ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI. MÔN TV LỚP 5

6 2.5K 12
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI. MÔN TV LỚP 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khối 5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: …./ĐKT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2011 - 2012 Môn : Tiếng Việt PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC, ĐỌC- HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU. A. Đọc thành tiếng : - GV Cho HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1đến tuần 9 trong SGK Tiếng Việt 5, Tập 1 : - Học sinh trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Đọc thầm và làm bài tập : (Thời gian làm bài 30 phút) NGƯỜI TÙ BINH DA ĐEN Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đốm lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam anh đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới : - Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không ? Có sợ không ? Người linh da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi : - Anh có con chưa ? - Có rồi, hai con gái. - Chúng lớn chứ ? Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu : - Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn. Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi : - Sao tóc anh đã hoa râm như thế còn đi lính cho Pháp ? Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắt ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma- rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng … Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình . Theo Nguyễn Đình Thi Khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất: 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tù binh ” ? a. Là người đứng đầu bộ lạc . b. Là người bị tố cáo phạm tội và bị đưa ra xét xử trước tòa . c. Là người của phía bên kia bị bắt giam trong thời kì chiến tranh . 2. Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì ? a. Gia đình . b. Lí do đi lính cho Pháp, tâm trạng khi bị bắt, con cái . c. Cuộc sống trong những ngày đi lính Pháp . 3. Người tù binh da đen đi lính cho Pháp vì: a. Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam . b. Bị Pháp bắt đi lính. c. Kiếm tiền nuôi gia đình. 4. Thứ tự nào tả diễn biến tâm trạng của người tù binh da đen trong câu chuyện ? a. Bâng khuâng, sợ hãi, khóc. b. Bâng khuâng, rụt rè, bình thản, khóc. c. Bâng khuâng, rụt rè, sợ hãi, mạnh dạn dần, khóc. 5. Vì sao khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ ? a. Sợ các chiến sĩ Việt Nam . b. Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình . c. Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam. 6. Từ trái nghĩa với chiến tranh là : a. Xung đột b. Hòa bình c. Bình thản . 7. Tìm từ thích hợp nhất thay thế cho từ xa xôi trong câu : “Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập .” a. Xa lánh. b. Xa xưa . c. Xa xỉ. 8. Từ “ cầm ” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ? a. Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận . b. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ . c. Nếu chị đi buôn chuyến này thì cầm chắc lãi to . 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? a. Xôn xao, âm u, bâng khuâng, rụt rè . b. Xôn xao, âm u, bâng khuâng, cây cao. c. Xôn xao, bâng khuâng, rụt rè, bị bắt 10. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ câu văn: Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT A. Chính tả : (Thời gian viết bài : 15 phút) CÁNH DIỀU TUỔI THƠ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên bãi ngân hà. Tạ Duy Anh b. Tập làm văn : (Thời gian làm bài 35 phút) Đề bài : Hãy tả một cảnh đẹp mà em yêu thích . ĐÁP ÁN- ĐÁNH GIÁ PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC, ĐỌC- HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU. (10 điểm) A. Đọc thành tiếng :(5 điểm) - GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS . Cụ thể : + Đọc đúng tiếng, đúng từ : (1 điểm) (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : (1 điểm) (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : (1 điểm) (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) + Tốc độ đọc đạt yêu cầu : (1 điểm) (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) + Trả lời đúng ý câu hỏi : (1 điểm) (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) B. Đọc thầm và làm bài tập : (5 điểm) 1. c (0,5 điểm) ; 6. b. (0,5 điểm) 2. b (0,5 điểm) ; 7. b. (0,5 điểm) 3. b (0,5 điểm) ; 8. b. (0,5 điểm) 4. c (0,5 điểm) ; 9. a (0,5 điểm) 5. c (0,5 điểm) ; 10. (0,5 điểm) HS gạch như sau: Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) A. Chính tả : (5 điểm) - Bài không mắc lỗi CT, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (5đ) - Lỗi chính tả trong bài viết sai (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), sai 3 lỗi trừ 1 điểm. Riêng HS dân tộc nếu các tiếng giống nhau đều sai dấu thanh thì chỉ trừ một lần điểm cho lỗi đó. - Sai 3 lỗi thông thường trừ 1 điểm Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài B. Tập làm văn : (5 điểm) - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm: + Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. Đăk Ha, ngày 09 tháng 10 năm 2011 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Nguyễn Ngọc Lượng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Thứ ………ngày…… tháng 10 năm 2011 Họ và tên:……………………………………… Lớp: 5… KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2011 - 2012 Môn : Tiếng Việt ( Đọc, đọc – hiểu, luyện từ và câu) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA THẦY (CÔ) GIÁO A. Đọc thầm: NGƯỜI TÙ BINH DA ĐEN Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đốm lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam anh đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới : - Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không ? Có sợ không ? Người linh da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi : - Anh có con chưa ? - Có rồi, hai con gái. - Chúng lớn chứ ? Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu : - Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn. Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi : - Sao tóc anh đã hoa râm như thế còn đi lính cho Pháp ? Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắt ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma- rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng … Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình . Theo Nguyễn Đình Thi B. Khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất: 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tù binh ” ? a. Là người đứng đầu bộ lạc . b. Là người bị tố cáo phạm tội và bị đưa ra xét xử trước tòa . c. Là người của phía bên kia bị bắt giam trong thời kì chiến tranh . 2. Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì ? a. Gia đình . b. Lí do đi lính cho Pháp, tâm trạng khi bị bắt, con cái . c. Cuộc sống trong những ngày đi lính Pháp . 3. Người tù binh da đen đi lính cho Pháp vì: a. Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam . b. Bị Pháp bắt đi lính. c. Kiếm tiền nuôi gia đình. 4. Thứ tự nào tả diễn biến tâm trạng của người tù binh da đen trong câu chuyện ? a. Bâng khuâng, sợ hãi, khóc. b. Bâng khuâng, rụt rè, bình thản, khóc. c. Bâng khuâng, rụt rè, sợ hãi, mạnh dạn dần, khóc. 5. Vì sao khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ ? a. Sợ các chiến sĩ Việt Nam . b. Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình . c. Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam. 6. Từ trái nghĩa với chiến tranh là : a. Xung đột b. Hòa bình c. Bình thản . 7. Tìm từ thích hợp nhất thay thế cho từ xa xôi trong câu : “Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập .” a. Xa lánh. b. Xa xưa . c. Xa xỉ. 8. Từ “ cầm ” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ? a. Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận . b. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ . c. Nếu chị đi buôn chuyến này thì cầm chắc lãi to . 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? a. Xôn xao, âm u, bâng khuâng, rụt rè . b. Xôn xao, âm u, bâng khuâng, cây cao. c. Xôn xao, bâng khuâng, rụt rè, bị bắt. 10. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ câu văn: Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. . điểm) 4. c (0 ,5 điểm) ; 9. a (0 ,5 điểm) 5. c (0 ,5 điểm) ; 10. (0 ,5 điểm) HS gạch như sau: Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) A. Chính tả : (5 điểm) -. 0 ,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) B. Đọc thầm và làm bài tập : (5 điểm) 1. c (0 ,5 điểm) ; 6. b. (0 ,5 điểm) 2. b (0 ,5 điểm) ; 7. b. (0 ,5 điểm) 3. b (0 ,5 điểm) ; 8. b. (0 ,5. HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khối 5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: …./ĐKT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2011 - 2012 Môn : Tiếng Việt PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC, ĐỌC- HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU.

Ngày đăng: 24/07/2015, 01:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan