SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đề thi có 04 trang) KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 01 đến câu 09): Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có… (Trích Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi, Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, trang 66,67) 01. Tác phẩm trên được viết sau thắng lợi chống quân xâm lược nào? A. Quân Minh B. Quân Tống C. Quân Thanh D. Quân Mông - Nguyên 02. Nước ta lấy quốc hiệu Đại Việt từ đời vua nào? A. Lý Nhân Tông B. Lý Thần Tông C. Lý Thánh Tông D. Lý Anh Tông 03. Đoạn trích Nước Đại Việt ta trích từ tác phẩm nào? A. Hịch tướng sĩ B. Bình Ngô đại cáo C. Phú sông Bạch Đằng D. Bàn luận về phép học 04. Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt? A. Xem xét B. Tiêu vong C. Nhân nghĩa D. Độc lập 05. Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc? A. Văn hiến, địa lí, phong tục, lịch sử, hào kiệt. B. Hào kiệt, văn hiến, địa lí, phong tục, lịch sử. C. Phong tục, văn hiến, địa lí, lịch sử, hào kiệt. D. Địa lí, nền văn hiến, hào kiệt, phong tục, lịch sử. 06. Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta? A. Nam quốc sơn hà B. Thuật hoài C. Tụng giá hoàn kinh sư D. Hịch tướng sĩ 07. Câu nào sau đây giải thích chính xác nhất nghĩa của từ hào kiệt? A. Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước. B. Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn. C. Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường. D. Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác. 08. Chữ văn hiến trong văn bản trên được hiểu là gì? Trang 1/4 - Mã đề thi: 173 ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ THI: 173 A. Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp. B. Truyền thống lịch sử vẻ vang. C. Những tác phẩm văn chương. D. Những người tài giỏi. 09. Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? A. Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả II. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 10 đến câu 13): Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, trang 49) 10. Em hãy cho biết tác giả của đoạn trích trên là ai? A. Lý Công Uẩn B. Lý Anh Tông C. Lý Nhân Tông D. Lý Thánh Tông 11. Thành Đại La được xem là? A. Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. B. Kinh đô bậc nhất đế vương. C. Kinh đô muôn đời. D. Kinh đô cổ. 12. Năm kinh đô nước ta được dời từ Hoa Lư về thành Đại La là năm nào? A. Năm 1010 B. Năm 1075 C. Năm 1054 D. Năm 1077 13. Thành Đại La hiện nay thuộc thành phố nào của nước ta? A. Huế B. Hà Nội C. Thành phố Hồ Chí Minh D. Hội An III. Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 14 đến câu 17): Mỗi năm có hơn 400 000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp tại miền Bắc nước Mĩ, nếu không phải chôn loại rác thải này thì sẽ có thêm bao nhiêu đất đai để canh tác. Ở Mê-hi-cô, người ta đã xác nhận một trong những nguyên nhân làm cho cá ở các hồ nước chết nhiều là do rác thải ni lông và nhựa ném xuống hồ quá nhiều. Tại vườn thú quốc gia ở Ấn Độ, 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 100 000 chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông… (Theo Pla-xtic, Điều kì diệu hay mối đe dọa, Hội lịch sử tự nhiên Ấn Độ, 1999) 14. Trước thực trạng đáng báo động của rác thải túi ni lông, con người không nên thực hiện hành động nào trong các hành động sau? A. Thay túi ni lông bằng túi làm từ các chất liệu khác. B. Thường xuyên sử dụng túi ni lông vì sự thuận tiện của nó. C. Chỉ sử dụng túi ni lông khi thật cần thiết. D. Thu gom rác thải túi ni lông để xử lí theo quy trình khoa học. 15. Văn bản nào sau đây có nội dung liên quan tới đoạn trích trên? A. Ôn dịch, thuốc lá B. Bài toán dân số C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ D. Thông tin về ngày trái đất 16. Ý nghĩa của việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường? A. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản. B. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng. C. Ngăn chặn sự cạn kiệt tài nguyên. D. Ngăn chặn sự suy giảm tầng ôdôn. 17. Nội dung chủ yếu của đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? Trang 2/4 - Mã đề thi: 173 A. Hậu quả của rác thải túi ni lông. B. Ô nhiễm không khí và hậu quả của nó. C. Biến đổi khí hậu và tác động của nó tới đời sống con người. D. Sự suy giảm của các loại tài nguyên thiên nhiên. IV. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 18 đến câu 20): Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ bị biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa… Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. (Trích Thuế máu, Nguyễn Ái Quốc, Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục, 2013, trang 49) 18. Cuộc chiến tranh vui tươi mà Nguyễn Ái Quốc nói tới trong đoạn trích là cuộc chiến tranh nào? Thời gian diễn ra cuộc chiến tranh đó? A. