1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề kiểm tra Học kỳ II lớp 10 năm 2012 - 2013, THPT Lê Thánh Tông tỉnh Gia Lai_VĂN

4 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 41,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN: NG% VĂN - LỚP 10 (Chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm). Đồng cảm và chia sẻ là nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nếp sống ấy. Câu 2: (7 điểm). Anh/chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn thơ sau đây: " Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.” (Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006) ………………….Hết……………… 1 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1( 3 điểm) 1.Yêu cầu kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc có sức thuyết phục; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu kiến thức: Cần đảm bảo các nội dung sau: Câu 1 Nội dung Điểm * Mở bài: Sự cần thiết của thái độ đồng cảm và ý thức sẻ chia trong xã hội hiện nay. 0,5 * Thân bài: Có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý sau: 1. Giải thích 0,5 - Đồng cảm là có chung mối cảm xúc, sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống. - Chia sẻ là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người. - Đồng cảm và chia sẻ đề là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác. 2. Chứng minh 0,5 - Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người + Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa. + Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn, … + Trên thế giới và ở nước ta có nhiều tổ chức nhân đạo, cứu trợ ra đời giúp đỡ những con người bất hạnh. Đó là chiếc cầu tinh thần kết nối mọi người. Riêng ở nước ta còn có nhiều phong trào gắn liền với tình hình cụ thể ở đất nước (kể tên). 3. Bình luận 1,0 - Tác dụng: + Đồng cảm, chia sẻ giúp con người ta có một điểm tựa, một sự giúp đỡ, động viên khi vấp ngã, thất bại hoặc mắc sai lầm trong cuộc sống đầy phức tạp và biến cố. + Đồng cảm, chia sẻ chính là động lực hướng con người tới những điều tốt đẹp. + Khi đồng cảm, chia sẻ trở thành ý thức và thói quen được phổ biến rộng khắp, nó sẽ trở thành nếp sống đẹp, nó là cơ sở để hình 2 thành các giá trị nhân văn trong cuộc sống của của con người. - Để có thể đồng cảm, chia sẻ với người khác, bản thân cần có: + Sự nhạy cảm để cảm nhận những điều đang tồn tại và có những điều còn đang ẩn kín trong tâm hồn con người. + Lòng nhân hậu, vị tha sẵn sàng giúp đỡ người khác. + Sự hiểu biết để cân nhắc và lựa chọn những gì đáng làm, nên làm cho người khác để sống tốt hơn, cho mình được sống có ý nghĩa hơn. - Phê phán: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận (thái độ thờ ơ, vô cảm, … trong cuộc sống hiện nay). - Đề xuất ý kiến cá nhân: cần tham gia các phong trào nhân đạo của xã hội phù hợp với khả năng của mình, sống gắn bó với mọi người xung quanh. Sống quan tâm và chia sẻ với mọi người. * Kết bài: Ý nghĩa sâu xa của đồng cảm chia sẻ là tạo nên những con người có phẩm chất người cao quý, tạo nên một xã hội đầy tình người. 0,5 Câu 2 ( 7 điểm) 1. Yêu cầu kĩ năng : Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, xác định được yêu cầu của đề bài, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, văn viết lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt , dùng từ, đặt câu, ngôn ngữ trong sáng, giàu biểu cảm. 2. Yêu cầu kiến thức: Cần đảm bảo những nội dung sau: Câu Nội dung Điểm 2 * Mở bài: Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm "Truyện Kiều", đoạn trích “Trao duyên” và tâm trạng Thúy Kiều qua 18 câu đầu trong đoạn trích. 0,75 * Thân bài: có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: - Kiều nhờ cậy Vân: + “Cậy”: có ý nương tựa, gửi gắm, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt, hi vọng tha thiết . + “Chịu”: một sự bắt buộc, nài ép + "Lạy, thưa”: tạo không khí trang trọng, thiêng liêng à Lời lẽ được lựa chọn thật khéo léo, tế nhị mà chính xác 1,25 - Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim, thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ: + “Giữa đường đứt gánh”: tình cảm dang dở. 1,25 3 + “Mặc em”: Mọi việc đành phó thác, phó mặc cho em, dở hay gì cũng chịu. ð Bốn câu thơ đã nói hết tình trông cậy, uỷ thác và cố thuyết phục em của Thúy Kiều - Kiều trao duyên cho em với lời tha thiết, tâm huyết: lấy tình máu mủ để tác động em, dù có chết cũng ngậm cười thanh thản. 1,0 - Kiều trao kỉ vật dùng dằng, nửa trao, nửa níu: Duyên này thì giữ, vật này của chung. Nhịp thơ ngắt đôi, bẻ gãy tâm trạng. Từ “của chung”: tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp. Nàng trao duyên nhưng không trao tình. Kiều rơi vào trạng thái đau đớn, bế tắc. 1,25 *Nghệ thuật: - Ngôn ngữ đối thoại khéo léo, sâu sắc, thấu lí đạt tình - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, phù hợp - Từ ngữ chọn lọc, biểu cảm. 0,75 * Kết bài: - Đoạn trích thể hiện chân thật, sâu sắc diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều khi trao duyên. Tâm trạng đi theo diễn biến tăng dần: từ bình tĩnh, khéo léo, khôn ngoan đến đau xót, mâu thuẫn - Đoạn trích còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều: trân trọng tình yêu, hi sinh quên mình vì hạnh phúc của người thân. 0,75 4 . GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 201 2- 2013 MÔN: NG% VĂN - LỚP 10 (Chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) . ý nghĩa hơn. - Phê phán: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận (thái độ thờ ơ, vô cảm, … trong cuộc sống hiện nay). - Đề xuất ý kiến cá nhân: cần tham gia các phong. điểm) 1. Yêu cầu kĩ năng : Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, xác định được yêu cầu của đề bài, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, văn viết lưu loát, không mắc

Ngày đăng: 24/07/2015, 00:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w