SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT GIA LỘC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, hình ảnh bàn tay Tnú gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 2 (3,0 điểm) “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ.” (Frank A.Clark) Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 3 (5,0 điểm) Bàn về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: bài thơ mang dáng dấp thơ cổ. Ý kiến khác lại khẳng định: đây đích thực là một bài thơ mới. Bằng cảm nhận về bài thơ “Tràng giang”, anh/chị hãy bày tỏ ý kiến của mình. _______ Hết _______ Họ và tên thí sinh: – Số báo danh : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 1 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN Câu Ý Nội dung kiến thức cần đạt Điểm Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, hình ảnh bàn tay Tnú gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? 2,0 1 Xây dựng nhân vật Tnú, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh đôi bàn tay. Bàn tay như một chi tiết nghệ thuật thể hiện tính cách, qua bàn tay có thể thấy được cuộc đời, số phận và tính cách nhân vật, tư tưởng của nhà văn. 0,5 - Đó là bàn tay của cuộc đời bình dị, bàn tay yêu thương và dũng cảm: Bàn tay Tnú chặt củi, trồng cây; cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho; khi học hay quên chữ, bàn tay đó dám cầm đá đập vào đầu mình để trừng phạt, bàn tay đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản ở đây này!”. 0,5 - Đó là bàn tay đau đớn, căm thù: Bàn tay bứt đứt chục trái vả mà không hay khi chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị tra tấn; hai bàn tay Tnú đã bị giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu rồi đốt, mười ngón tay anh thành mười ngọn đuốc 0,5 1 - Đó là bàn tay của khí phách Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: bàn tay của Tnú bị lửa thiêu cháy, mỗi ngón tay còn hai đốt ấy vẫn cầm chắc ngọn giáo, cây súng đi tìm giặc để trả thù; bàn tay Tnú đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó. 0,5 “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ.” (Frank A.Clark) Hãy viết một bài nghị luận ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. 3,0 1 Giới thiệu câu nói và khái quát vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống. 0,25 Giải thích ý kiến: 0,75 2 - Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: Khát vọng vươn tới những cái đích lớn của mỗi con người, làm thay đổi cuộc sống theo hướng đi lên, tốt đẹp hơn. - nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ, như dòng sông được tạo từ nhiều con suối… => Ý cả câu: con người luôn có khát khao làm những điều lớn lao, kì vĩ mà lại quên rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé, bình thường. Phân tích, bình luận ý kiến: 1,25 3 - Mơ ước làm điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng, cần thiết của mỗi người, cần được hoan nghênh, khuyến khích.(H/s lí giải lấy dẫn chứng minh họa) - Nhưng phải luôn biết trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị. Bởi: + Cuộc sống con người vốn là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nhân cách con người cũng được tạo nên bởi sự kết hợp mọi bình diện từ nhỏ đến lớn những hành vi, đạo đức, lối sống,… + Ý nghĩa của cuộc sống, hạnh phúc cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.(H/s lấy dẫn chứng minh họa) - Phê phán lối nghĩ, cách sống: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường. - Cần phân biệt sự trân trọng những điều bình dị, nhỏ bé với lối sống ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường. 2 4 Bài học nhận thức và hành động: 0,5 2 - Con người phải luôn có ý thức kiểm soát hành động và nhận thức rằng việc gì nhỏ mấy mà có ích kiên quyết làm… - Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao. 5 Liên hệ bản thân 0,25 Lưu ý: - Thí sinh cần đưa dẫn chứng minh họa. - Bài làm của thí sinh có những ý ngoài đáp án mà hợp lí, thuyết phục vẫn khuyến khích cho điểm song không vượt quá điểm tối đa từng phần. Bàn về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: bài thơ mang dáng dấp thơ cổ. Ý kiến khác lại khẳng định: đây đích thực là một bài thơ mới. Bằng cảm nhận của em về bài thơ “Tràng giang”, anh/chị hãy bày tỏ ý kiến của mình. 5,0 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu các ý kiến. 0,5 2 Giải thích ý kiến: - Bài thơ mang dáng dấp thơ cổ: Bài thơ có màu sắc cổ điển, tức là có những nét gần gũi với thơ Đường, Tống, thơ trung đại Việt Nam (về đề tài, nội dung cảm hứng, phong thái của nhân vật trữ tình, thể thơ, bút pháp ). - Đây đích thực là một bài thơ mới: Bài thơ mang vẻ đẹp hiện đại, bộc lộ tâm trạng của lớp người thời đại, kế thừa những thành tựu hiện đại hóa và đổi mới thơ ca đương thời. 0,5 3 Cảm nhận về bài thơ “Tràng giang” và bình luận hai ý kiến Cảm nhận về bài thơ “Tràng giang” 3,0 a. - Bài thơ mang dáng dấp thơ cổ + Bài thơ gợi cảm hứng từ thiên nhiên. + Bao trùm bài thơ là nỗi buồn về sự nhỏ bé, hữu hạn của con người trước cái mênh mông vô cùng của vũ trụ và nỗi buồn nhớ quê hương trong buổi hoàng hôn. + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn với âm điệu trầm lắng, trang nghiêm, cổ kính; thi liệu cổ, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình - Đây đích thực là một bài thơ mới + Bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang những nét gần gũi, thân thuộc (cành củi khô, cồn đất, bèo dạt, bờ bãi ) + Bài thơ thể hiện tâm trạng của lớp thanh niên thời thơ mới: cái tôi cô đơn, lạc lõng, khát khao sự sống; lòng yêu quê hương, đất nước sâu kín, thiết tha. + Nghệ thuật: Hình ảnh bình dị, đời thường; sáng tạo khi vận dụng tứ thơ cổ; thể thơ thất ngôn trường thiên không hạn định số câu, bút pháp lãng mạn 1,5 1,5 Bình luận hai ý kiến 1,0 3 b. - Hai ý kiến tưởng chừng đối lập mà lại bổ sung nhau, cùng khẳng định những nét độc đáo của bài thơ: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. - Bài thơ có được sự hài hòa đó là do nhà thơ Huy Cận vừa kế thừa thơ ca truyền thống vừa đưa vào thơ hơi thở của thời đại. 0,75 0,25 Lưu ý: Bài làm của thí sinh có những ý ngoài đáp án mà hợp lí, thuyết phục vẫn khuyến khích cho điểm song vượt quá điểm tối đa từng phần. _______Hết_______ . SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT GIA LỘC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 20 13- 2014 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm). thi không giải thích gì thêm 1 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III NĂM HỌC 20 13- 2014 MÔN: NGỮ VĂN Câu Ý Nội dung kiến thức cần đạt Điểm Trong truyện ngắn “Rừng. “Tràng giang”, anh/chị hãy bày tỏ ý kiến của mình. _______ Hết _______ Họ và tên thí sinh: – Số báo danh : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 1 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI