1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề kiểm tra Học kỳ II lớp 10 năm 2012 - 2013, THPT Lê Thánh Tông tỉnh Gia Lai môn sinh

6 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 83 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG MÔN : Sinh học 10 Thời gian làm bài:Trắc nghiệm 20’, Tự luận 25’ ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 201 Họ và tên thí sinh: SBD: Lớp: A. TRẮC NGHIỆM: ( Chung cho tất cả các thí sinh) (5đ-20 phút) Câu 1: Nguyên phân chính là hình thức sinh sản của loại sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn B. Động vật đa bào C. Thực vật đa bào D. Virut Câu 2: Diễn biến nào sau đây đúng trong quá trình nguyên phân? A. Tế bào chất phân chia trước rồi đến nhân phân chia B. Nhân phân chia trước rồi tới tế bào chất phân chia C. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không Câu 3: Hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân là: A. Màng nhân mờ dần rồi tiêu biến đi B. Các NST bắt đầu co xoắn lại C. Thoi phân bào bắt đầu xuất hiện D. Cả a, b, c đều đúng Câu 4: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn dinh dưỡng là chất vô cơ và nguồn các bon là CO2, được gọi là: A. Quang dị dưỡng B. Hóa dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hóa tự dưỡng Câu 5: Tự dưỡng là: A. Tự tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ B. Tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ C. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác D. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác Câu 6: Giống nhau giữa hô hấp và lên men là: A. Là sự phân giải chất hữu cơ B. Xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi C. Xảy ra trong môi trường có ít ôxi D. Xảy ra trong môi trường không có ôxi Câu 7: Biểu hiện của vi sinh vật trong pha tiềm phát là: A. Sinh trưởng mạnh B. Sinh trưởng yếu C. Bắt đầu sinh trưởng D. Thích nghi dần với môi trường nuôi cấy Câu 8: Biểu hiện của vi sinh vật trong pha cân bằng động là: A. Số sinh ra nhiều hơn số chết đi B. Số chết đi nhiều hơn số sinh ra C. Số sinh ra bằng số chết đi D. Chỉ có chết mà không có sinh ra Câu 9:Biểu hiện của vi sinh vật trong pha suy vong là: A. Số sinh ra cân bằng với số chết đi B. Số sinh ra ít hơn số chết đi C. Số sinh ra nhiều hơn số chết đi D. Chỉ có sinh ra mà không có chết đi Câu 10: Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha lũy thừa luôn kéo dài? A. Vì có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới B. Cả a. c đúng C. Loại bỏ những chất độc thải ra môi trường D. Tất cả a, b, c đều sai Câu 11: Điều sau đây đúng khi nói về virut là: A. Là dạng sống đơn giản nhất B. Dạng sống không có cấu tạo tế bào C. Chỉ có hai thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic D. Cả a, b, c đều đúng Câu 12: Đặc điểm sinh sản của virut là: A. Sinh sản bằng cách nhân đôi B. Sinh sản tiếp hợp C. Sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ D. Sinh sản hữu tính Câu 13: Virut được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây ? A. Giai đoạn tổng hợp B. Giai đoạn phóng thích C. Giai đoạn lắp ráp D. Giai đoạn xâm nhập Câu 14: Sinh tan là quá trình : A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ B. Virut sinh sản trong tế bào chủ C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ Câu 15: Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây ? A. Virut bám trên bề mặt của tế bào chủ B. Axit nuclêic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ Câu 16: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây ? A. Giai đoạn hấp phụ B. Giai đoạn xâm nhập C. Giai đoạn tổng hợp D. Giai đoạn phóng thích Câu 17: Bệnh truyền nhiễm là bệnh : A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác B. Do vi khuẩn và virut gây ra C. Do vi nấm và động vật nguyên sinh gây ra D. Cả a, b, c đều đúng Câu 18: Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh được gọi là : A. Kháng thể B. Miễn dịch C. Kháng nguyên D. Đề kháng Câu 19: Người ta phân chia miễn dịch đặc hiệu làm mấy loại ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 20: Hình thức sống của virut là: A. Là dạng kí sinh không bắt buộc B. Sống hoại sinh C. Sống cộng sinh D. Sống ký sinh bắt buộc B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5đ- 25 phút) I. PHẦN CHUNG. (3điểm) Câu 1. (2 điểm) Nêu diễn biến các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut trong tế bào vật chủ. Câu 2: (1 điểm) Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh ? II. PHẦN RIÊNG.