1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi thử THPT quốc gia môn địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT chuyên lý tự trọng, cần thơ

4 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 136,86 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 LẦN 3 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Câu I (2,0 điểm) 1. Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam. 2. Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Câu II (3,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các cảng biển và cửa khẩu quốc tế của Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, xếp các cảng biển và cửa khẩu vào các tỉnh, thành phố tương ứng. 2. Tại sao phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? Hãy chứng minh công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm. Câu III (2,0 điểm) 1. Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam. 2. Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA. Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng diện tích Lúa đông xuân 2009 7437,2 3060,9 52,4 2011 7655,4 3096,8 55,4 2012 7761,2 3124,3 56,4 2013 7899,4 3140,7 55,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2009 - 2013. 2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn trên. Hết - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam) khi làm bài thi. - Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM THI Câu Đáp án Điểm Câu I (2,0đ) 1. Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam. - Lãnh thổ nước ta kéo dài qua nhiều vĩ độ khoảng 15 0 vĩ tuyến. (Sự gia tăng lượng bức xạ Mặt trời cùng với sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa đông bắc về phía nam là nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu mà ranh giới là dãy Bạch Mã). - Tác động của gió mùa đông bắc và các khối khí - Ảnh hưởng của bức chắn địa hình. 0,75 0,25 0,25 0,25 2. Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. * Tích cực - Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. * Hạn chế: Nảy sinh ra một số hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội 1,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu II (3,0đ) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các cảng biển và cửa khẩu quốc tế của Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, xếp các cảng biển và cửa khẩu vào các tỉnh, thành phố tương ứng. - Các Cảng Biển: Cửa Lò (Nghệ An); Vũng Áng (Hà Tĩnh); Nhật Lệ (Quảng Bình); Thuận An (Thừa Thiên - Huế); Chân Mây (Thừa Thiên - Huế). - Các Cửa Khẩu: Na Mèo (Thanh Hóa); Nậm Cắn (Nghệ An); Cầu Treo (Hà Tĩnh); Cha Lo (Quảng Bình); Lao Bảo (Quảng Trị). 1,0 0,5 0,5 2. Tại sao phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? Hãy chứng minh công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm. * Phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì: 2,0 1,0 - Khai thác và phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh trong và ngoài nước. - Đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao - Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác => Từ đó góp phần cho đất nước phát triển nhanh và bền vững * Công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm vì: - Thế mạnh lâu dài: tiềm năng thủy điện và nguồn nhiên liệu (than, dầu, khí ) có trữ lượng lớn. Ngoài ra còn nguồn năng lượng khác: gió, Mặt trời - Hiệu quả kinh tế cao: Sản lượng điện tăng nhanh phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống xã hội. - Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác cả về quy mô, cơ cấu, kỹ thuật- công nghệ và chất lượng sản phẩm. 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,5 0,25 0,25 Câu III (2,0đ) 1. Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam. - Nguồn lợi sinh vật biển: Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài; nhiều loài có giá trị kinh tế cao. - Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: Dọc bờ biển có nhiều nơi có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối và có nhiều sa khoáng có giá trị xuất khẩu (ôxit titan, cát trắng). Vùng thềm lục địa có dầu, khí - Vùng biển nước ta có nhiều vũng, vịnh, cửa sông điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng biển. - Có đường bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi phát triển du lịch biển – đảo. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2. Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển? * Đối với kinh tế. - Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. - Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện để phát triển kinh tế biển * Đối với an ninh. - Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền - Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển, thềm lục địa quanh đảo và quần đảo. 1,0 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu IV. (3,0đ) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2009 - 2013. - Biểu đồ thích hợp nhất biểu đồ cột chồng kết hợp với đường Yêu cầu: - Vẽ chính xác - Đảm bảo khoảng cách năm - Có chú giải rõ ràng và tên biểu đồ 1,5 2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn trên. * Nhận xét. - Diện tích lúa cả năm và diện tích lúa đông xuân tăng liên tục qua các năm + Diện tích lúa cả năm tăng 462,2 nghìn ha (tăng 1,06 lần) + Diện tích lúa đông xuân tăng 79,8 nghìn ha (tăng 1,02lần) - Năng suất lúa cả năm liên tục tăng từ năm 2009 đến năm 2012 tăng 4,0 tạ/ ha. Năm 2012 đến năm 2013 năng suất lúa giảm nhẹ. * Giải thích - Diện tích lúa cả năm tăng do đẩy mạnh khai hoang mở rộng thêm diện tích đất canh tác… - Năng suất lúa cả năm tăng do thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… 0,75 0,75 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 LẦN 3 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Câu I (2,0 điểm) 1 Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam) khi làm bài thi. - Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA. SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA. Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng diện tích Lúa đông xuân 2009 7 437 ,2 30 60,9 52,4 2011 7655,4 30 96,8 55,4 2012 7761,2 31 24 ,3 56,4 20 13 7899,4 31 40,7 55,8 (Nguồn:

Ngày đăng: 24/07/2015, 04:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w