Chị thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm”?. 0,5 điểm Dấu phẩy trong c
Trang 1Trường Tiểu học An Quang
Họ và tên:
Lớp : 5
Thứ ngày tháng năm 2011 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2010 – 2011) MÔN: Tiếng Việt - LỚP 5
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
I PHẦN ĐỌC : (10đ)
1/ĐỌC THÀNH TIẾNG (5đ).
Học sinh đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi một trong các bài sau
2/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5đ).
Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” (TV5 – Tập 2 – Trang 126)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1 (1 điểm) Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
A Chị vừa mừng vừa lo, chị nhờ anh Ba chỉ cho cách rải truyền đơn
B Chị thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn
C Cả hai ý trên
Câu 2 (0,5 điểm) Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
A Khoảng ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm
B Bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần và khi rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất
C Cả hai ý trên
Câu 3 (0,5 điểm) Vì sao chị Út muốn được thoát li?
A Vì chị thích đi bán cá và đi rải truyền đơn
Trang 2B Vì chị Út muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng
C Cả hai ý trên đều đúng
Câu 4 (0,5 điểm) Câu sau liên kết với câu trước bằng cách nào?
“Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn thấp thỏm Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm”
A Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ
B Liên kết bằng cách lặp từ ngữ
C Liên kết bằng cách dùng từ ngữ nối
Câu 5 (0,5 điểm) Câu:“-Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ
!” thuộc kiểu câu gì?
A Câu hỏi
B Câu cảm
C Câu khiến
Câu 6 (0,5 điểm) Câu nào dưới đây có dấu phẩy đặt đúng vị trí?
A Đêm hôm đó chị ngủ, không yên
B Đêm hôm đó, chị ngủ, không yên
C Đêm hôm đó, chị ngủ không yên
Câu 7 (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn” có tác dụng gì?
A Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
B Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C Ngăn cách các vế trong câu ghép
Câu 8 (1 điểm) Câu nào là câu ghép?
A Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ
B Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất
C Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm
II PHẦN VIẾT: (10đ)
I Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) - Thời gian 25 phút
Bài: Cây gạo ngoài bến sông (TV5 – Tập 2 – trang 168)
Viết đầu bài và đoạn: “Ngoài bãi bồi có …………những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.”
2
Trang 3II Tập làm văn: (5 điểm) - Thời gian 35 phút
Đề bài: Hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho
em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp
Trang 4KIỂM TRA CUỐI KÌ II (2010-2011) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
A PHẦN ĐỌC THẦM (5 điểm)
Câu 4: B (0,5 điểm) Câu 8: B (1 điểm)
B PHẦN VIẾT
1 Chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm đến 1 điểm toàn bài
2 Tập làm văn (5 điểm)
+ Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
- Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu
Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên Bài viết biết sử dụng các từ ngữ sinh động, gợi tả, gợi cảm làm nổi bật được ngoại hình, tính tình, hoạt động của thầy (cô giáo) đã từng dạy dỗ
- Bài viết thể hiện được tình cảm của người viết, những ấn tương khó quên với
thầy (cô giáo) đã từng dạy dỗ
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ
+ Tuỳ mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, cách trình bày có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5
4