(2 điểm ) Học sinh học chương trình nào thì làm đề của chương trình đó Chương trình nâng cao: Câu 3: ( 2 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân liên tiếp 8 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 20.400 nhiễm sắc thể đơn. Hãy xác định: A. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài B. Số Crômatit có trong các tế bào con ở kỳ giữa của lần nguyên phân cuối cùng. C. Số NST ở kì sau có trong các tế bào con ở lần nguyên phân cuối cùng. D. Số tâm động trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân thứ 7. Chương trình cơ bản: Câu 3: ( 2 điểm) Một tế bào sinh dưỡng ở người (2n = 46) thực hiện nguyên phân 3 lần liên tiếp. Hãy cho biết : A. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình trên. B. Số tế bào con sinh ra . C. Số tâm động trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân thứ 3. D. Số crômatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG MÔN : Sinh học 10 Thời gian làm bài:Trắc nghiệm 20’, Tự luận 25’ ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 202 Họ và tên thí sinh: SBD: Lớp: A. TRẮC NGHIỆM: ( Chung cho tất cả các thí sinh) (5đ-20 phút) Câu 1: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng : A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp B. Thời gian kì trung gian C. Thời gian của quá trình nguyên phân D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân Câu 2: Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của : A. Kì cuối B. Kỳ đầu C. Kỳ giữa D. Kỳ trung gian Câu 3: Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở : A. Kỳ đầu B. Kỳ sau C. Kỳ giữa D. Kỳ cuối Câu 4: Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử, được gọi là : A. Lên men B. Hô hấp hiếu khí C. Hô hấp D. Hô hấp kị khí Câu 5: Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử, không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là : A. Hô hấp hiếu khí B. Đồng hoá C. Hô hấp kị khí D. Lên men Câu 6: Tự dưỡng là : A. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ B. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ C. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác D. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác Câu 7: Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là : A. Sự tăng các thành phần của tế bào vi sinh vật B. Cả a, c đúng C. Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật D. Cả a,b,c đều sai Câu 8: Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là : A. Thời gian một thế hệ B. Thời gian sinh trưởng C. Thời gian sinh trưởng và phát triển D. Thời gian tiềm phát Câu 9: Trong môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 10: Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là : A. Pha tiềm phát B. Pha cân bằng động C. Pha luỹ thừa D. Pha suy vong Câu 11: Cấu tạo nào sau đây đúng với virut? A. Tế bào có màng, tế bào chất, chưa có nhân B. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân sơ C. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn D. Có các vỏ capxit chứa bộ gen bên trong Câu 12: Điều sau đây đúng khi nói về virút là : A. Là dạng sống đơn giản nhất B. Dạng sống không có cấu tạo tế bào C. Chỉ cấu tạo từ hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nuclêic D. Cả a, b, c đều đúng Câu 13: Hình thức sống của virut là : A. Sống kí sinh không bắt buộc B. Sống hoại sinh C. Sống cộng sinh D. Sống kí sinh bắt buộc Câu 14: Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ ? A. Giai đoạn xâm nhập B. Giai đoạn sinh tổng hợp C. Giai đoạn hấp phụ D. Giai đoạn phóng thích Câu 15: Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây ? A. Virut bám trên bề mặt của tế bào chủ B. Axit nuclêic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ Câu 16: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây ? A. Giai đoạn hấp phụ B. Giai đoạn xâm nhập C. Giai đoạn tổng hợp D. Giai đoạn phóng thích Câu 17: Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình xâm nhập vào tế bào chủ của virut là: A. Lắp axit nuclêic vào prôtêin để tạo virut B. Tổng hợp axit nuclêic cho virut C. Tổng hợp prôtêin cho virut D. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ Câu 18: Điều đúng khi nói về miễn dịch không đặc hiệu là : A. Là loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh B. Xuất hiện sau khi bệnh và tự khỏi C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể D. Cả a, b,c đều đúng Câu 19: Bệnh truyền nhiễm là bệnh : A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác B. Do vi khuẩn và virut gây ra C. Do vi nấm và động vật nguyên sinh gây ra D. Cả a, b, c đều đúng Câu 20: Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh được gọi là : A. Kháng thể B. Miễn dịch C. Kháng nguyên D.Đề kháng B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5đ- 25 phút) I. PHẦN CHUNG. (3 điểm ) Câu 1. (2 điểm) Nêu diễn biến các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virut trong tế bào vật chủ. Câu 2: (1 điểm) Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh ? II. PHẦN RIÊNG.(2 điểm) Học sinh học chương trình nào thì làm đề của chương trình đó • Chương trình nâng cao: Câu 3: ( 2 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân liên tiếp 8 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 20.400 nhiễm sắc thể đơn. Hãy xác định: A. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài B. Số Crômatit có trong các tế bào con ở kỳ giữa của lần nguyên phân cuối cùng. C. Số NST ở kì sau có trong các tế bào con ở lần nguyên phân cuối cùng. D. Số tâm động trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân thứ 7. • Chương trình cơ bản: Câu 3: ( 2 điểm) Một tế bào sinh dưỡng ở người (2n = 46) thực hiện nguyên phân 3 lần liên tiếp. Hãy cho biết : A. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình trên. B. Số tế bào con sinh ra . C. Số tâm động trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân thứ 3. D. Số crômatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG MÔN : Sinh học 10 Thời gian làm bài:Trắc nghiệm 20’, Tự luận 25’ A. TRẮC NGHIỆM: ( Phần chung cho tất cả các thí sinh) (5 điểm-20 phút) MÃ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 201 A B D D B A D C B B D C B C B C D B A D 202 A D A B D B B A B A D D D C B C A A D B B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm- 25 phút) I. PHẦN CHUNG ( 3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Nêu diễn biến các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virut trong tế bào vật chủ. Nội dung Điểm 1. Hấp thụ Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ. 2. Xâm nhập Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của phagơ chui vào trong tế bào chủ. 3. Sinh tổng hợp Bộ gen của Phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình. 4. Lắp ráp Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới. 5. Phóng thích Các Phagơ mới được tạo thành phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Câu 2: (1 điểm) Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh ? Nhờ cơ thể có hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu: Các yếu tố tự nhiên của cơ thể, kháng thể, các tế bào limphô T độc Chỉ khi nào khi nào hệ thống miễn dịch bị suy giảm ( bị thương, bị ốm hoặc thay đổi môi trường bên trong cơ thể) cơ thể mới bị bệnh 0.5 0.5 II. PHẦN RIÊNG ( 2 điểm) • Chương trình nâng cao: Câu 3: ( 2 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân liên tiếp 8 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 20.400 nhiễm sắc thể đơn. Hãy xác định: A. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài B. Số Crômatit có trong các tế bào con ở kỳ giữa của lần nguyên phân cuối cùng. C. Số NST ở kì sau có trong các tế bào con ở lần nguyên phân cuối cùng. D. Số tâm động trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân thứ 7. Câu Điểm A. 2n = 20400: (256-1) = 80 NST 0,5 B. 80. 2. 128 = 20480 0,5 C. 80. 2. 128 = 20480 0,5 D. 80. 2. 64 = 10240 0,5 • Chương trình cơ bản: Câu 3: ( 2 điểm) Một tế bào sinh dưỡng ở người (2n = 46) thực hiện nguyên phân 3 lần liên tiếp. Hãy cho biết : A. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình trên. B. Số tế bào con sinh ra . C. Số tâm động trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân thứ 3. D. Số crômatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3 Câu Điểm A. 46. ( 8- 1) = 322 0,5 B. 8 0,5 C. 46. 2. 4 = 368 0,5 D. 46. 2. 4 = 368 0,5 . TẠO GIA LAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 201 2- 2013 TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG MÔN : Sinh học 10 Thời gian làm bài:Trắc nghiệm 20’, Tự luận 25’ ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 201 Họ và tên thí sinh: . GIA LAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 201 2- 2013 TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG MÔN : Sinh học 10 Thời gian làm bài:Trắc nghiệm 20’, Tự luận 25’ ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 202 Họ và tên thí sinh: . lần nguyên phân thứ 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 201 2- 2013 TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG MÔN : Sinh học 10 Thời gian làm bài:Trắc nghiệm 20’, Tự luận 25’

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w