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). B. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). C. Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898). D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). 19. Năm 1884, nước ta rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp, từ một nước phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một nước như thế nào? A. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến. B. Thuộc địa nửa phong kiến. C. Thuộc địa. D. Phong kiến, nửa thuộc địa. 20. Thuế máu là trích đoạn trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc? A. Người cùng khổ. B. Cương lĩnh Chính trị. C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Đường Kách mệnh. V. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 21 đến câu 25): Huống chi, ta cùng các người sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn thấy sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khỉnh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau. (Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, trang 57) 21. Trong chương trình Ngữ văn 8, tác phẩm nào sau đây thể hiện ý nghĩa tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm? A. Tức cảnh Pác Pó B. Trong lòng mẹ C. Thuế máu D. Chiếc lá cuối cùng 22. Đọc đoạn trích trên, gợi cho em liên tưởng đến quyền gì trong các quyền sau của công dân theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Quyền bất khả xâm phạm thân thể. B. Quyền bình đẳng. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo và quyền tự do ngôn luận. 23. Sứ giặc được nhắc tới ở đoạn trích trên là quân giặc ngoại xâm nào? A. Quân Minh B. Quân Thanh C. Quân Tống D. Quân Mông - Nguyên 24. Hãy cho biết đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào và của tác giả nào? A. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt. B. Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu. Trang 3/4 - Mã đề thi: 173 C. Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi. D. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn. 25. Tác giả của đoạn trích trên là một trong những vị tướng lừng danh của thế giới, hãy cho biết tên tuổi của ông gắn với chiến thắng lịch sử nào của dân tộc? A. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng (981). B. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng (1288). C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt (1075). D. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng (938). VI. Quan sát sơ đồ sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 26 đến câu 30): Ghi chú: 1 hải lí = 1852m Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam (Trích Địa lí 8 - trang 91,92 - NXB Giáo dục - năm 2014) 26. Vùng biển nước ta bao gồm mấy bộ phận? A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 27. Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí. Vậy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận nào của vùng biển nước ta? A. Vùng tiếp giáp lãnh hải. B. Nội thủy. C. Lãnh hải. D. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 28. Lãnh hải của nước ta có chiều rộng là: A. 22,224 km. B. 200 hải lí. C. 1852 m. D. 12 km. 29. Hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam là? A. Lý Sơn và Cồn Cỏ. B. Phú Quốc và Côn Đảo. C. Hoàng Sa và Trường Sa. D. Bạch Long Vĩ và Cô Tô. 30. Tỉnh nào trong số những tỉnh sau không giáp biển? A. Hà Giang B. Quảng Ninh C. Khánh Hòa D. Bà Rịa - Vũng Tàu Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:…………………………………………………; Số báo danh:…………………. Đáp án 01. A 09. B 17. A 25. B 02. C 10. A 18. D 26. B Trang 4/4 - Mã đề thi: 173 03. B 11. A 19. B 27. D 04. A 12. A 20. C 28. A 05. A 13. B 21. C 29. C 06. A 14. B 22. D 30. A 07. C 15. D 23. D 08. A 16. B 24. D Trang 5/4 - Mã đề thi: 173 . GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đề thi có 04 trang) KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 201 4- 2015 ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN THI TRẮC NGHIỆM. thế giới thứ hai (1939 - 1945). B. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). C. Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 189 8). D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 19 18) . 19. Năm 188 4, nước ta rơi vào ách. câu 26 đến câu 30): Ghi chú: 1 hải lí = 185 2m Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam (Trích Địa lí 8 - trang 91,92 - NXB Giáo dục - năm 2014) 26. Vùng biển nước ta bao gồm mấy