nêu thêm được: sử dụng phép ẩn dụ, so sánh sinh động) 1,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 1. Mở bài: - Yêu cầu: Giới thiệu cảnh định tả + Cánh đồng lúa quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời. Nêu hoàn cảnh quan sát cánh đồng lúa - Các mức điểm: + Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu. + Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa đạt yêu cầu. + Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. 0,5 đ 2. Thân bài: - Yêu cầu: Học sinh miêu tả về cánh đồng lúa quê hương a) Tả bao quát: - Nhìn từ xa, cánh đồng lúa quê hương được hiện lên như thế nào ? 5,0 điểm 1,0 đ Câu 2 (6,0 điểm) - Không gian khá rộng đó được bao bọc bởi luỹ tre làng và dòng sông nhỏ hiền hoà của quê hương - Cánh đồng đang trồng lúa vụ nào? (vụ chiêm hay mùa?) b) Tả chi tiết: - Khi bình minh lên, cánh đồng lúa quê hương dần dần xuất hiện như thế nào ? (miêu tả những nét tiêu biểu) - Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện lên đẹp như thế nào? + Những làn gió thổi nhẹ làm cho những đợt sóng lúa như nối đuôi nhau chạy mãi ra xa. Gió nhẹ rung rinh những chiếc lá như những bàn tay nhỏ đang vẫy chào ánh nắng ban mai + Trên bầu trời mây trôi nhẹ, những chú chim hót líu lo, bay lượn trên cánh đồng + Những cây bóng mát cao lớn, trông xa như những chiếc ô khổng lồ tô thêm vẻ đẹp cho cánh đồng lúa - Đứng trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương, cảm nhận của em như thế nào ? c) Hoạt động của con người: - Miêu tả hình ảnh của bà con nông dân đang lao động trên cánh đồng - Tiếng cười nói vui vẻ của các bác nông dân đi thăm đồng, làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình bay vọt lên cao - - Các mức điểm: + Điểm 5: Bài làm tốt, bố cục rõ ràng. Miêu tả lựa chọn được các hình ảnh tiêu biểu, hợp lí, thể hiện khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế, diễn đạt tốt + Điểm 3 - 4: Miêu tả tốt, bố cục khá hợp lí, diễn đạt đôi chỗ chưa thật tốt. + Điểm 2 - 3: Cơ bản đã biết cách miêu tả, bố cục chưa hợp lí, diễn đạt chưa tốt. + Điểm 1: Không hiểu đề bài, diễn đạt quá yếu. + Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. * Lưu ý: Giữa các mức điểm và trong cùng một mức điểm có thể cho tới điểm lẻ 0,5. 3,0 đ 1,0 đ 3. Kết bài: - Yêu cầu: Nêu ấn tượng, tình cảm, của mình về cánh đồng lúa quê hương - Các mức điểm: + Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu. + Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa đạt yêu cầu. + Điểm 0 : Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. 0,5 đ * Lưu ý: - Đối với Câu 2 phần II: Học sinh có thể có những cách miêu tả khác nhau nhưng các em có kĩ năng viết văn miêu tả sinh động, bộc lộ được những tình cảm chân thành, diễn đạt trong sáng, đảm bảo các ý trên vẫn cho điểm tối đa. Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án. Tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho điểm. - Điểm trừ đối với Câu 2 phần II: Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, dùng từ, chính tả trừ 0,5 điểm, sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm. - Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. - Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn. . PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học: 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách. trong câu văn sau: “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy ” (Trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Tô Hoài) A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ 4. Văn bản. đúng được 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm. - Đáp án: Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C. Truyền thuyết 5 A. Năm 1949 2 B. Hai cụm danh từ 6 B. Đoàn Giỏi 3 A. So sánh 7 A. Tính từ 4 C. Quảng Ninh 8 C. Trình

Ngày đăng: 24/07/2015, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w